Aa

16.700 doanh nghiệp xây dựng thành lập mới trong năm 2018

Thứ Bảy, 05/01/2019 - 06:01

Năm 2018, cả nước có gần 131.300 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký đạt trên 1.478 nghìn tỷ đồng, tăng 3,5% về số doanh nghiệp và tăng 14,1% về số vốn đăng ký so với năm 2017.

16,7 nghìn doanh nghiệp thành lập mới (chiếm 12,7%), tăng 4,4%.

Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới đạt 11,3 tỷ đồng, tăng 10,2% so với cùng kỳ 2017.

16.700 doanh nghiệp xây dựng thành lập trong năm 2018

Báo cáo của Bộ Kế hoạch & Đầu tư cho hay, năm 2018, cả nước có gần 131.300 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là trên 1.478 nghìn tỷ đồng, tăng 3,5% về số doanh nghiệp và tăng 14,1% về số vốn đăng ký so với năm 2017. Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới đạt 11,3 tỷ đồng, tăng 10,2%.

Nếu tính cả 2.408,8 nghìn tỷ đồng vốn đăng ký tăng thêm của các doanh nghiệp thay đổi tăng vốn thì tổng số vốn đăng ký bổ sung thêm vào nền kinh tế trong năm 2018 là 3.886,9 nghìn tỷ đồng.

Bên cạnh đó, còn có 34.010 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 28,6% so với năm trước, nâng tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong năm 2018 lên gần 165,3 nghìn doanh nghiệp.

Số doanh nghiệp thành lập mới trong năm 2018 phân theo lĩnh vực.

Số doanh nghiệp thành lập mới trong năm 2018 phân theo lĩnh vực hoạt động.

Theo lĩnh vực hoạt động, năm 2018 có 46,4 nghìn doanh nghiệp thành lập mới trong ngành bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy (chiếm 35,3% tổng số doanh nghiệp thành lập mới), tăng 2,1% so với năm trước. Tiếp đến là nhóm ngành xây dựng với 16,7 nghìn doanh nghiệp thành lập mới (chiếm 12,7%), tăng 4,4%.

Nhóm doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo đứng thứ 3 trong danh sách với 16,2 nghìn doanh nghiệp (chiếm 12,3%), tăng 0,1% so với cùng kỳ 2017. Nhóm khoa học, công nghệ, dịch vụ tư vấn, thiết kế, quảng cáo và chuyên môn khác có 10 nghìn doanh nghiệp thành lập mới (chiếm 7,6%), tăng 6,1%;...

Song song với đó, cũng có tới 90.651 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động trong năm 2018, tăng 49,7% so với năm trước. Trong đó, 27.126 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 25,1% và 63.525 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể, tăng 63,4%.

Là lĩnh vực có số lượng thành lập mới nhiều nhất, lĩnh vực bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy cũng có lượng doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động lớn nhất với 10,7 nghìn doanh nghiệp (chiếm 39,4%), tăng 24,1%.

Tiếp đến là nhóm xây dựng với 4 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động (chiếm 14,8%), tăng 26,5%. Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo cũng có tới 3,3 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động (chiếm 12,2%), tăng 18,5%.

Trong năm 2018, một số vùng kinh tế có số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng so với năm trước, cụ thể: Vùng Đồng bằng sông Hồng có 38,9 nghìn doanh nghiệp, tăng 2,1%; Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có 18,8 nghìn doanh nghiệp, tăng 7,2%; Đông Nam Bộ có 55,8 nghìn doanh nghiệp, tăng 4% và Đồng bằng sông Cửu Long có 9,3 nghìn doanh nghiệp, tăng 3,1%.

Các vùng còn lại có số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới giảm so với năm trước, cụ thể: Trung du và miền núi phía Bắc có 5,3 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, giảm 0,5% so với cùng kỳ; Tây Nguyên có 3,2 nghìn doanh nghiệp, giảm 0,5%.

Doanh nghiệp FDI lạc quan về năm 2019

Cũng theo báo cáo, kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong quý IV/2018 cho thấy: Có 44,7% số doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh quý IV năm nay tốt hơn quý trước; 16,9% số doanh nghiệp đánh giá gặp khó khăn và 38,4% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh ổn định.

Nhận định về quý I/2019, có 47,3% số doanh nghiệp đánh giá xu hướng sẽ tốt lên; 14,9% số doanh nghiệp dự báo khó khăn hơn và 37,8% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh sẽ ổn định.

Đáng lưu ý, khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là nhóm lạc quan nhất khi có tới 88,3% số doanh nghiệp dự báo tình hình sản xuất kinh doanh quý I/2019 tốt hơn và giữ ổn định so với quý IV/2018. Tỷ lệ này ở khu vực doanh nghiệp Nhà nước và ngoài Nhà nước lần lượt là 83,2 % và 84%.

Khả năng cạnh tranh cao của hàng hóa trong nước là yếu tố tác động nhiều nhất tới hoạt động sản xuất kinh doanh.

Khả năng cạnh tranh cao của hàng hóa trong nước là yếu tố tác động nhiều nhất tới hoạt động sản xuất kinh doanh.

Trả lời cho câu hỏi rằng yếu tố nào tác động nhiều nhất tới sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp quý IV/2018, có 58,7% số doanh nghiệp cho rằng khả năng cạnh tranh cao của hàng hóa trong nước là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Tiếp đến, có tới 44% số doanh nghiệp cho rằng do nhu cầu thị trường trong nước thấp; 32,9% số doanh nghiệp cho rằng gặp khó khăn về tài chính; 29,8% số doanh nghiệp cho rằng không tuyển được lao động theo yêu cầu.

Bên cạnh đó, 27,7% doanh nghiệp cho rằng lãi suất vay vốn cao và 22,2% số doanh nghiệp cho rằng tính cạnh tranh của hàng nhập khẩu cao là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới kết quả sản xuất kinh doanh trong năm 2018.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top