Aa

8 điều người mua nhà lần đầu phải “khắc cốt ghi tâm”

Chủ Nhật, 30/10/2016 - 07:57

Sự thiếu hiểu biết cũng như những thủ tục phức tạp có thể khiến những người mua nhà lần đầu "tiền mất tật mang". Một vài lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn sáng suốt trước khi quyết định một việc lớn, quan trọng của cuộc đời.

1. Nên tham khảo nhiều kênh thông tin khi mua nhà

Sau khi đã lên kế hoạch, bạn có thể tìm được “ngôi nhà mơ ước” của mình thông qua các phương tiện báo chí, công ty môi giới, Internet… Bạn lưu ý những kênh chính thống để thông tin xác thực hơn.

2. Sử dụng dịch vụ môi giới hiệu quả

Hãy tìm kiếm những chuyên viên môi giới bất động sản chuyên nghiệp. Vì lần đầu tiên mua nhà nên bạn không thể nắm rõ những thông tin cũng như giá cả nhà đất khu vực xung quanh. Ngoài ra họ cũng có thể giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian và những chi phí không cần thiết.

3. Tìm hiểu kỹ nguyên nhân bán nhà


Cần tìm hiểu về nguyên nhân bán nhà như lý do bán nhà, ngôi nhà có đang thế chấp hay không, có nằm trong diện giải tỏa?…

Nhớ tìm hiểu thật kĩ về ngôi nhà định mua. (Ảnh minh họa)

Nhớ tìm hiểu thật kĩ về ngôi nhà định mua. (Ảnh minh họa)

4. Nhất định phải xem giấy chứng nhận sở hữu nhà đất


Sau khi bạn đã chọn được căn nhà thỏa mãn những tiêu chí mà bạn đưa ra thì hãy yêu cầu bên bán cho xem giấy chứng nhận sở hữu nhà đất. Đất nhất định phải có sổ đỏ và nhiệm vụ của bạn là phải xác minh sổ này là giả hay thật. Cách xem nhanh là xem chữ trên sổ này phải rõ nét, màu sắc hài hòa không nhòe mờ, đặc biệt con dấu chìm phải nhìn rõ ràng và sắc nét. Nếu không rõ, bạn có thể nhờ người có nhiều kinh nghiệm giúp trong khâu này và cần thiết có thể mang ra phòng Tài nguyên môi trường của quận, huyện để kiểm tra lại thông tin.

5. Nên đi xem nhà vào một ngày khác khi không có sự xuất hiện của môi giới hay chủ nhà

Vừa có thể tìm hiểu về hàng xóm, môi trường xung quanh, đồng thời quan sát ngôi nhà được kỹ hơn…Nhìn những dấu hiệu xung quanh ngôi nhà như các dấu hiệu ẩm mốc, xây thêm vách ngăn trước cửa… để xem xét ngôi nhà có bị dột và đường có bị ngập nước hay không. Nếu có thể nên xem xét hệ thống cống thoát nước trong ngôi nhà mà bạn dự định mua.

6. Đặt cọc cũng phải có giấy tờ rõ ràng

Một thực tế trong giao dịch nhà đất là thường người mua đặt cọc khoảng 10% giá trị căn nhà, sau khi ra công chứng xong mới trả hết phần còn lại, người bán giao giấy tờ. Khi đặt cọc cũng cần phải có hợp đồng đặt cọc và người làm chứng. Người làm chứng tốt nhất không có quan hệ họ hàng đối với cả hai bên mua và bán. Và đặc biệt. cần hạn chế việc đặt cọc, mua bán bằng ngoại tệ bởi việc mua bán này có thể bị vô hiệu, gây thiệt hại cho các bên.

Đừng tự đưa mình vào thế bất lợi khi mua nhà. (Ảnh minh họa)

Đừng tự đưa mình vào thế bất lợi khi mua nhà. (Ảnh minh họa)

7. Thanh toán ở ngân hàng

Sau khi công chứng, việc thanh toán cần thực hiện tại ngân hàng, không nên thanh toán ở địa điểm khác. Cách tốt nhất là người mua để tiền trong tài khoản, khi mua bán hai bên ra ngân hàng và bên mua chuyển khoản cho bên bán, không mất thời gian kiểm đếm, không sợ tiền giả và không gặp nguy hiểm khi mang số tiền lớn đi đường.

Bạn cũng nên nhớ, hãy giữ lại khoảng 5-10% cho đến khi bạn nhận được "sổ đỏ" mới. Nguyên nhân là do trong quá trình làm "sổ đỏ" sẽ phát sinh rất nhiều vấn đề về giấy tờ cần bên bán phải đứng ra giải quyết. Nếu bên bán chậm chễ hoặc không hợp tác thì quá trình làm sổ mới sẽ kéo dài và mất nhiều thời gian.

8. Những khoản chi phí phát sinh

Theo kinh nghiệm từ nhiều người mua nhà, việc mua một căn nhà mới không đơn thuần chỉ bao gồm tiền mua nhà, chi phí vận chuyển đồ đạc mà còn kéo theo nhiều chi phí có thể phát sinh khác như tiền sửa chữa, phí dịch vụ...

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top