Aa

30 tháng 4 - Trận chiến của người dân Việt

Thứ Năm, 23/04/2020 - 07:00

Tại sao Việt Nam lại chiến thắng, tại sao Mỹ bại trận? Đó là điều người Mỹ không thể hiểu nổi…

Đầu năm 2003, trong một cuộc hội thảo về Văn học phản kháng của người da màu tại trường Đại học Massachusetts (Mỹ), Giáo sư Nguyễn Bá Chung - Một Việt kiều luôn tâm huyết với văn hóa dân tộc, cùng giáo sư Kevin Bôwen, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu chiến tranh và hậu quả của nó có tên: William Joiner - là một trong những người có công đầu trong việc nối kết nền Văn học Việt Nam tới nhân dân Mỹ vào những năm 1980- 1990, kể với chúng tôi: Vào những năm 1980, khi cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ McNamara có buổi nói chuyện quan trọng về cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam tại trường Đại học Harvard. Đúng vào thời khắc quan trọng nhất của buổi diễn thuyết, ông ta ngưng lại giây phút. Sau đó, bằng một giọng trầm cay đắng, nuối tiếc, ông tuyên bố: Cuộc chiến tranh của chúng ta ở Việt Nam là một sai lầm…

Lời tuyên bố vừa dứt, cả hội trường lớn chật cứng người nghe lặng đi, rồi bỗng nhiên òa khóc… Đó là một ngày buồn. Một ngày nước Mỹ chính thức thừa nhận với toàn thế giới rằng họ là kẻ bại trận, là sai lầm không thể sửa chữa.

Từ đó về sau, một câu hỏi luôn vang lên ở mọi nơi trên nước Mỹ: Tại sao Việt Nam lại chiến thắng, tại sao Mỹ bại trận? Đó là điều người Mỹ không thể hiểu nổi… 

Quân Giải phóng đánh chiếm Dinh Độc Lập trưa 30/4/1975. (Ảnh: Tư liệu)

Ít ngày sau, chúng tôi tham dự một buổi dạ tiệc do những người bạn Mỹ từng tham gia chống chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam tại thành phố Iowa, một học giả người Mỹ nhấn mạnh thêm: Cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam không phải căn bản chỉ là sai lầm mà còn là phi đạo đức. Và chính những người từng ủng hộ Việt Nam trong chiến tranh cũng không thể ngờ tới chiến thắng lớn 30/4. Vào buổi tối rất tình cờ, tôi và nhà văn Nguyễn Việt Hà, nhà thơ trẻ Nguyễn Quyễn tới quán bia để giải khát thì gặp một cựu chiến binh Mỹ. Khi biết chúng tôi là người Việt Nam anh ta vô cùng xúc động chạy đến bắt tay, miệng thốt ra câu tiếng Việt chưa sõi: Việt Nam, Việt Nam, Chiến thắng , chiến thắng…

Sau này, chúng tôi biết, anh ta trước đây từng là lính thủy quân lục chiến tại chiến trường Đà Nẵng. Hôm đó anh ta nồng nhiệt ngồi uống bia cùng chúng tôi, ánh mắt luôn mở sáng, thân thiện và mến trọng… Trong thời gian ở Mỹ, chúng tôi cảm nhận được hầu hết những người lính Mỹ trở về sau chiến tranh Việt Nam đều bị ám ảnh nặng nề bởi cuộc chiến tranh; cho dù giới bảo thủ Mỹ đã dùng mọi phương tiện truyền thông để viết lại lịch sử, để biện minh cho cuộc chiến tranh phi đạo đức mà họ đã gây ra ở Việt Nam, bằng lời giải thích nhợt nhạt rằng, cuộc xâm lăng của họ là chính đáng, rằng lẽ ra họ đã thắng.

Thậm chí có người còn hoang đường rằng, Mỹ không muốn thắng… Tuy nhiên, hầu hết nhân dân Mỹ đã mất niềm tin vào những lời biện minh vô căn cứ. Trên thực tế, cuộc chiến tranh ở Việt Nam đã tạo ra một “Hội chứng Việt Nam” trên khắp nước Mỹ và những người lính Mỹ cho dù thời gian đi qua đã lâu, họ không sao thoát ra khỏi nỗi dày vò bại trận, để lại một di sản hoang tàn ở Việt Nam …

Y tá Thomas Cole nhìn lên trời bằng một mắt, mắt kia bị băng khi đang chăm sóc thương binh, đại đội trưởng Harrison Pell sau cuộc đọ súng ngày 30.01.1966. Những binh sĩ thuộc Sư đoàn Kỵ binh bay số 1 đã rơi vào một trận chiến tại An Thị, Tây Nguyên với lực lượng Quân Giải phóng. Bức ảnh xuất hiện trên trang bìa của tạp chí Life ngày 11.02.1966. Nhờ những tin ảnh nóng bỏng về trận chiến Ân Thi, Nhiếp ảnh gia Henri Huet nhận được Huy chương vàng Robert Capa từ Overseas Press Club Press Club. 
Ảnh: Henri Huet / AP
Y tá Thomas Cole nhìn lên trời bằng một mắt, mắt kia bị băng khi đang chăm sóc thương binh, đại đội trưởng Harrison Pell sau cuộc đọ súng ngày 30.01.1966. Những binh sĩ thuộc Sư đoàn Kỵ binh bay số 1 đã rơi vào một trận chiến tại An Thị, Tây Nguyên với lực lượng Quân Giải phóng. Bức ảnh xuất hiện trên trang bìa của tạp chí Life ngày 11/2/1966. Nhờ những tin ảnh nóng bỏng về trận chiến Ân Thi, Nhiếp ảnh gia Henri Huet nhận được Huy chương vàng Robert Capa từ Overseas Press Club Press Club. Ảnh: Henri Huet / AP
Một lính dù Mỹ, bị thương trong trận chiến trên đồi Hamburger Hill, đang đau đớn khi chờ cấp cứu y tế tại một căn cứ gần biên giới Lào ngày 19.05.1969
Ảnh: Hugh Van Es / AP
Một lính dù Mỹ, bị thương trong trận chiến trên đồi Hamburger Hill, đang đau đớn khi chờ cấp cứu y tế tại một căn cứ gần biên giới Lào ngày 19/5/1969 Ảnh: Hugh Van Es / AP
Máy bay trực thăng của quân đội Mỹ lượn vòng và trút lửa đạn súng máy vào hàng cây, yểm trợ cho bộ binh quân đội Sài Gòn khi lực lượng này tấn công một khu vực được nghi là căn cứ Quân Giải phóng cách 18 dặm về phía bắc Tây Ninh, gần biên giới Campuchia, tháng 3.1965
Ảnh: Horst Faas / AP
Máy bay trực thăng của quân đội Mỹ lượn vòng và trút lửa đạn súng máy vào hàng cây, yểm trợ cho bộ binh quân đội Sài Gòn khi lực lượng này tấn công một khu vực được nghi là căn cứ Quân Giải phóng cách 18 dặm về phía bắc Tây Ninh, gần biên giới Campuchia, tháng 3/1965 Ảnh: Horst Faas / AP
Thủy quân lục chiến Mỹ cấp cứu thương binh nặng trên một chiếc xe tăng, chiếc xe vượt qua các đường phố Huế về phía máy bay trực thăng cứu thương ngày 17.02.1968. Chỉ có xe tăng mới có thể đi trên đường đầy đổ nát từ các tòa nhà bị phá hủy trong cuộc tấn công Tết Mậu Thân và cuộc chiến  vẫn đang tiếp diễn. Thủy quân lục chiến đã bị bắn nhiều lần trên đường đi.
Ảnh: AP Archive
Thủy quân lục chiến Mỹ cấp cứu thương binh nặng trên một chiếc xe tăng, chiếc xe vượt qua các đường phố Huế về phía máy bay trực thăng cứu thương ngày 17/2/1968. Chỉ có xe tăng mới có thể đi trên đường đầy đổ nát từ các tòa nhà bị phá hủy trong cuộc tấn công Tết Mậu Thân và cuộc chiến vẫn đang tiếp diễn. Thủy quân lục chiến đã bị bắn nhiều lần trên đường đi. Ảnh: AP Archive
Một lính Mỹ giấu tên mang khẩu hiệu
Một lính Mỹ giấu tên mang khẩu hiệu "Chiến tranh là địa ngục" viết tay trên mũ sắt tháng 6/1965. Người lính này phục vụ trong Lữ đoàn dù 173 với nhiệm vụ phòng thủ sân bay Phước Vinh Ảnh: Horst Faas / AP

Hầu hết những người lính Mỹ trở về sau chiến tranh Việt Nam đều bị ám ảnh nặng nề bởi cuộc chiến tranh... (Ảnh: Tổng hợp)

Nhiều năm sau này, cứ đến dịp 30/4, những người lính trận chúng tôi lại tổ chức gặp gỡ nhau để tưởng nhớ những đồng đội đã mất, để ôn lại kỷ niệm. Trong những buổi gặp gỡ như vậy, có rất nhiều câu chuyện xoay quanh ngày 30/4. Lý giải về chuyện này, các học giả, các nhà chiến lược quân sự cả trong và ngoài nước đã tổng kết ở tầm vĩ mô, đã có nhiều công trình đồ sộ nghiên cứu về ngày 30/4 một cách công phu.

Điều này được cả thế giới thừa nhận và nhân dân ta hài lòng. Tuy nhiên, một chiến thắng như vậy không phải mọi lý giải đều đã đầy đủ. Vì thế mới có chuyện, nhiều học giả lớn ở Mỹ bỏ biết bao công sức nghiên cứu về thất bại của họ và chiến thắng của chúng ta, nhưng vẫn nghi hoặc đặt câu hỏi: “Tại sao Việt Nam lại thắng được Mỹ?...”. 

Đoàn người diễu hành trên đường phố Washington DC yêu cầu chính phủ chấm dứt các hoạt động quân sự tại Việt Nam, tháng 4/1971. Theo History.com, các hoạt động chống cuộc chiến góp phần vào việc Nixon quyết định đưa quân rời Việt Nam tháng 1/1973. Ảnh: Vintage
Đoàn người diễu hành trên đường phố Washington DC yêu cầu chính phủ chấm dứt các hoạt động quân sự tại Việt Nam, tháng 4/1971. Theo History.com, các hoạt động chống cuộc chiến góp phần vào việc Nixon quyết định đưa quân rời Việt Nam tháng 1/1973. Ảnh: Vintage
Ca sĩ huyền thoại John Lennon sáng tác bài Give Peace a Chance (Hãy cho hòa bình một cơ hội) với nội dung phản đối cuộc chiến. Tháng 10/1969, ông đã hát bài này trước khoảng 500.000 người biểu tình, chống cuộc chiến do Mỹ phát động. Ảnh: Getty
Ca sĩ huyền thoại John Lennon sáng tác bài Give Peace a Chance (Hãy cho hòa bình một cơ hội) với nội dung phản đối cuộc chiến. Tháng 10/1969, ông đã hát bài này trước khoảng 500.000 người biểu tình, chống cuộc chiến do Mỹ phát động. Ảnh: Getty
Ngày 15/11/1969, hơn 500.000 người đổ xuống đường phố ở thủ đô Washington DC để tham gia một trong những cuộc biểu tình lớn nhất trong lịch sử Mỹ, nhằm lên án hành động quân sự của nước này tại Việt Nam. Ảnh: History.com
Ngày 15/11/1969, hơn 500.000 người đổ xuống đường phố ở thủ đô Washington DC để tham gia một trong những cuộc biểu tình lớn nhất trong lịch sử Mỹ, nhằm lên án hành động quân sự của nước này tại Việt Nam. Ảnh: History.com
Ngày 30/4/1970, Richard Nixon, tổng thống Mỹ lúc bấy giờ, tuyên bố cần thêm 150.000 lính tới Việt Nam. Động thái của ông chủ Nhà Trắng tạo nên cuộc biểu tình lớn tại các trường đại học trên khắp nước Mỹ. Ảnh: History.com
Ngày 30/4/1970, Richard Nixon, tổng thống Mỹ lúc bấy giờ, tuyên bố cần thêm 150.000 lính tới Việt Nam. Động thái của ông chủ Nhà Trắng tạo nên cuộc biểu tình lớn tại các trường đại học trên khắp nước Mỹ. Ảnh: History.com
Hàng nghìn người tập trung trước tòa Quốc hội Mỹ để đòi chính phủ rút quân về nước năm 1971. Ảnh: Vintage
Hàng nghìn người tập trung trước tòa Quốc hội Mỹ để đòi chính phủ rút quân về nước năm 1971. Ảnh: Vintage

Các cuộc biểu tình phản đối chiến tranh Việt Nam trên đất Mỹ (Ảnh: Tổng hợp)

Ở bài viết này, chúng tôi chỉ đưa ra minh chứng từ góc nhìn thực tế, rất giản dị, bình thường nhưng là yếu tố không thể nói là không quan trọng, góp phần vào chiến thắng 30/4, đó là nhìn từ Văn hóa làng quê Việt…

Tôi còn nhớ rất rõ rằng, vào độ tuổi chúng tôi hồi chiến tranh, ở quê tôi không phải tất cả mọi thanh niên đến tuổi đều bắt buộc phải nhập ngũ ra chiến trường. Luật là như vậy nhưng cũng không hiếm trường hợp ngoại lệ, ví dụ nhà con một, nhà có nhiều người ra chiến trường, con liệt sĩ, tử sĩ… thường là được miễn nghĩa vụ quân sự. Nhưng trên thực tế có nhiều người từ chối những ưu đãi mà họ được hưởng, sẵn sàng làm đơn xung trận. Cũng không ít thanh niên chưa đến tuổi nghĩa vụ và cả những người được miễn nghĩa vụ quân sự đã viết đơn bằng máu đi chiến trường, mặc dù trong luật không ai bắt họ phải viết đơn bằng máu.

Sinh viên Đại học Kinh tế Kế hoạch (nay là Đại học Kinh tế quốc dân) trước giờ lên đường nhập ngũ tháng 9/1971
Sinh viên Đại học Kinh tế Kế hoạch (nay là Đại học Kinh tế quốc dân) trước giờ lên đường nhập ngũ tháng 9/1971
Thầy trò trường ngoại ngữ (Đại học Ngoại ngữ, ĐH Quốc gia Hà Nội) chào nhau trước khi xe lăn bánh
Thầy trò trường ngoại ngữ (Đại học Ngoại ngữ, ĐH Quốc gia Hà Nội) chào nhau trước khi xe lăn bánh

Từ năm 1970 đến 1972, hơn 10.000 sinh viên các trường đại học ở Hà Nội lên đường nhập ngũ, trực tiếp tham gia vào cuộc kháng chiến chống Mỹ. Hơn một nửa đã hy sinh tại các mặt trận... (Ảnh: Tư liệu)

Vì sao họ làm vậy, có thể có rất nhiều lý do, nhưng theo tôi, có một lý do quyết định tới cách hành xử kiểu này là danh dự và tự trọng, tinh thần tự giác khao khát lập chiến công của đàn ông khi đất nước gặp tai họa. Danh dự và lòng tự trọng này được cả xã hội cổ vũ và kính trọng. Nó tự nhiên thế, có sẵn trong mỗi con người được truyền từ đời này sang đời khác, không phải là chuyện bắt buộc hay chỉ là khoảnh khắc bộc phát nảy sinh - Nó là tâm thức Việt, được nuôi dưỡng ngàn đời, qua nhiều thế hệ, thấm sâu trong dòng máu văn hóa làng quê Việt, dân tộc Việt.

Trường hợp ngược lại, một ai đó trốn nghĩa vụ, chưa cần đến luật pháp, thì ngay lập tức họ đã bị cả làng lên án, xỉ vả, coi thường... Tôi đã chứng kiến một thanh niên con nhà khá giả trốn nghĩa vụ bị người yêu, khi đó đang là sinh viên đại học từ chối kết hôn. Xóm làng, họ hàng xa lánh đến mức anh ta xấu hổ quá phải bỏ làng tha hương… Vì sao vậy? Vì người dân ở làng không chấp nhận những kẻ hèn nhát, ích kỷ, chỉ vun vén vụ lợi cho bản thân mình. Ngược lại, họ luôn có ý thức tôn vinh tinh thần cộng đồng trượng nghĩa, gắn kết, dám xả thân, hy sinh khi đất nước bị xâm lăng.

Những kẻ đào ngũ với người dân làng mặc nhiên bị coi là tha hóa về đạo đức, không phải là người có tư cách, người tốt… không thể chấp nhận. Họ đương nhiên bị lạc lõng giữa cộng đồng. Điều này, nền chính trị Mỹ lúc bấy giờ - với nền văn hóa Ki-tô Giáo mà đặc tính của nó là độc tôn, chiếm hữu và thực tế… sẽ không bao giờ hiểu được và họ cũng không bao giờ có được.

Với làng quê Việt Nam, kẻ trốn nghĩa vụ quân sự, bất kể lý do nào cũng bị chê cười, bị người làng khinh bỉ vì hèn nhát và suốt đời phải sống trong mặc cảm xấu hổ.

Đấy là câu chuyện ở làng quê, của cuộc sống gắn kết, “tắt lửa tối đèn”, của “tình tương thân tương ái”, sống - chết, hạnh phúc và khổ đau cùng nhau chia sẻ ở làng quê Việt. Vì vậy, hành động xả thân ra trận của họ là sẵn có tính tự giác, tự nguyện, tự chịu trách nhiệm, chứ không phải chỉ vì luật nghĩa vụ quân sự đơn thuần bắt buộc…

Còn ở chiến trường thì sao. Những người lính họ không phải quá lạc quan, vui tươi như nhiều lời cổ động hào sảng, nhiều bài ca rộn rã mà chúng ta từng nghe. Họ có ý thức chắc chắn rằng, vào chiến trường là đổ máu, là chết chóc, là muôn trùng gian khổ hy sinh… Nhưng họ vẫn đi, vẫn vào trận. Và khi đã vào trận thì sống chết phải thắng. Vì không thắng thì họ phải chết. Họ không thể lùi bước, không thể thua, không thể đào ngũ (đương nhiên có ngoại lệ).

Vì sao vậy, vì họ phải hoàn thành nhiệm vụ. Nhiệm vụ ở đây không đơn giản do cấp trên của họ ra lệnh mà còn ẩn đằng sau nó một thứ mệnh lệnh sâu xa hơn, không lời: Đó chính là nỗi mong chờ và khao khát, niềm tin hy vọng và cả niềm tự hào của người yêu, gia đình bố mẹ, họ hàng và cả làng quê của họ ở phía hậu phương.

"Họ ý thức chắc chắn rằng, vào chiến trường là đổ máu, là chết chóc, là muôn trùng gian khổ hy sinh… Nhưng họ vẫn đi...." (Ảnh: Tổng hợp)

Họ chiến đấu vì cái đó. Họ phải chiến thắng vì cái đó và sẵn sàng xả thân hy sinh. Giá trị này không phải là chuyện bỗng dưng mà là câu chuyện của tâm thức, của văn hóa ngàn đời đã tích tụ lại. Vì vậy, họ thực hiện nhiệm vụ một cách tự nguyện, dứt khoát, đôi khi còn là niềm hứng khởi, lãng mạn. Họ có lý tưởng. Sự tự nguyện ấy có nguồn gốc từ lòng tự trọng, danh dự và trách nhiệm, từ một giá trị văn hóa thẳm sâu trong dòng máu họ. Dòng máu sẵn sàng hy sinh để chiến thắng và chỉ chiến thắng mới là người đàn ông có chân chính, đạo đức, được mọi người tôn vinh, kính nể cho dù họ biết đó là cái chết…

Có lần trò chuyện với một sĩ quan ở phía bên kia, anh cũng là một nhà văn, tôi có nói: “Hãy thật sòng phẳng, loại bỏ mọi cảm xúc chủ quan, anh thử lý giải tại sao các anh bại trận vào ngày 30/4?” Anh ấy suy nghĩ lúc lâu rồi trả lời: “Có rất nhiều lý do. Lý do vào thời điểm đó lính cộng hòa đã quá chán nản, mỏi mệt với cuộc chiến tranh, rồi chế độ Sài Gòn tham nhũng làm người ta không còn tin cậy; ý thức dựa vào Mỹ, khi Mỹ rút họ hoang mang sợ hãi, không còn sức kháng cự, tinh thần chiến đấu tê liệt…” . 

Tôi hỏi: “Còn có nguyên nhân nào sâu hơn thế nữa không?”. Anh ấy nói: “Còn một điều nữa, trong sâu xa đó chính là nguyên nhân dòng máu Việt. Người miền Nam luôn có ý thức hướng về miền Bắc. Họ hướng về miền Bắc là hướng về tâm linh, về nguồn cội tổ tiên. Hầu hết dân chúng cho rằng, cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc là hợp lẽ và hợp đạo lý, chỉ miền Bắc mới có quyền giải phóng miền Nam và đó là đúng, chính quyền miền Nam không có quyền và không có khả năng làm ngược lại. Vì thế nhân dân ủng hộ cuộc chiến tranh thống nhất đất nước khởi phát từ miền Bắc. Điều này có thể chứng minh, khi Hồ Chí Minh mất, nhân dân miền Nam đã thương tiếc, than khóc như thế nào! Họ bất chấp mọi ngăn cản của chế độ Cộng hòa”.

Hay như việc những người lính miền Bắc vào miền Nam chiến đấu sát cánh cùng lực lượng du kích, đằm mình vào lòng nhân dân miền Nam, họ được nuôi dưỡng che chở bảo vệ đến cùng. Những người đồng đội của họ ở miền Nam không đơn giản là mối quan hệ “đồng chí” mà còn là tình huynh đệ, thân thương cố kết, gắn bó ruột thịt, chia cơm sẻ áo, sống chết có nhau khi đất nước bị xâm lăng.

Và đây cũng chính là bản chất của làng quê Việt - “làng quê mở rộng”. Họ gắn bó tự giác trong cộng đồng, cùng chia sẻ sống chết khi đất nước có tai ương. Họ có niềm tin, sức mạnh bắt nguồn sâu xa trong tâm thức.

Một bằng chứng nữa, khi Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra đời, đã thu hút một lực lượng lớn học sinh, sinh viên lên núi tham gia cách mạng. Không ai bắt họ cả và họ cũng không ngây thơ, ấu trĩ tới mức sẵn sàng từ chối cuộc sống xa hoa, sung túc để nhận lấy một cuộc sống muôn trùng chết chóc gian nguy. Họ lên núi là tự giác, là nhân cách Việt, là dòng máu Việt thôi thúc.

Và không chỉ thanh niên, sinh viên mà có thể nói phần lớn các tầng lớp nhân dân miền Nam hướng về cách mạng. Phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên chống sự xâm lăng của Mỹ, phong trào đấu tranh yêu nước giải phóng dân tộc, phong trào đấu tranh đòi chấm dứt chiến tranh, không chấp nhận sự có mặt của ngoại bang… ra đời từ tinh thần này. Nó ra đời trong tâm thức Việt, là sự thôi thúc từ bên trong, của ý thức cội nguồn, dòng máu.

"Vì dòng máu văn hóa Việt đã thấm đẫm trong từng người con đất Việt..." (Ảnh: Tổng hợp)

Vì dòng máu văn hóa Việt đã thấm đẫm trong từng người dân miền Nam lúc đó. Đó chính là chiến thắng của lòng dân mà cột trụ là những người nông dân chân đất Việt Nam, chứ không phải nhân danh ai khác. Cũng không phải như có người nói “do Cộng sản tuyên truyền giỏi”…

Như vậy, bàn về nguyên nhân dẫn tới chiến thắng 30/4 với rất nhiều cách nhìn mở rộng, các nhà nghiên cứu, các nhà chỉ huy chiến lược… đã tốn biết bao giấy mực, với đa dạng cách tiếp cận khác nhau về chiến thuật, chiến lược quân sự, về tinh thần đoàn kết, đức hy sinh, về thao lược và trí tuệ Việt và xung quanh vấn đề này còn tiếp tục nhiều đời con cháu sau này nhắc tới.

Trong bài viết này, chúng tôi chỉ đưa ra một góc nhìn về phía những con người bình dị, những tâm tư tình cảm, cách ứng xử văn hóa, ý thức trách nhiệm cộng đồng, tính tự giác, gắn bó ở làng quê Việt. Đây cũng chính là giá trị bất di bất dịch, tồn tại hàng ngàn năm trong từng con người Việt.

Nó tạo ra sức mạnh bền vững sâu xa, góp phần quan trọng vào trận đánh quyết định ngày 30/4. Trong phạm vi bài viết và với chỉ những suy nghĩ ban đầu của người lính trận, nên không thể diễn giải cặn kẽ, hy vọng, chiến thắng 30/4 sẽ tiếp tục được làm sáng tỏ hơn, đầy đủ hơn bởi các nhà nghiên cứu, các chiến lược gia ở cả Mỹ và Việt Nam… Vì đây là chiến thắng mang lại sự thống nhất đất nước trọn vẹn nhất, lớn lao nhất trong lịch sử dân tộc.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top