Aa

Bất động sản 24: Đầu cơ buôn đất ruộng ở Nhơn Trạch kiếm hàng chục tỷ đồng

Thứ Năm, 20/02/2020 - 10:30

Đầu cơ buôn đất ruộng ở Nhơn Trạch kiếm hàng chục tỷ đồng; "Khai sinh” condotel: Nhà đầu tư sẽ an tâm rót vốn... xem thông tin chi tiết tại đây.

Đầu cơ buôn đất ruộng ở Nhơn Trạch kiếm hàng chục tỷ đồng

Ăn theo cơn sốt đất ở Nhơn Trạch (Đồng Nai), nhiều nhà đầu tư kiếm hàng chục tỷ nhờ gom đất ruộng giá rẻ rồi bán kiếm lời.

Nhơn Trạch đang là một trong những thị trường lân cận Tp.HCM hút giới đầu tư, đầu cơ nhất thị trường BĐS phía Nam. Với những điểm lợi như gần Tp.HCM (chỉ cách một con phà), là khu đô thị thứ 2 từng được nhận định sẽ có tốc độ phát triển ngang ngửa Thành phố Biên Hòa khi hạ tầng thay đổi, đặc biệt là nhờ lực đẩy từ sân bay Quốc tế Long Thành, gần đây nhất là cầu Cát Lái đã khiến thị trường nơi đây trở thành điểm nóng trong cả năm 2019 dù cho nhiều nơi khác rơi vào tình thế ảm đạm.

Ăn theo cơn sốt về hạ tầng nơi đây, nhiều nhà đầu tư đã nhanh chân đón đầu thị trường từ năm 2016-2017. Dường như nhìn trước được sự thay da đổi thịt của vùng đất này, không ít nhà đầu tư trẻ tuổi đã tìm về săn đất để dành chờ bán kiếm lời, đặc biệt là đất ruộng.

Theo chia sẻ của một môi giới ở khu vực Nhơn Trạch, số lượng nhà đầu tư kiếm hàng chục tỷ nhờ đầu cơ đất nông nghiệp tại Nhơn Trạch không hiếm. Nhiều người trúng mánh do mua đất từ thời điểm giá rẻ, chỉ rơi vào khoảng 200-300 triệu/1.000m2, sau khoảng 2-3 năm giá đất ruộng hiện tại ở khu vực Nhơn Trạch dao động trên dưới 1 tỷ đồng/1.000m2 (1 sào nam bộ).

Xem thông tin chi tiết tại đây

"Khai sinh” condotel: Nhà đầu tư sẽ an tâm rót vốn

Theo ông Trần Đình Quý, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Khánh Hòa, tâm lý của các nhà đầu tư sẽ an tâm hơn kể từ khi thông tin Bộ Tài nguyên và Môi trường có văn bản hướng dẫn về chứng nhận quyền sở hữu với condotel.

"Năm 2019, thương vụ phá vỡ cam kết lợi nhuận của Cocobay Đà Nẵng với mức lãi suất lên tới 12 - 14% đã khiến các nhà đầu tư có phần hoang mang, e dè. Chưa kể, những tranh chấp pháp lý cũng khiến các nhà đầu tư lo ngại việc đổ tiền vào mô hình condotel. Ngay cả các chủ đầu tư cũng vậy!

Thế nên, văn bản hướng dẫn loại hình condotel này được ban hành sẽ giúp nhà đầu tư phần nào an tâm hơn. Dẫu sao, sau khoảng thời gian đợi chờ, phía cơ quan ban ngành đã đưa ra một quy định gỡ vướng. Một phần nào đó, loại hình condotel đã được xếp vào danh sách rõ ràng.

Chắc chắn với tâm lý an tâm, nhà đầu tư sẽ mạnh dạn rót vốn. Mặc dù đang có ảnh hưởng của đại dịch Corona song bất động sản nghỉ dưỡng vẫn là kênh đầu tư rất tiềm năng. Như tôi đã từng chia sẻ với báo giới trước đó, bước vào giai đoạn tháng 5, tháng 6 khi dịch Corona qua đi, lượng khách du lịch sẽ tiếp tục gia tăng trở lại", ông Quý nhận định. 

Xem thông tin chi tiết tại đây

Tránh tình trạng doanh nghiệp "thấm đòn", luật mới sửa đổi

Tại Hội nghị trao đổi những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, nhà đầu tư về chính sách của Nhà nước đối với thị trường bất động sản Việt Nam do Hiệp hội Bất động sản Việt Nam tổ chức mới đây, nhiều doanh nghiệp bất động sản đã bày tỏ hàng loạt khó khăn đang ảnh hưởng lớn đến kế hoạch kinh doanh và hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp, sâu xa hơn là nguồn cung của thị trường bất động sản, liên quan đến chính sách đất đai, thủ tục hành chính, nguồn vốn...

Thị trường bất động sản Việt Nam đã bước qua giai đoạn hình thành phát triển với nhiều những thăng trầm, ngày càng trở thành lĩnh vực kinh tế quan trọng và chủ chốt, góp phần nâng cao bộ mặt của đất nước và đời sống kinh tế xã hội.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đạt được, hiện vẫn còn nhiều những thách thức ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh và bền vững của thị trường. Trong đó, những bất cập trong chính sách, pháp luật đất đai đang được cho là nút thắt lớn nhất, có nhiều tác động xấu đến thị trường. Đây cũng là vấn đề được các doanh nghiệp bất động sản kiến nghị nhiều nhất trong thời gian qua.

Thực trạng chồng chéo, mâu thuẫn giữa các quy định pháp luật không chỉ tạo nên những rủi ro cho các doanh nghiệp, mà thực tế này còn gây lúng túng cho cơ quan quản lý nhà nước trong quá trình thực thi chính sách, về lâu dài sẽ ảnh hưởng rất tiêu cực đến sự phát triển lành mạnh của thị trường bất động sản. 

Xem thông tin chi tiết tại đây

"Phá dỡ hay tháo dỡ thì cũng không được phép hủy hoại tài sản"

Tại tọa đàm về trách nhiệm bồi thường Nhà nước trong lĩnh vực quản lý hành chính qua vụ việc UBND quận Hà Đông cưỡng chế phá dỡ công viên nước Thanh Hà do báo Pháp luật Việt Nam tổ chức mới đây, các chuyên gia đã chỉ ra nhiều vấn đề cho thấy việc phá hủy hoàn toàn, biến công viên nước Thanh Hà thành đống đổ nát, gây thiệt hại cho doanh nghiệp là chưa thỏa đáng, cần làm rõ có sai phạm không và truy cứu trách nhiệm.

Nêu ý kiến tại tọa đàm, ông Đinh Xuân Thảo, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Lập pháp của Quốc hội cho hay, tại Nghị định 180/2007/NĐ-CP ngày 7/12/2007 quy định biện pháp xử lý vi phạm trật tự xây dựng có quy định cụ thể.

“Dưới góc độ người nghiên cứu lập pháp, theo tôi cần phải hiểu "tháo dỡ" hay "phá dỡ" đều là dỡ bỏ công trình để khôi phục hiện trạng ban đầu. Và phải hiểu "phá dỡ, tháo dỡ" không phải là đập bỏ, phá hủy. Xử lý công trình theo cách đập bỏ, hủy hại tài sản thì không pháp luật nào cho phép. Phải bảo quản phương tiện, tang vật, tài sản kèm theo để xử lý theo quy định của pháp luật. Không được tiêu hủy, hủy hoại. Như vậy, dù theo luật, nghị định, phá dỡ hay tháo dỡ thì cũng không được phép hủy hoại tài sản”, ông Thảo nói.

Theo vị này, xử lý công trình theo cách đập bỏ, hủy hại tài sản thì không pháp luật nào cho phép. Ngược lại, cần phải bảo quản phương tiện, tang vật, tài sản kèm theo để xử lý theo quy định của pháp luật, không được tiêu hủy, hủy hoại.

Ông Thảo cũng cho biết, khi thảo luận Luật Xử lý vi phạm Hành chính 2012, các ĐBQH thấy phải dùng từ “tháo dỡ” mới chính xác.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Thấy gì qua dòng tiền âm của các doanh nghiệp bất động sản?

Khảo sát kết quả kinh doanh năm 2019 của các doanh nghiệp trong ngành bất động sản đang được niêm yết cho thấy phần lớn đều tăng trưởng lợi nhuận nhưng phân nửa trong số đó có dòng tiền kinh doanh âm.

Đơn cử, theo báo cáo tài chính quý IV/2019 của Tập đoàn Đất Xanh (mã DXG), doanh nghiệp này tăng 25% doanh thu so với cùng kỳ, lợi nhuận năm 2019 tăng khoảng 3%, đạt 1.216 tỷ đồng.

Thị trường bất động sản năm 2020 được dự đoán tiếp tục thiếu hụt nguồn cung

Tiếp tục như từ năm 2016 đến nay, Tập đoàn Đất Xanh có một năm âm dòng tiền kinh doanh tới 1.796 tỷ đồng. Nguyên nhân nằm ở các khoản phải thu tăng 40%, hàng tồn kho tăng 49%, chi phí trả trước gấp 76 lần năm trước.

Tồn kho ghi nhận tăng do có các dự án mới như Khu dân cư Long Thành (1.572 tỷ đồng), Opal Skyline (177 tỷ đồng), La Maison (431 tỷ đồng), Gem Riverside (1.559 tỷ đồng)…

Về tổng tài sản, Đất Xanh tăng hơn 44%, lên mức 19.880 tỷ đồng, song khoản mục phải thu ngắn hạn tăng mạnh 62% lên mức 9.023 tỷ đồng, chủ yếu là phải thu ngắn hạn khác (chiếm tỷ trọng 61%, tương ứng số tiền 5.560 tỷ đồng).

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top