Aa

7 công trình kiến trúc kinh điển theo trường phái bạo lực

Thứ Sáu, 13/10/2017 - 11:41

Khái niệm "kiến trúc bạo lực" (Brutalist architecture) được nhà phê bình kiến trúc Reyner Banham đưa ra đầu tiên trong một bài viết của ông: "… Nét nổi bật nhất của phong cách kiến trúc bạo lực, chính là sự trung thực đến bạo tàn của nó…"

Những công trình kiến trúc được xây nên chỉ bằng xi măng thô của phong trào kiến trúc Tân bạo lực ở châu Âu đã chiếm được trái tim của nhiều người, nhưng đồng thời cũng khiến nhiều người khác cảm thấy hãi hùng. Và những cuộc tranh cãi giữa hai nhóm này đã kéo dài hàng chục năm nay mà chưa có hồi kết. 

Chúng ta nên hiểu từ "bạo lực" ở đây khác với khái niệm chúng ta sử dụng trong cuộc sống hằng ngày. Nó bắt nguồn từ cụm từ béton brut, tức "bê tông thô" trong tiếng Pháp. Trong khoảng thời gian châu Âu thực hiện cuộc đại tái thiết sau Chiến tranh thế giới thứ 2, nhiều kiến trúc sư bắt đầu nghĩ đến việc xây dựng lại đất nước họ theo hướng hiện đại hóa, tập trung vào sự phát triển chất lượng cuộc sống cá nhân. Kiến trúc sư người Pháp Le Corbusier đã dẫn dắt những đồng nghiệp và học trò của ông đi theo phong cách Kiến trúc bạo lực để xây nên những công trình chỉ bằng bê tông thô.

Dưới bàn tay của Le Corbusier, những công trình của ông đều trở nên đẹp đẽ, thanh lịch trong sự mạnh mẽ. Việc lạm dụng bê tông thô tuy vậy đã dẫn đến việc các kiến trúc sư chủ động loại bỏ mọi yếu tố nghệ thuật trong tác phẩm của mình. Những công trình Tân bạo lực ở châu Âu vì thế mà đã trở nên lạnh lẽo, thô kệch và trở thành trò hề.

Một số ví dụ dưới đây có thể cho người đọc thấy được tinh thần chân thật của nền kiến trúc Bạo lực như thế nào. 

Unité d’Habitation, Marseille, France, 1952 

Le Corbusier thuộc về trường phái kiến trúc Hiện đại, nhưng ông cũng là cha đẻ của kiến trúc Bạo lực. Tòa chung cư Unité d’Habitation được coi là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của ông và của phong trào Bạo lực. Tòa nhà đã được đưa vào danh sách Di sản văn hóa thế giới của UNESCO.

Le Corbusier thuộc về trường phái kiến trúc Hiện đại, nhưng ông cũng là cha đẻ của kiến trúc Bạo lực. Tòa chung cư Unité d’Habitation được coi là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của ông và của phong trào Bạo lực. Tòa nhà đã được đưa vào danh sách Di sản văn hóa thế giới của UNESCO.

Công cuộc tái thiết nước Pháp sau Chiến tranh thế giới thứ 2 yêu cầu nhà ở mới cho hàng triệu người vô gia cư, và Le Corbusier đã thiết kế một công trình đáp ứng đúng điều đó với lối kiến trúc kiểu

Công cuộc tái thiết nước Pháp sau Chiến tranh thế giới thứ 2 yêu cầu nhà ở mới cho hàng triệu người vô gia cư, và Le Corbusier đã thiết kế một công trình đáp ứng đúng điều đó với lối kiến trúc kiểu "Vườn treo", vốn trước đó chỉ tồn tại trong các Villa nhưng nay đã được áp dụng vào một tòa căn hộ tập thể.

Tòa nhà Unité d’Habitation có hai khu vực sinh hoạt chung: khoảng trống giữa những cây trụ chống đỡ tòa nhà, và sân mái. Theo đúng phong cách Le Corbusier, những gam màu đậm được phối hợp với nền bê tông thô.

Tòa nhà Unité d’Habitation có hai khu vực sinh hoạt chung: khoảng trống giữa những cây trụ chống đỡ tòa nhà, và sân mái. Theo đúng phong cách Le Corbusier, những gam màu đậm được phối hợp với nền bê tông thô.

 
Babrican, Luân Đôn, 1960-1970
 
Babrican, Luân Đôn, 1960-1970: Khu chung cư liên hợp Babrican được xây dựng trên một lô đất đã từng bị san phẳng sau một trận ném bom của Phát xít Đức năm 1940. Với nhu cầu nhà ở cấp thiết sau chiến tranh, Công ty thiết kế Chamberlin, Powell và Bon đã lập ra bản thiết kế cho một khu liên hợp nằm trên lô đất này vào năm 1955. Họ lấy cảm hứng trực tiếp từ tòa nhà Unité d’Habitation và cố gắng xây dựng những

Khu chung cư liên hợp Babrican được xây dựng trên một lô đất đã từng bị san phẳng sau một trận ném bom của Phát xít Đức năm 1940. Với nhu cầu nhà ở cấp thiết sau chiến tranh, Công ty thiết kế Chamberlin, Powell và Bon đã lập ra bản thiết kế cho một khu liên hợp nằm trên lô đất này vào năm 1955. Họ lấy cảm hứng trực tiếp từ tòa nhà Unité d’Habitation và cố gắng xây dựng những "thành phố dựng đứng" có thể đáp ứng mọi nhu cầu về nhà ở và văn hóa của người dân.

Sau khi hoàn thành, khu liên hợp Babrican gồm nhiều tòa nhà chung cư cao tầng, vườn cây và hồ nước được kết nối với nhau bằng cây cầu trên cao để có thể chia tách được đường dành cho người đi bộ và đường dành cho xe hơi.

Sau khi hoàn thành, khu liên hợp Babrican gồm nhiều tòa nhà chung cư cao tầng, vườn cây và hồ nước được kết nối với nhau bằng cây cầu trên cao để có thể chia tách được đường dành cho người đi bộ và đường dành cho xe hơi.

Mill Owner’s Association, Ahmedabad, Ấn Độ, 1954 
 
Mill Owner’s Association, Ahmedabad, Ấn Độ, 1954: Tòa nhà này được xây dựng bởi Le Corbusier vào năm 1954 với mục đích trở thành trụ sở của Hiệp hội Dệt may Ấn Độ lúc đó. Ngoài béton brut ra thì đặc điểm chính của tòa nhà là brises-soleil – Những cái ô nằm nghiên để có thể chắn được cái nắng đổ lửa của mùa hè nhiệt đới.

Tòa nhà này được xây dựng bởi Le Corbusier vào năm 1954 với mục đích trở thành trụ sở của Hiệp hội Dệt may Ấn Độ lúc đó. Ngoài béton brut ra thì đặc điểm chính của tòa nhà là brises-soleil – Những cái ô nằm nghiên để có thể chắn được cái nắng đổ lửa của mùa hè nhiệt đới.

 

Nhà thờ Saint-Pierre, Firminy, Pháp, 1963

Nhà thờ Saint-Pierre là tác phẩm cuối cùng của kiến trúc sư Le Corbusier, và nó chỉ được hoàn thành vào năm 2006, hơn 40 năm sau khi ông mất. Ngoài việc là một nhà thờ, công trình này còn được sử dụng như một trường học và nới trú ẩn của cư dân địa phương khi có thiên tai.

Nhà thờ Saint-Pierre là tác phẩm cuối cùng của kiến trúc sư Le Corbusier, và nó chỉ được hoàn thành vào năm 2006, hơn 40 năm sau khi ông mất. Ngoài việc là một nhà thờ, công trình này còn được sử dụng như một trường học và nới trú ẩn của cư dân địa phương khi có thiên tai.

Nhà thờ Saint-Pierre là tác phẩm cuối cùng của kiến trúc sư Le Corbusier, và nó chỉ được hoàn thành vào năm 2006, hơn 40 năm sau khi ông mất. Ngoài việc là một nhà thờ, công trình này còn được sử dụng như một trường học và nới trú ẩn của cư dân địa phương khi có thiên tai.
Những cái ống xây trên tường của nhà thờ căn chỉnh sao cho phù hợp với hướng của chòm sao Lạp hộ để có thể cho ánh sáng mặt trời tràn vào phía bên trong nhà thờ trong điều kiện gần như không có một cửa sổ nào được mở ra.

 Những cái ống xây trên tường của nhà thờ căn chỉnh sao cho phù hợp với hướng của chòm sao Lạp hộ để có thể cho ánh sáng mặt trời tràn vào phía bên trong nhà thờ trong điều kiện gần như không có một cửa sổ nào được mở ra.

Tower House, Tokyo, Nhật Bản 1966

TOWER HOUSE, TOKYO, NHẬT BẢN, 1966: Cho đến thập niên 60 của thế kỷ XX, các kiến trúc sư theo trường phái Bạo lực đều tập trung vào các dự án lớn: các khu trung cư, khu liên hợp, trung tâm mua sắm, và nhà thờ. Nhưng ngôi nhà hình tháp kỳ lạ này ở Tokyo thì lại khác. Chỉ vọn vẹn 20 mét vuông, ngôi nhà ba tầng được xây dựng hoàn toàn bằng bê tông thô, và không có một nét sơn ngoại thất hay nội thất nào.

Cho đến thập niên 60 của thế kỷ XX, các kiến trúc sư theo trường phái Bạo lực đều tập trung vào các dự án lớn: các khu trung cư, khu liên hợp, trung tâm mua sắm, và nhà thờ. Nhưng ngôi nhà hình tháp kỳ lạ này ở Tokyo thì lại khác. Chỉ vọn vẹn 20 mét vuông, ngôi nhà ba tầng được xây dựng hoàn toàn bằng bê tông thô, và không có một nét sơn ngoại thất hay nội thất nào.

SESC Pompéia, São Paulo, Brazil, 1982

SESC Pompéia, São Paulo, Brazil, 1982 
Tác phẩm của nữ kiến trúc sư Lina Bo Bardi, ba tòa tháp bê tông này xây vây quanh một nhà máy đóng gạch một tầng, và chúng được kết nối với nhau qua những cây cầu treo. Dấu vết của giàn giáo bằng gỗ được giữ lại nguyên vẹn trên nền bê tông.

Tác phẩm của nữ kiến trúc sư Lina Bo Bardi, ba tòa tháp bê tông này xây vây quanh một nhà máy đóng gạch một tầng, và chúng được kết nối với nhau qua những cây cầu treo. Dấu vết của giàn giáo bằng gỗ được giữ lại nguyên vẹn trên nền bê tông.

Bố cục toàn thể của ba tòa tháp cho thấy rõ sự lạnh lùng và khác lạ vốn luôn hiện hữu nơi đô thị qua những góc cạnh và những ô cửa sổ khung đỏ của mình.

Bố cục toàn thể của ba tòa tháp cho thấy rõ sự lạnh lùng và khác lạ vốn luôn hiện hữu nơi đô thị qua những góc cạnh và những ô cửa sổ khung đỏ của mình.

Hemeroscopium House, Madrid, Spain, 2008

Một biểu tượng mới của phong cách Bạo lực, tòa biệt thự Hemeroscopium trông rất khác với những tác phẩm đi trước nó, với những đường nét uốn lượn mềm mại và mặt tiền bằng kính của mình.

Một biểu tượng mới của phong cách Bạo lực, tòa biệt thự Hemeroscopium trông rất khác với những tác phẩm đi trước nó, với những đường nét uốn lượn mềm mại và mặt tiền bằng kính của mình. 

Một biểu tượng mới của phong cách Bạo lực, tòa biệt thự Hemeroscopium trông rất khác với những tác phẩm đi trước nó, với những đường nét uốn lượn mềm mại và mặt tiền bằng kính của mình. Tuy vậy, bê tông vẫn nắm vị trí trọng tâm để có thể hiện rõ sự ki dị của một căn nhà với những bộ phận xây dựng không theo một tỷ lệ kiến trúc nào.

Tuy vậy, bê tông vẫn nắm vị trí trọng tâm để có thể hiện rõ sự ki dị của một căn nhà với những bộ phận xây dựng không theo một tỷ lệ kiến trúc nào.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Liên kết hữu ích
Lên đầu trang
Top