Aa

Bảo vệ thương hiệu cho doanh nghiệp bất động sản, cách nào?

Thứ Năm, 07/03/2019 - 14:01

Bảo vệ thương hiệu cho doanh nghiệp bất động sản, cách nào?; Giá đất Cần Giờ bất ngờ tăng nhiệt đầu năm; Nhiều phần tử xấu “đột nhập” vào Ban quản trị chung cư để trục lợi;... là những tin tức nổi bật về bất động sản 24 giờ qua.

Bảo vệ thương hiệu cho doanh nghiệp bất động sản, cách nào?

Thời gian qua, việc các công ty bất động sản lớn bị một số môi giới, hoặc doanh nghiệp khác mạo danh thương hiệu nhằm phục vụ việc bán hàng cho dự án của mình không phải là hiếm và làm đau đầu các doanh nghiệp bị mạo danh.

Đơn cử, tháng 6/2018, Công ty cổ phần Địa ốc Him Lam (Him Lam Land) đã phát đi thông báo về việc Công ty bị một doanh nghiệp môi giới nhỏ nhái thương hiệu tại Dự án Khu dân cư Him Lam Chợ Lớn, quận 6, TP.HCM.

Đại diện Him Lam Land cho biết, Công ty phát hiện trên các trang quảng cáo của Google, Facebook liên tục xuất hiện thông tin quảng cáo mở bán nhà phố Him Lam Chợ Lớn tại quận 6, với diện tích từ 40 - 70 m2. Trong khi đó, Him Lam Land không hề triển khai dự án nào tại đây.

Chưa kể, để lấy lòng tin của khách hàng, trên giao diện của trang web giới thiệu dự án này còn để hình Dự án Him Lam Phú An tại quận 9 do Him Lam Land làm chủ đầu tư. Do vậy, Him Lam Land đã phát đi thông báo để bảo vệ chính mình và cũng là cảnh báo tới khách hàng, tránh bị nhầm lẫn.

Các doanh nghiệp nên chú trọng đến việc xây dựng và bảo vệ thương hiệu của mình. Ảnh: Shutterstock

Các doanh nghiệp nên chú trọng đến việc xây dựng và bảo vệ thương hiệu của mình. Ảnh: Shutterstock

Đây không phải lần đầu tiên thương hiệu Him Lam Land bị "ăn theo", vì vào cuối năm 2017, doanh nghiệp này cũng bị nhái thương hiệu tại Dự án Khu dân cư Him Lam, quận 7. Theo đó, vào tháng 12/2017, trên nhiều tuyến đường của TP.HCM xuất hiện nhân viên phát tờ rơi quảng cáo bán dự án đất nền khu dân cư Him Lam 2 tại quận 7, TP.HCM.

Tuy nhiên thực tế, đây là dự án nhái thương hiệu Him Lam, bởi theo phía Him Lam Land, trước đây, Công ty đã phát triển thành công một dự án tại quận 7, nhưng sau dự án này thì không phát triển thêm bất kỳ dự án nào khác tại khu Nam, đặc biệt là không triển khai dự án phân lô bán nền. Với sự thành công của Dự án Him Lam quận 7, cũng như uy tín của Him Lam Land, nên doanh nghiệp trên đã gắn tên Him Lam vào dự án này.

Một thương hiệu nổi tiếng khác trong làng bất động sản phía Nam là Công ty cổ phần Đầu tư kinh doanh địa ốc Hưng Thịnh cũng đã từng bị rơi vào hoàn cảnh tương tự. Tháng 7/2018, doanh nghiệp này đã phải phát đi thông báo trên website của mình rằng, Công ty không có bất cứ liên quan gì tới Công ty cổ phần Đầu tư bất động sản Hưng Thịnh Group, có trụ sở tại đường Trường Chinh, quận Bình Tân, TP.HCM.

Xem chi tiết tại đây.

Nhiều phần tử xấu “đột nhập” vào Ban quản trị chung cư để trục lợi

Theo HoREA, một số vướng mắc trong quản lý, vận hành, sử dụng nhà chung cư  và nhiều vấn đề mới phát sinh cần được xem xét giải quyết.

Cụ thể như việc vướng mắc do Ban quản trị chung cư chưa được cấp con dấu. Vướng mắc về chủ tài khoản của Ban quản trị chung cư "có thể là một thành viên hoặc nhiều thành viên Ban quản trị đứng tên đồng chủ tài khoản" (Thông tư 02/2016/TT-BXD quy định).

"Chính vì Thông tư nói trên mà thực tế nhiều hội nghị chung cư chỉ quy định 1 người trong Ban quản trị làm chủ tài khoản. Việc này có thể dẫn đến tình trạng lạm quyền, lạm chi, trục lợi cá nhân gây thiệt hại cho cư dân", báo cáo của HoREA nêu.

Cũng theo HoREA, vướng mắc về việc đóng góp kinh phí bảo trì đối với các chung cư được thực hiện trong giai đoạn Luật Nhà ở 2005 có hiệu lực vì luật quy định không rõ như Luật Nhà ở 2014. Điều này dẫn đến tranh chấp do người mua nhà cho rằng họ đã nộp phí bảo trì khi ký hợp đồng mua nhà, trong khi chủ đầu tư cho rằng, họ chưa thu phí bảo trì này.

HoREA cũng cho rằng, một số vấn đề bất hợp lý đối với chủ đầu tư vẫn còn tồn đọng do chủ đầu tư không được đối xử công bằng.

Xem thêm tại đây.

Giá đất Cần Giờ bất ngờ tăng nhiệt đầu năm

Đầu tháng 3, giới đầu tư tại Sài Gòn đổ về Cần Giờ săn nhà đất, khiến giá bất động sản tại huyện đảo này rục rịch tăng.

Đây được xem là làn sóng đầu tư địa ốc ăn theo diễn biến thông tin hạ tầng, xu hướng đầu tư cũ đã tồn tại nhiều thập kỷ tại Sài Gòn. Đầu tuần, phương án thiết kế kiến trúc cho Cầu Cần Giờ vừa được UBND TP HCM chọn và công bố sau một thời gian dài công trình hạ tầng này chỉ dừng lại ở mức khởi động, cân nhắc chọn phương án thiết kế... Điều này đã hâm nóng thị trường nhà đất vốn đang thiếu hụt thông tin hỗ trợ tích cực trong 6-9 tháng qua.

Theo phương án thiết kế được TP HCM công bố chọn đầu tháng 3/2019, Cầu Cần Giờ sẽ là cầu dây văng một trụ tháp với ý tưởng phác họa hình tượng cây đước đặc trưng của huyện Cần Giờ (khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn). Công trình hạ tầng này có sứ mệnh thay thế phà Bình Khánh, kết nối huyện Cần Giờ với trung tâm thành phố, cây cầu dự kiến cần vốn 5.300 tỷ đồng. Dù chỉ là một thông tin ở giai đoạn tiền chuẩn bị, giới đầu tư địa ốc tại Cần Giờ vẫn bị tác động khá mạnh.

Phối cảnh thiết kế cầu Cần Giờ từng được chọn.

Phối cảnh thiết kế cầu Cần Giờ từng được chọn.

Vào cuối tuần, thị trường nhà đất tại nhiều xã thuộc huyện Cần Giờ thu hút rất đông các nhà đầu tư thăm dò mua đất. Điểm nóng hút sự quan tâm của giới buôn địa ốc tập trung vào 2 xã. Dẫn đầu là xã Bình Khánh - kết nối trực tiếp với cầu Cần Giờ và kế đến là xã Cần Thạnh – địa bàn kết nối tâm huyện đảo với mô hình siêu đô thị biển.

Nhà đầu tư theo nhóm và nhà đầu tư tổ chức, có vốn mạnh, chuộng mua đất hỗn hợp nuôi trồng thủy sản, nông nghiệp xen lẫn thổ cư theo lô lớn, dòng vốn cả chục tỷ đồng trở lên. Trong khi đó, khách lẻ săn đất thổ cư hoặc nhà liền thổ, giá trị tài sản trên dưới 3 tỷ đồng được ngã giá nhiều.

Tuy nhiên, thị trường ghi nhận không có quá nhiều giao dịch đột biến vì bên bán và bên mua không gặp nhau. Trung bình cứ 10 thương vụ ngã giá, thương lượng thì tỷ lệ giao dịch thành công chỉ đạt 30% (tương đương 3 giao dịch thành công).

Đọc thêm tại đây.

TP.HCM: Thu ngân sách từ đất đai tụt mốc tỷ USD

Cụ thể, theo Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), năm 2017, thu ngân sách từ đất là 27.170 tỷ đồng, chiếm 11,75% tổng thu ngân sách. Trong đó, số thu tiền sử dụng đất dự án là 17.905 tỷ đồng, chiếm 66% tổng nguồn thu về đất.

Năm 2018, tổng thu ngân sách TP.HCM là 378.543 tỷ đồng, đạt 100,47% dự toán. Thu nội địa là 244.772 tỷ đồng tăng 10,48% so với cùng kỳ, nhưng chỉ đạt 95,54% dự toán. Trong đó, thu ngân sách từ đất khoảng 22.600 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 9,32% tổng thu ngân sách. Trong đó, số thu tiền sử dụng đất dự án là 13.868 tỷ đồng, chỉ còn chiếm 61,3% tổng thu về đất.

Xem đầy đủ tại đây.

Sau Tết, thị trường đất nền tại TP.HCM hiện nay diễn biến ra sao?

Nguồn cung mới khan hiếm tiếp tục là nguyên nhân khiến giá đất nền khu ven Tp.HCM tăng giá sau thời điểm Tết nguyên đán. Theo khảo sát thực tế, cho thấy tại khu Đông Sài Gòn những nền đất diện tích 50,4m2 có giá 2,1-2,2 tỉ đồng/nền trước Tết Nguyên đán, sau Tết đã tăng lên 2,4 tỉ đồng/nền. Những nền đất đã sổ tại khu vực Q.9, huyện Nhà Bè, Bình Chánh, Hóc Môn… ghi nhận mức tăng 10-15% trong vòng 2-3 tháng, tính từ thời điểm trước Tết.   

Giá đất nền thổ cư tại khu vực Q.9, mức tăng thấp nhất 10% so với với thời điểm tháng 1/2019. Trong đó, có một số nền đất mặt tiền, giá từ 15-20% trong vòng 3 tháng. Cụ thể, nền đất có diện tích 50,4m2 tại đường Trường Lưu có giá từ 2,2 tỉ đồng/nền trong đầu tháng 1/2019, hiện đã tăng lên 2,4 tỉ đồng/nền. Đáng nói, dù không có giao dịch phát sinh, giá đất khu vực này vẫn tăng giá.

Tại huyện Củ Chi, Hóc Môn giá đất nền có pháp lý hoàn chỉnh cũng ghi nhận mức tăng từ 7-10% so với thời điểm trước Tết. Trong đó, mức tăng giá ghi nhận rõ nét nhất ở các nền diện tích từ 80-100m2. Đây là sản phẩm khan hiếm nguồn cung mới ở giai đoạn này. Nhiều NĐT tìm kiếm sản phẩm để tái đầu tư ở khu vực Củ Chi, Hóc Môn nhưng hiện không có nhiều sự lựa chọn.

Trong khi đó, tại huyện Nhà Bè, Bình Chánh giá đất nền âm thầm tăng giá ở ngưỡng trung bình từ 5-10% (tùy vị trí) sau Tết nguyên đán. Đặc biệt, tại huyện Nhà Bè, các nền đất dự án, giá thứ cấp đã tăng từ 10-15% so với thời điểm cách đó 4 tháng. 

Xem thêm tại đây.

Chỉ định nhà đầu tư siêu dự án nghỉ dưỡng hơn 4.000 tỷ tại Vân Đồn

UBND tỉnh Quảng Ninh vừa phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư thực hiện Dự án Phân khu B - Khu dịch vụ và nghỉ dưỡng đảo Ngọc Vừng tại xã Ngọc Vừng, huyện Vân Đồn, theo thông tin từ báo Đấu Thầu.

Dự án Phân khu B - Khu dịch vụ và nghỉ dưỡng đảo Ngọc Vừng là dự án đầu tư có sử dụng đất với diện tích đất là 86,98 ha, tổng mức đầu tư 4.181 tỷ đồng. 

Cơ cấu diện tích đất nêu trên bao gồm: Đất biệt thự nghỉ dưỡng (128.500m2), đất hỗn hợp (124.100m2), đất công trình công cộng dịch vụ (116.600m2), đất giao thông (74.200m2), đất công viên (21.800m2), đất cây xanh (13.500m2), đất đầu mối kỹ thuật, bãi đỗ xe (9.800m2) và đất khác (381.400m2).

Mục tiêu của Dự án là nhằm cụ thể hóa đồ án quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 tầm nhìn 2030; từng bước đầu tư xây dựng đảo Ngọc Vừng trở thành trung tâm du lịch lớn, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu đa dạng về du lịch, vui chơi giải trí cho du khách và người dân trong khu vực; tạo dựng...

Xem thêm thông tin tại đây.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Liên kết hữu ích
Lên đầu trang
Top