Aa

Bất động sản 24h: Có nên lao vào cơn sốt đất tại 5 huyện sắp "nâng đời" lên quận

Thứ Sáu, 01/11/2019 - 10:30

Hà Nội: Có nên lao vào cơn sốt đất tại 5 huyện chuẩn bị "nâng đời" lên quận?; Những rào cản của thị trường bất động sản Việt Nam 2019... là những thông tin được quan tâm trong 24h qua.

Hà Nội: Có nên lao vào cơn sốt đất tại 5 huyện chuẩn bị "nâng đời" lên quận?

Hà Nội sẽ có thêm 5 quận từ 5 huyện ngoại thành, trong đó huyện Hoài Đức thành quận vào năm 2020, 4 huyện Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì, Đan Phượng sẽ thành quận vào năm 2025. Quan sát thực tế cho thấy, trong 2 năm trở lại đây giá bất động sản tại các quận này liên tục có biến động lớn. Giới đầu tư và "cò" đất tích cực hâm nóng lại các giao dịch bằng nhiều chiêu thức khác nhau như: Tung tin tăng giá, thực hiện các giao dịch ảo…

Ghi nhận thực tế cũng cho thấy "cơn sốt" ở thời điểm 2017 – 2018 đã đẩy giá BĐS tại các huyện chuẩn bị được nâng cấp hành chính thành quận (gồm Đông Anh, Hoài Đức, Gia Lâm, Thanh Trì) lên nhanh một cách chóng mặt, có những nơi giá rao bán đất cao gấp từ 2 – 3 lần so với thời điểm vài năm trước đó.

Khảo sát tại huyện Đông Anh cho thấy, từ đầu năm 2019 số người tìm kiếm bất động sản tại Đông Anh tăng mạnh, gấp từ 1,5 đến 2 lần so với những tháng cuối năm 2018. Tại thị trấn Đông Anh có giá đất thổ cư tuyến đường lớn theo lời môi giới hiện vào khoảng 100 - 120 triệu đồng mỗi m2, tăng 10 - 15 giá so với cuối năm ngoái. Khu vực có tỷ lệ tăng giá được đánh giá là cao nhất là đất nền tại thôn Lễ Pháp (xã Tiên Dương, huyện Đông Anh) ở mức 30 – 35 triệu đồng/m2 trong khi giá bán ở thời điểm cuối năm 2017 là 15 – 17 triệu đồng/m2; tại xã Xuân Canh ghi nhận ở mức 35 – 40 triệu đồng/m2 trong khi trước đó khoảng 20 triệu đồng/m2.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Những rào cản của thị trường bất động sản Việt Nam 2019

Kinh tế Việt Nam được dự báo tiếp tục tăng trưởng cao giúp củng cố vững chắc thị trường bất động sản. Tuy nhiên, thị trường cũng đang phải đối mặt với không ít rào cản, khó khăn.

Hệ thống các văn bản pháp lý còn chưa đồng bộ: Hành lang pháp lý điều chỉnh thị trường bất động sản, từ công tác đầu tư xây dựng, giao dịch bất động sản đến quản lý sử dụng bất động sản chậm được hoàn thiện, còn chồng chéo; nhiều vấn đề phát sinh từ thực tiễn, bất cập của cơ chế chính sách nhưng chưa được bổ sung, sửa đổi kịp thời dẫn đến thị trường bất động sản chưa được quản lý và kiểm soát một cách hiệu quả.

Theo Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc, hệ thống luật pháp về kinh doanh đang tồn tại nhiều điều bất hợp lý. Rà soát của VCCI trên một số luật liên quan trong lĩnh vực bất động sản như: Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản… đã có đến 20 xung đột chính sách từ các luật liên quan đến nghị định, thông tư hướng dẫn về lĩnh vực bất động sản có sự chồng chéo, mâu thuẫn, không khả thi dẫn đến trong quá trình triển khai có nhiều dự án bị thanh tra, kiểm toán kéo dài.

Theo ông Lộc, trong bối cảnh thị trường bất động sản đang trầm lắng, những chồng chéo, xung đột về pháp luật không chỉ tác động đến các nhà đầu tư, tới thị trường, mà còn tác động đến người dân khi giá nhà tăng. Những người có mong muốn chính đáng để sở hữu nhà ở gặp rất nhiều khó khăn trong việc sở hữu nhà...

Xem thông tin chi tiết tại đây

Đại biểu đề nghị khẩn trương nghiên cứu sửa đổi Luật Đất đai

Ngày 31/10, Quốc hội tiếp tục thảo luận tại hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2019; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2020.

Đề cập đến những tồn tại, hạn chế trong việc ban hành luật pháp, đại biểu Phạm Văn Tuân (Thái Bình) cho rằng tuy Quốc hội, Chính phủ đã có nhiều đổi mới quyết liệt nhưng các chính sách vẫn còn thiếu kịp thời, không đồng bộ, chồng chéo, thiếu nhất quán. Việc này gây nên những khó khăn cho cả cơ quan quản lý lẫn người dân và doanh nghiệp.

Ông Tuân dẫn chứng về sự mâu thuẫn giữa Luật Đất đai năm 2013 và Luật Nhà ở năm 2014: “Luật Đất đai quy định với dự án nhà ở thương mại để bán, cho thuê, không có trường hợp đấu thầu dự án có sử dụng đất. Tuy nhiên, Luật Nhà ở lại có hình thức đấu thầu. Do đó, khi chọn nhà đầu tư theo hình thức đấu thầu, dù tuân thủ Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu thì lại vướng Luật Đất đai”.

Qua đó, đại biểu Phạm Văn Tuân đề nghị các cơ quan chức năng cần khẩn trương nghiên cứu sửa đổi Luật Đất đai để đồng bộ, tránh chồng chéo, xung đột trong hệ thống các văn bản pháp luật.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Mua nhà tại dự án The Manor Central Park: Cẩn trọng trước “miếng bánh vẽ”

Dự án The Manor Central Park được giới thiệu là một trong những sản phẩm đầy tâm huyết của chủ đầu tư Bitexco. Dự án này được định hình là dòng bất động sản hạng sang, dành riêng cho giới thượng lưu.

Theo thông tin quảng cáo, đây là một dự án rất đáng mua bởi hội tụ nhiều ưu điểm vượt trội, hấp dẫn. Ví như, “với mật độ xây dựng chỉ 20,8%, khu đô thị quy hoạch mở The Manor Central Park đáp ứng được tiêu chuẩn sống xanh một cách trọn vẹn, đồng thời cũng đảm bảo yếu tố đầu tư kinh doanh, sinh lời bền vững”. Hay những căn biệt thự, nhà liền kề, nhà phố thương mại là sự “hội tụ đỉnh cao của sự thanh lịch, sang trọng và tinh tế với số lượng giới hạn”.

Đối với tệp khách hàng mua để ở, thông tin quảng cáo đưa ra rằng, với việc sở hữu thiết kế mặt sau quay về nội khu, mặt trước hướng ra phố lớn, những căn nhà phố, biệt thự sẽ mang đến cho cư dân The Manor Central Park “cảm giác riêng tư trong tổ ấm nhỏ nhưng vẫn đủ náo nhiệt để đắm mình với phố xá, thiên nhiên”.

Trong khi đó, đánh giá về tiềm năng sinh lời cho những nhà đầu tư, sản phẩm của The Manor Central Park “hội tụ đầy đủ những tiềm năng tăng giá như sở hữu và liền kề công viên hay các tuyến đường lớn”.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Phận 'hẩm hiu' của chung cư giãn dân phố cổ Long Biên, đẹp nhưng... bỏ hoang

Khu đô thị giãn dân mới cho khu vực phố cổ Hà Nội ở Thượng Thanh, Long Biên về cơ bản hoàn thành nhưng lại không có ai đến ở. Cả khu vực luôn trong tình trạng cửa đóng then cài và bắt đầu xuống cấp.

Khu nhà chung cư cao tầng bị đang bỏ trống, cửa đóng then cài và đang có dấu hiệu xuống cấp.

Theo UBND quận Hoàn Kiếm, đề án giãn dân phố cổ đề xuất những giải pháp làm giảm mật độ dân cư khu vực phố cổ từ 823 người/ha năm 2010 xuống còn 500 người/ha (mật độ khống chế theo quy hoạch đến năm 2020) đã được phê duyệt từ lâu.

Theo đó, TP. Hà Nội sẽ phải di chuyển khoảng 6.550 hộ dân với khoảng 26.200 người từ khu vực phố cổ sang các khu giãn dân.

Giai đoạn I của đề án (2009-2015), sẽ thực hiện di dời 1.530 hộ từ khu phố cổ sang sinh sống tại khu nhà ở giãn dân Việt Hưng (quận Long Biên).

Giai đoạn II của đề án (2013-2020), sẽ thực hiện di dời nốt 5.020 hộ dân đang sống trong khu phố cổ sang khu đô thị giãn dân mới (theo nghiên cứu cần khu đất diện tích khoảng 30ha).

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top