Aa

4 Bộ vào cuộc vụ 1,39km đường đổi hàng chục ha đất của Dabaco

Thứ Ba, 08/01/2019 - 14:01

'Đổi' 100 ha đất lấy 1,39 km đường: 4 bộ kiểm tra, kết luận về 'giá bèo'; “Đất vàng” trụ sở Bộ Nông nghiệp sau di dời sẽ dùng vào mục đích gì?; Bất động sản du lịch vùng di sản: Lời giải nào cho bài toán phát triển và bảo tồn?... là những thông tin được quan tâm trong 24h qua.

"Đổi" 100 ha đất lấy 1,39 km đường: 4 bộ kiểm tra, kết luận về "giá bèo"

Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa có văn bản báo cáo Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình liên quan đến thông tin cho rằng UBND tỉnh Bắc Ninh sử dụng gần 100 ha đất đối ứng tạo vốn thanh toán cho dự án đầu tư xây dựng tuyến đường H2 (dài 1,39km) theo hình thức hợp đồng BT.

Tổng mức đầu tư sau điều chỉnh, bổ sung của tuyến đường là hơn 663 tỷ đồng. UBND tỉnh Bắc Ninh dự kiến giao nhà đầu tư 2 khu đất đối ứng tạo vốn thanh toán cho dự án công trình BT, gồm một phần dự án khu đô thị Vạn An, diện tích khoảng 36,06 ha tại phường Vạn An và xã Hòa Long, thành phố Bắc Ninh và một phần dự án khu đô thị Phong Khê, Khúc Xuyên, diện tích khoảng 58,46ha tại phường Phong Khê và xã Khúc Xuyên và phường Võ Cường, thành phố Bắc Ninh.

Đây cũng là nguồn cơn khiến báo chí, dư luận xôn xao với nhiều câu hỏi phải chăng UBND tỉnh Bắc Ninh tính “giá bèo” khu đất đem đổi cho nhà đầu tư Dabaco. Do đó, Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình đã yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính làm rõ.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Thu hồi dự án đã mua bán chuyển nhượng sau khi thanh tra sai phạm: Làm gì khi “gạo đã chín thành cơm” mới phát hiện ra “có sạn”?

Năm 2019, Thanh tra Bộ Xây dựng sẽ triển khai 90 cuộc thanh tra trên các lĩnh vực: Quy hoạch và quản lý quy hoạch; các công trình, dự án giao thông; nông nghiệp và phát triển nông thôn; các công trình dân dụng công nghiệp; hạ tầng kỹ thuật; vật liệu xây dựng; hoạt động kinh doanh bất động sản…

Theo đó, nhiều doanh nghiệp bất động sản sẽ nằm trong kế hoạch thanh tra của Bộ Xây dựng. Quyết tâm của Chính phủ trong việc chống tham nhũng đất đai, tài sản công có lẽ đang lên đến đỉnh điểm khi thời gian gần đây, một loạt các vụ tham nhũng đất đai, làm thất thoát tài sản nhà nước bị phanh phui.

Tuy nhiên, những “phát súng” đầu tiên trong quá trình thanh tra, “hồi tố” sai phạm đã cho thấy việc xử lý hậu quả sau “hồi tố” thực sự không phải là điều dễ dàng nếu không muốn nói là “rất phức tạp”.

Bằng chứng là những doanh nghiệp đã và đang rơi vào tầm ngắm bị thanh tra và sau đó phát hiện ra có sai phạm đang như “ngồi trên đống lửa”. Trót mua phải một dự án đã vướng vòng lao lý, mặc dù lỗi không phải của doanh nghiệp mà do sự buông lỏng quản lý và tắc trách của một bộ phận cán bộ nhà nước nhưng việc doanh nghiệp phải gánh chịu thiệt hại lớn là không thể tránh khỏi.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Bất động sản du lịch vùng di sản: Lời giải nào cho bài toán phát triển và bảo tồn?

Đề xuất xây dựng khu du lịch tâm linh Hương Sơn tại khu vực Chùa Hương của doanh nghiệp Xuân Trường mặc dù chưa được UBND TP. Hà Nội chấp thuận nhưng đã gặp phải sự phản ứng dữ dội của người dân xã Hương Sơn cũng như dư luận xã hội trong thời gian vừa qua. Nhiều người lo ngại siêu dự án cạnh chốn tâm linh Chùa Hương nếu được triển khai, xây dựng sẽ tác động đến giá trị tâm linh của di tích quốc gia đặc biệt này và cảnh quan thiên nhiên vốn có.

Theo Nhà nghiên cứu văn hóa, TS Nguyễn Ánh Hồng, việc người dân lo ngại dự án sẽ phá hủy cảnh quan thiên nhiên hay giá trị văn hóa, tâm linh của di sản là điều tất nhiên, tuy vậy, không nên quá vội vàng trong việc phán xét, “ném búa rìu” vào đầu doanh nghiệp khi họ đề xuất những ý tưởng để tham gia phát triển văn hóa, du lịch. “Trước hết, khi doanh nghiệp Xuân Trường đề xuất một dự án hết sức nhạy cảm như vậy thì doanh nghiệp, các nhà quản lý cũng như các nhà hoạch định chính sách sẽ phải xem xét và tìm hiểu kỹ lưỡng để đưa ra phương án tối ưu nhất. Nếu đề xuất này được tiến hành làm một cách đồng bộ, có mục đích chính đáng và được quản lý tốt thì tôi nghĩ đây là một việc làm rất tốt, nên được khuyến khích”.

“Doanh nghiệp Xuân Trường đã có công và vai trò rất lớn, họ không chỉ rót tiền mà còn rót chất xám, tâm huyết vào di sản Tràng An. Vì vậy, Tràng An đã trở thành di sản kép của thế giới, vừa là di sản thiên nhiên vừa là di sản văn hóa.

Xem thông tin chi tiết tại đây

“Đất vàng” trụ sở Bộ Nông nghiệp sau di dời sẽ dùng vào mục đích gì?

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có văn bản đề nghị Thủ tướng Chính phủ về việc chủ trương đầu tư xây dựng trụ sở làm việc mới tại Mễ Trì với diện tích khoảng 6,5ha. Điều dư luận quan tâm đó là, sau khi di dời khu “đất vàng” rộng gần 2ha mà Bộ này đang quản lý, sử dụng tại địa chỉ số 2 Ngọc Hà (quận Ba Đình, Hà Nội) liệu có dành cho các công trình công cộng?
Di dời trụ sở Bộ trên gần 2ha “đất vàng”

Trước đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) có văn bản đề nghị Thủ tướng Chính phủ về việc chủ trương đầu tư xây dựng trụ sở làm việc mới theo Quy hoạch chung của Thủ đô Hà Nội. Hiện trụ sở của Bộ NN&PTNT ở số 2 Ngọc Hà, Ba Đình có diện tích gần 20.000m2 (2ha).

Xem thông tin chi tiết tại đây

Lên phương án "cắt ngọn" 3 tầng cao ốc sai phép cạnh Hồ Gươm

Trước việc chủ đầu tư chậm tháo dỡ các hạng mục vi phạm khi công trình ở khu phố cũ, phố cổ chỉ được xây 6 tầng nhưng lại xây vượt thành 9 tầng, buộc quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) phải lên phương án "cắt ngọn" các công trình sai phép cạnh Hồ Gươm đang gây bức xúc dư luận.

Phó chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Phạm Tuấn Long cho biết, liên quan đến xử lý vi phạm trật tự xây dựng (TTXD) tại số nhà 26, 28, 30 phố Nhà Chung (phường Hàng Trống) mà cử tri phản ánh tại cuộc tiếp xúc cử tri ngày 11/12 với Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung, quận đã có chỉ đạo xử lý kiên quyết dứt điểm.

Theo ông Long, công trình số 26, 28, 30 phố Nhà Chung do ông Phạm Lê Quân là chủ đầu tư (CĐT), có giấy phép xây dựng số 204/GPXD ngày 14/9/2017 do UBND quận Hoàn Kiếm cấp với quy mô 2 tầng hầm + 6 tầng nổi (trong tầng 1 có lửng + tum thang).

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top