Aa

Bài 2: Cần công khai chi tiết dự án trước khi khởi công

Thứ Tư, 15/08/2018 - 10:37

Sau khi được UBND TP. Hà Nội chấp thuận đầu tư, thành phố thông minh tại trục đường Nhật Tân - Nội Bài dự kiến sẽ khởi công vào tháng 9 tới đây, tức là trước một tháng so với dự định trước kia. Tuy vậy, dù là dự án công chúng, nhưng rất ít người nắm chi tiết về dự án này.

Trên tinh thần góp ý thêm tiếng nói để Dự án thành phố thông minh không chỉ là giấc mơ của cư dân thủ đô, ông Đỗ Viết Chiến – Tổng Thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho rằng, dự án cần phải công khai minh bạch một cách chi tiết nhất có thể. Đặc biệt Nhà nước phải thể hiện rõ vai trò lãnh đạo, giám sát,..và dám nhìn vào sự thật để dự án sớm đi vào hiện thực.

“Việc thực hiện Dự án thành phố thông minh có nhiều mô hình đầu tư để lựa chọn. Tuy nhiên, dù thực hiện đầu tư bằng cách nào đi chăng nữa đều cần khẳng định rõ vai trò của Nhà nước dẫn dắt suốt quá trình và không được buông lơi.

Nhắc lại chuyện này bởi suốt một giai đoạn dài vừa qua, Hà Nội cũng như các địa phương khác, cấp lãnh đạo lại đi sau lưng nhà đầu tư khi thực hiện dự án. Đó là lý do chính khiến nhiều sự án lớn đổ bể hay dự án nhỏ sai quy hoạch. Sau những câu chuyện cũ, đến thời điểm này, cần loại bỏ lo ngại việc buông lỏng vai trò dẫn dắt của Nhà nước. Mà công cụ hiện nay để Nhà nước đứng ra cầm trịch các dự án chính là quy hoạch. Do đó, ngay từ đầu, quy hoạch cần thể hiện rõ kiên định mục tiêu, không thể nửa đường điều chình”.

Dự án chưa có lộ trình chi tiết? Thiết kế Đỗ Linh

Dự án chưa có lộ trình chi tiết? Thiết kế Đỗ Linh

Đối với Dự án thành phố thông minh, Hà Nội đến nay đã làm xong hết quy hoạch phân khu trên 2000ha. Đây là tiến độ tốt vì dự án muốn thực hiện được trước hết cần quy hoạch phân khu, từ đó làm cơ sở để hình thành dự án. Nhờ đó dự án sẽ được làm một cách chuyên nghiệp theo lộ trình, khác sự phát triển vết dầu loang từ những bài học cũ. 

Để hỗ trợ cho việc thực hiện dự án đúng quy hoạch, Hà Nội cần công khai chi tiết cụ thể từng phần nhỏ. Đơn cử như, dự án phân 3 loại:

Loại có thể thu hồi vốn và sinh lời: Cần công khai bằng các phương tiện đại chúng để nhà đầu tư lựa chọn và cân đối ngân sách khi muốn tham gia. Theo đó, yêu cầu phải đấu thầu công khai, minh bạch. Tinh thần vẫn là khi 2 đơn vị cùng muốn đăng ký một mảnh đất thì buộc phải đấu thầu. Làm đất sạch, giá trị đất lớn lên cả trăm lần thì lợi nhuận vào túi nhà đầu tư.

Do đó phải đấu thầu để đem lại quyền lợi cho nhà đầu tư. Ngược lại, để có đất sạch, Nhà nước phải đứng ra chỉ đạo giải phóng mặt bằng. Khi luật đã quy định bắt buộc phải đấu thầu đất trong dự án thì phải minh bạch, tuyệt đối để chỉ định để đầu têu cho sự đi đêm tai hại. Ngoài ra, khi không lựa chọn được nhà đầu tư chính đáng thì không thể xây dựng khu đô thị hiện đại. Tránh tình trạng, nhiều đầu cơ đi kiếm đất bán có lãi xong lại chuyển cho người khác. Không chỉ riêng Hà Nội, mà các địa phương rất say sưa chỉ định. Đến thời điểm này, Hà Nội cần nhìn TPHCM đi trước một  phải ra văn bản, thậm chỉ gần như cấm việc chỉ định nhà đầu tư. 

ông Đỗ Viết Chiến – Tổng Thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho rằng, dự án cần phải công khai minh bạch một cách chi tiết nhất có thể

Ông Đỗ Viết Chiến – Tổng Thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho rằng, dự án cần phải công khai minh bạch một cách chi tiết nhất có thể.

Phần thứ hai trong dự án của thành phố thông minh là phần phúc lợi công cộng, Nhà nước đầu tư cần xây dựng kế hoạch ngắn hạn và trung hạn. Đối với phần dự án này, Nhà nước dựa trên danh mục các dự án, xếp loại dự án. Nếu Hà Nội không đủ vốn thì phải có phương án tính kênh xã hội hóa.

Thành phần thứ ba là làng xóm trước đây trong khu đô thị hóa. Đối với những dự án lớn trước đây, thì gọi là vùng mờ đô thị khi khu dân ở tự phát không có kiểm soát hoặc kiểm soát theo hình thức. Đáng nói là khu dân cư này hạ tầng kém nên vai trò của Nhà nước sẽ thực hiện như thế nào đối với khu dân. Trí ít là đường kết nối, họ phải được hưởng lợi trong quy hoạch. Lối vào nhà cũng cần hướng dẫn theo quy hoạch, có thể người dân sẽ cùng bỏ tiền để làm hạ tầng. Và khi người dân bỏ tiền thì ý thức giữ gìn của họ cũng cao hơn.

Có thể nhìn lại những dự án đã thực hiện đô thị hóa trước đây, vùng làm xóm cũ rất có nguy cơ làm hỏng đô thị hóa khi văn minh kém. Do đó, muốn đưa vùng đất trở thành thông minh thì ít nhất là bình thường hóa xã hội, có phương án cụ thể dành riêng cho phần cư dân này và tất nhiên để làm được điều đó thì không thể loại người dân trong nhóm này ra khỏi định hướng tổng thể. 

Tài chính Nhà nước có thể xem xét lấy quỹ hoặc nhà đầu tư được tham gia làm dự án thành phố thông minh. Riêng về góc độ quản lý đô thị  thì đó là trách nhiệm của cơ quan quản lý. Thậm chí nếu làm tốt, Hà Nội sẽ giữ được làng văn hóa truyền thống đẹp giữa đô thị khiện đại. 

Bức tranh hoàn hảo khi dự án hoàn thiện

Liên quan đến một số tin đồn về những nhà đầu tư lớn đã xí phần đất trong khu đô thị thông minh, ông Chiến cho rằng, cần phải công khai hóa để tránh chuyện đi đêm. Về việc lo ngại chuyện sửa quy hoạch, nhà đầu tư không thể tự sửa quy hoạch, mà phụ thuộc vào cấp thẩm quyền, phải thực hiện đúng quy định pháp luật.

"Trong dự án có thể có câu chuyện phải điều chỉnh quy hoạch, cái bất khả kháng như cây đa nghìn năm tuổi,…phải điều chỉnh cục bộ. Nhưng thường sự điều chỉnh của chủ đầu tư hay say sưa điều chỉnh xây nhà tư thấp thành cao, hoặc nới diện tích dự án,... Điều này có thể nếu cấp thẩm quyền chứng minh được hạ tầng phải phù hợp nếu điều chỉnh một cách chi tiết như dân cư nhiều hơn thì cấp nước thế nào,…điều chỉnh đó hạ tầng đó vẫn đáp ứng được, điều chỉnh theo quy định pháp luật, đúng thẩm quyền, đúng trình tự và đặc biệt phải theo lợi ích của dân.

Ngoài ra, dự án cần công khai chi tiết và phải có lộ trình làm theo các giai đoạn để dân cũng nắm được và có kế hoạch làm ăn. Dự án phải thực hiện hàng dọc như năm 2018 sẽ làm đến đâu, những năm tiếp theo sẽ rút kinh nghiệm năm trước đó để làm tốt hơn,...

Cùng quan điểm thận trọng, TS.KTS Bùi Doãn Đức cũng tỏ ra lo ngại về số phận dự án thành phố thông minh khi mà trước đó Hà Nội đã lỡ nhiều giấc mơ quy hoạch. Chia sẻ với Reatimes về dự án, ông Đức đưa góp ý nhỏ: Từ vết xe đổ những dự án cũ như thành phố vệ tinh Láng Hòa Lạc hay khu An Khánh, tôi lo ngại vê tiền đề để thực hiện tốt dự án lớn này. Do đó, để làm tốt dự án này, Hà Nội đừng làm chắp vá nữa, mà phải nhìn trúng điểm rơi và hãy soạn đầu bài cho chủ đầu tư thực hiện nghiêm túc và công khai dự án. Đơn cử như dự án kết thúc năm 2018 sẽ làm được gì, năm tiếp theo hoàn thiện những gì,..

Chủ đầu tư làm tốt thì để làm tiếp, làm không tốt thì phải phạt. Riêng với dự án thành phố thông minh, trong giai đoạn 1, hạ tầng phải xong mới được xây nhà. Hạ tầng bao gồm đường xá, điện nước, xử lý môi trường- rác thải, thông tin liên lạc, tóm lại, hạ tầng phải hoàn thiện một cách đồng bộ và yêu cầu chủ đầu tư phải hoàn thiện hạ tầng phải bao nhiêu phần trăm mới được xây. Hà Nội phải cương quyết đuổi nhà đầu tư làm sai cam kết.

Thứ hai, ông Đức cũng lo về sự đồng bộ ý thức của con người nếu dự án thành phố thông minh hoàn thiện. Đây cũng không hề là câu chuyện đơn giản. Có tiền có thể đô thị hóa nhưng thành thị hóa là khó bởi vấn đề con người. Khi nếp sống đô thị kém, còn nhổ bọt, nói to, vứt rác. Ý thức đô thị của người dân không có, con người sử dụng cho đô thị thông minh chưa phát triển thì thành phố cũng không thể thông minh được.

Thứ 3 là lo ngại khả năng quán xuyến, năng lực quản lý thực hiện dự án và sau dự án của cấp lãnh đạo. Đôi khi dư luận vẫn cho rằng, chính quyền quản lý yếu khi mà chỉ làm vỉa hè chắc không xong thì làm sao được dự án hiện đại quy mô lớn. Chưa kể, cũng chính vì những dự án đổ khiến cho uy tín trong nước cũng bị ảnh hưởng, nhà đầu tư nước ngoài khi tham gia dự án cũng e ngại.

(còn nữa)

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top