Aa

Bất động sản 24h: Đất đai do ông cha để lại khi nào được cấp Sổ đỏ?

Thứ Hai, 13/04/2020 - 10:45

Đất đai do ông cha để lại khi nào được cấp Sổ đỏ?; Quy trình 5 bước giúp doanh nghiệp BĐS "dễ thở"?; BĐS công nghiệp vẫn tăng giá... là tin tức được quan tâm 24h qua.

Đất đai do ông cha để lại khi nào được cấp Sổ đỏ?

Người dân sử dụng đất có nguồn gốc do ông cha để lại chiếm tỷ lệ lớn. Tuy nhiên đến nay không ít hộ gia đình, cá nhân vẫn chưa được cấp Sổ đỏ. Vậy, đất đai do ông cha để lại để được cấp Sổ đỏ cần điều kiện gì?

Lưu ý, trong pháp luật đất đai không có từ nào là "đất do ông cha để lại”. Đất do ông cha để lại có thể là việc sử dụng đất theo thừa kế nhưng chưa có Sổ đỏ, thực chất đây là đất sử dụng ổn định lâu dài.

Quy định trong bài viết là điều kiện chung của theo quy định Luật Đất đai hiện hành. Không chỉ rõ điều kiện đối với từng thửa đất cụ thể vì thông tin của mỗi thửa đất là khác nhau.

Đối với đất do ông cha để lại, người đang sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (hay còn gọi là Sổ đỏ) thông qua hình thức công nhận quyền sử dụng đất.

Theo điểm a khoản 1 Điều 99, Điều 100 và Điều 101 Luật Đất đai 2013, người đang sử dụng đất do cha ông để lại muốn được cấp Giấy chứng nhận thì phải có đủ điều kiện theo quy định. Cụ thể gồm có 02 trường hợp chính.

Xem chi tiết tại đây

Giữa khủng hoảng dịch Covid-19, bất động sản công nghiệp vẫn tăng giá

Theo JLL, giá đất trung bình khu công nghiệp tại miền Bắc trong quý I đạt 99 USD/m2/chu kì thuê, tăng 6,5% so với cùng kì năm trước.

Chỉ tính riêng trong tháng 2 và tháng 3 vừa qua, khi dịch Covid-19 tàn phá nền kinh tế, sức mua của phân khúc sản phẩm nhà ở trên thị trường bất động sản nói chung đã sụt giảm thê thảm, chỉ đạt 15% so với số lượng hàng hóa bán ra. Trong khi đó, phân khúc bất động sản du lịch cũng rơi vào cảnh "chợ chiều" khi không có khách thuê và chỉ có phân khúc bất động sản công nghiệp là điểm sáng duy nhất của thị trường.

Theo báo cáo quý I/2020 của JLL, Việt Nam vẫn là một điếm đến đầy hứa hẹn từ khi làn sóng dịch chuyển nhà máy khỏi Trung Quốc bắt đầu. Dù dịch Covid-19 đang gây ra những khó khăn nhất định đối với các quyết định cũng như hoạt động di dời, chủ đầu tư vẫn tự tin tăng giá đất do đây là xu hướng đầu tư trong dài hạn.

Các giao dịch thành công trong quý chủ yếu là đã được thực hiện trước dịch. Tỉ lệ lấp đầy toàn khu vực tăng ở mức tương đối đạt 72% tính đến cuối quý I năm nay. Đáng chú ý, quỹ đất vẫn đủ để đáp ứng nhu cầu thuê dù không có khu công nghiệp mới nào được đưa vào hoạt động trong quý vừa qua. Bắc Ninh và Hải Phòng vẫn đóng vai trò là 2 thị trường công nghiệp dẫn đầu miền Bắc.

Xem chi tiết tại đây

CBRE: Giá thuê mặt bằng bán lẻ tại Hà Nội "xuống dốc"

Theo báo cáo thị trường bất động sản Hà Nội quý I/2020 của CBRE Việt Nam, doanh thu bán lẻ của ngành hàng dịch vụ ăn uống và lưu trú Việt Nam lần lượt giảm 9,6% và 27,8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tại các trung tâm thương mại, lượng khách đến mua sắm bắt đầu giảm từ tháng 2 và đến cuối tháng 3 đã giảm xấp xỉ 70 - 80%. Doanh thu các ngành hàng cũng giảm khác nhau dưới sự ảnh hưởng của Covid-19.

Về tỷ lệ trống, dù các trung tâm thương mại hiện đang dừng hoạt động do dịch bệnh, đơn vị này chưa ghi nhận yêu cầu chấm dứt hợp đồng đến từ các khách thuê. Tỷ lệ trống vì vậy tạm giữ ở mức tương đối ổn định so với quý trước.

Xem chi tiết tại đây 

Số doanh nghiệp BĐS đóng cửa tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái

Số doanh nghiệp kinh doanh BĐS tạm ngừng hoạt động tăng mạnh nhất (94,1%) trong quý 1/2020 so với cùng kỳ năm 2019.

Đó là thông tin nghiên cứu của TS. Cấn Văn Lực và Nhóm tác giả Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV nói về tác động của dịch Covid-19 đến các ngành kinh tế.

Theo nhóm nghiên cứu này, ở lĩnh vực kinh doanh bất động sản, chịu ảnh hưởng rõ nét nhất là lĩnh vực cho thuê mặt bằng thương mại, văn phòng cho thuê, khách sạn, căn hộ.

Phân khúc căn hộ cũng gặp khó khăn khi nhu cầu mua để ở, mua để đầu tư và nhóm khách nước ngoài đều giảm, lượng giao dịch trong quý giảm đến 80% so với cùng kỳ năm trước, tỷ lệ hấp thụ chỉ đạt 14,3% (theo Hiệp hội môi giới BĐS); còn tại TP.HCM, tỷ lệ tiêu thụ căn hộ quý 1/2020 giảm 37% so với cùng kỳ năm trước.

Xem chi tiết tại đây  

Doanh nghiệp bất động sản sẽ “dễ thở” hơn với quy trình 5 bước?

Sở Xây dựng TP.HCM vừa có văn bản đề xuất rút ngắn các thủ tục, trình tự phê duyệt dự án xuống còn 5 bước.

Thực tiễn hoạt động đầu tư xây dựng của các dự án nhà ở thương mại cho thấy, quy trình thủ tục xác định giá đất, thẩm định giá đất, xác định tiền sử dụng đất mất rất nhiều thời gian. Doanh nghiệp phải chờ đợi rất lâu mới nộp được tiền sử dụng đất, dẫn đến dự án nhà ở chậm được triển khai thực hiện.

Trong đó, bước 1 là lập thủ tục quyết định chủ trương đầu tư. Bước 2 là lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500. Bước 3 là lập thủ tục giao thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.

Bước 4 là thực hiện thủ tục xác định nghĩa vụ tài chính, nộp tiền sử dụng đất. Bước 5 là lập thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, công nhận chủ đầu tư, chấp thuận đầu tư, cấp giấy phép xây dựng và triển khai đầu tư xây dựng.

Trước đó, UBND TP.HCM có dự thảo báo cáo về giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong thực hiện thủ tục đầu tư xây dựng, trong đó đưa ra quy trình 6 bước để hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện một dự án bất động sản.

Xem chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top