Aa

Ai gây ra sốt đất ảo, phân lô bán nền trái phép?

Thứ Hai, 15/07/2019 - 14:01

Ai gây ra sốt đất ảo, phân lô bán nền trái phép?; Nghị định 20/2017/NĐ-CP: Khống chế đại trà là cố chấp?; Gia Lâm dẫn đầu về lượng giao dịch biệt thự... là những thông tin được quan tâm 24h qua.

Ai gây ra sốt đất ảo, phân lô bán nền trái phép?

HoREA cho rằng thủ phạm của các đợt sốt ảo giá đất và tình trạng phân lô bán nền trái phép chủ yếu là giới đầu nậu, cò đất và một số ít doanh nghiệp bất động sản "bất lương".

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), vừa gửi đến Thủ tướng Chính phủ và các bộ ngành những kiến nghị, giải pháp chấn chỉnh tình trạng phân lô bán nền trái pháp luật hiện nay.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Văn bản của HoREA nêu rõ gần đây tái xuất hiện tình trạng phân lô bán nền tràn lan và các đợt sốt ảo giá đất tại một số địa phương. Trong đó, có nhiều khu đất nông nghiệp, đất trồng cây cao su, đất không được quy hoạch là đất ở nhưng đã bị phân lô, tách thửa trái pháp luật để bán đất nền, dẫn đến nhiều người bị lừa đảo, thiệt hại rất lớn; gây mất an ninh trật tự; phá vỡ quy hoạch phát triển đô thị của địa phương và làm trở ngại trong việc thu hút các nhà đầu tư dự án lớn do giá đất đã bị đẩy lên quá cao.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Nghị định 20/2017/NĐ-CP: Khống chế đại trà là cố chấp?

Tại sao không đưa ra những biện pháp kiểm soát, chọn lọc mạnh mẽ với những doanh nghiệp chỉ coi Việt Nam như công xưởng sản xuất và tiêu thụ, không tạo ra những giá trị gia tăng lớn như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học hay tự động hóa phục vụ cho công cuộc 4.0 của đất nước? Và biện pháp kiểm soát chặt chẽ đó sẽ là gì nếu không phải là các quy định về trần lãi vay như Nghị định 20, để các doanh nghiệp FDI không còn cơ hội chuyển giá, chống tránh thuê do vay lãi từ công ty mẹ, ngân hàng mẹ ở nước ngoài?

Hàng loạt câu hỏi trăn trở của doanh nghiệp, chuyên gia kinh tế và người dân đối với quy định áp trần lãi vay tại Khoản 3, điều 8 của Nghị định 20.

Vào tháng 5/2017, Nghị định 20/2017/NĐ-CP quy định về quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có giao dịch liên kết chính thức có hiệu lực. Nghị định 20 và Thông tư 41/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành đã đưa ra theo hướng cụ thể, chi tiết hơn so với các quy định trước đây về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết về nguyên tắc, phương pháp, trình tự, thủ tục xác định giá giao dịch liên kết; nghĩa vụ của người nộp thuế trong kê khai, xác định giá của giao dịch liên kết và kê khai nộp thuế; trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Gia Lâm dẫn đầu về lượng giao dịch biệt thự

Bà Đỗ Thu Hằng, Giám đốc Bộ phận Nghiên cứu Savills Hà Nội cho hay, tại phân khúc căn hộ chung cư, nguồn cung ghi nhận trong quý II/2019 là 6 dự án chung cư mới tham gia thị trường và 11 dự án triển khai giai đoạn tiếp theo, cung cấp khoảng 6.600 căn hộ, giảm 32% so với quý trước và giảm 33% so với cùng kỳ năm 2018. Tổng số căn hộ đã bán cũng giảm 3% theo quý nhưng tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái.

Mặc dù nguồn cung giảm nhưng tỷ lệ hấp thụ của thị trường tăng 2% theo quý và 4% theo năm, đạt 31%. Trong đó, hạng căn hộ trung cấp chiếm 71% tổng số căn đã bán, tiếp theo là hạng bình dân với 28%.

Bên cạnh đó, giá bán của các hạng căn hộ nói chung đều có xu hướng tăng so với quý I/2019 cũng như cùng kỳ năm trước. Cụ thể, với loại hình căn hộ cao cấp có mức giá bán trung bình hơn 70 triệu đồng/m2; căn hộ trung cấp khoảng hơn 30 triệu đồng/m2 và căn hộ bình dân khoảng hơn 20 triệu đồng/m2.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Những cây cầu sắp thành hình, hứa hẹn khiến bất động sản Đông Hà Nội "dậy sóng”

Thông tin các cây cầu sắp khởi công đang khuấy đảo thị trường bất động sản Đông Hà Nội. Giới quan sát cho rằng, trong thời gian tới, khu vực Đông Hà Nội sẽ còn tiếp tục sôi động mạnh mẽ hơn.\

Dự án cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 đã được UBND TP. Hà Nội phê duyệt quyết định đầu tư từ năm 2011. Theo kế hoạch, Hà Nội sẽ xây một cây cầu có kết cấu tương tự cầu Vĩnh Tuy hiện nay, cách mép cầu cũ 2m, dự kiến hoàn thành vào năm 2022.

Trong giai đoạn 2 này, cầu Vĩnh Tuy sẽ được xây dựng rộng tương tự giai đoạn 1, mặt cắt ngang 19,25 m với 4 làn xe, trong đó có 2 làn xe cơ giới, 1 làn xe buýt, 1 làn tổng hợp và dải đi bộ.

Cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 sẽ có tổng chiều dài là 3.504m, không phải giải phóng mặt bằng, do việc này đã được thực hiện khi thi công giai đoạn 1. Theo dự kiến, quý III/2020, Hà Nội sẽ lựa chọn nhà thầu, thi công trong hơn 1 năm và hoàn thành dự án vào tháng 12/2022.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Văn phòng cho thuê tại Hà Nội tăng giá, giảm tỷ lệ trống

Công ty Savills và CBRE vừa công bố báo cáo khảo sát thị trường bất động sản tại Hà Nội quý 2/2019 với một số diễn biến tích cực về giá và tỷ lệ lấp đầy của phân khúc văn phòng, căn hộ cho thuê.

Báo cáo của Savills công bố ngày 12/7 cho thấy, ở phân khúc văn phòng cho thuê, trong 3 tháng qua, tổng nguồn cung đạt khoảng 1,8 triệu m², tăng 2% theo quý và 9% theo năm.

Giá thuê gộp trung bình tăng nhẹ, đạt khoảng 1% theo quý và 3% theo năm trong khi công suất thuê tăng 1 điểm % theo quý và ổn định theo năm. Trong đó, công suất thuê cải thiện nhất tại hạng B trong khi giá thuê tăng mạnh nhất tại hạng A.

Theo đơn vị tư vấn, khu vực phía Tây ghi nhận mức tăng trưởng tốt hơn so với khu vực trung tâm và nội thành. Diễn biến tích cực này được hậu thuẫn bởi sự xuất hiện của hơn 13.600 doanh nghiệp được thành lập mới trong nửa đầu 2019, tăng 10% theo năm. Dự báo trong nửa cuối 2019, thị trường văn phòng Hà Nội sẽ có khoảng 79.000 m² được các chủ đầu tư tung ra thị trường nhưng phần lớn nằm ở khu vực nội thành.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top