Aa

3 thành phố của Ấn Độ sẽ được “lột xác” thành các thiên đường bền vững

Chủ Nhật, 18/06/2017 - 22:01

Mới đây, EU vừa đưa ra một cam kết đầu tư 3.5 triệu EUR cho Ấn Độ để giúp 3 thành phố lớn là Nagpur, Kochi và Ahmedabad cắt giảm ô nhiễm và lượng khí CO2 phát thải theo đúng các thoải thuận tại COP 21.

Dự án này là một phần của sự thống nhất giữa các bên tại Hội nghị COP 21 diễn ra tại Paris (hay còn được biết đến với cái tên Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Biến đổi Khí hậu 2015). Dự án nhằm chung tay chống lại biến đổi khí hậu, làm giảm sự phát thải khí nhà kính từ hệ thống giao thông và đảm bảo môi trường sống lành mạnh tại các thành phố trên khắp thế giới. Theo đó, dự án có mục đích sẽ hỗ trợ cho hơn 100 thành phố trên khắp thế giới trước năm 2020.

Tại các thành phố của Ấn Độ, xu hướng nhân khẩu học cùng với chất lượng đời sống của tầng lớp trung lưu được nâng cao đang chỉ ra rằng sẽ có một sự bùng nổ số lượng phương tiện cá nhân, và hệ quả tắc nghẽn, ô nhiễm nặng nề sẽ là tương lai tất yếu nếu không có sự can thiệp.

Giao thông đô thị của Ấn Độ, theo tính toán, “đóng góp” đến 20% lượng khí thải CO2 phát tán ra bên ngoài môi trường. Do đó, số tiền mà EU đầu tư vào sẽ được sử dụng để cải thiện chất lượng các phương tiện giao thông mà có thể cắt giảm khí nhà kính, dự kiến đến trước năm 2050, con số những phương tiện như trên sẽ phải được tăng lên gấp đôi.

Thỏa thuận trị giá 3.5 triệu EUR này được mở rộng như một phần của sáng kiến “Thúc đẩy thành phố của bạn” (MYC), được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu dưới danh nghĩa tổ chức con của nó, Quỹ đầu tư Châu Á (AIF).

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

 Bà Claire Thuaudet, người được ủy quyền Dự án, Đại sứ quán Pháp tại Ấn Độ, cho biết: “Tôi thực sự rất vui mừng khi Ấn Độ là một trong những quốc gia đầu tiên có được được hưởng lợi ích từ sáng kiến MYC. Pháp và Ấn Độ đang cùng nhau thực hiện cam kết để đấu tranh chống lại biến đổi khí hậu và hướng đến thoải thuận COP 21”.

Nội dung chính của dự án tập trung vào:

  • Tập trung vào các kế hoạch biến đổi nhanh bắt buộc tại Nagpur, Kochi và Ahmedabad.
  • Áp dụng các phương pháp đo lường, báo cáo, kiểm tra (MRV) để theo dõi các lợi ích trên nhiều mặt.
  • Đăng kí các lợi ích cấp quốc gia cho cách truy cập đơn giản hơn đối với tài chính khí hậu, đặc biệt là đăng kí với Ban thư ký Liên hợp quốc trong khung Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC).

Những lợi ích được mong đợi từ MYC bao gồm cắt giảm lượng khí thải CO2, giải quyết ùn tắc, nâng cao chất lượng không khí, làm các thành phố trở nên đáng sống hơn, cải thiện khả năng cạnh tranh kinh tế của các thành phố bằng cách nâng cao tính logic và kết nối việc làm, dịch vụ cơ bản, giáo dục…

Như vậy, chúng ta hoàn toàn có thể mong đợi trong một vài năm tới đây, các thành phố của Việt Nam sẽ được “lột xác” và trở thành những thiên đường bền vững nhờ các kế hoạch, quy hoạch được định sẵn khi tham gia COP 21.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top