Aa

Bất động sản 24h: Đừng kỳ vọng giá đất tăng đột biến khi huyện lên quận

Thứ Ba, 10/12/2019 - 10:28

Hà Nội đưa 4 huyện lên quận: Đừng kỳ vọng giá đất tăng đột biến; Giá đất Đà Nẵng dự kiến tăng bình quân 20% trong giai đoạn 5 năm tới... là những thông tin được quan tâm trong 24h qua.

Hà Nội đưa 4 huyện lên quận: Đừng kỳ vọng giá đất tăng đột biến

Mới đây, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã phê duyệt đề án đầu tư xây dựng bốn huyện Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì, Đan Phượng thành quận đến năm 2025.

Bà Đỗ Thị Thu Hằng - Giám đốc bộ phận Nghiên cứu và Tư vấn Savills Hà Nội cho rằng, đây là một tin đáng mừng cho thị trường bất động sản của các huyện. Giá đất những khu vực này có thể tăng nhưng sẽ theo lộ trình. 

Ảnh minh họa

"Các huyện sẽ lên quận nhìn chung đều là các thị trường mới. Trong bối cảnh đô thị hoá, đây chính là các thị trường có dư địa để phát triển và để bất động sản tăng giá, nhiều hơn là các thị trường đã ổn định.

Tuy vậy, cần nhấn mạnh một lần nữa, để nhìn thấy rõ sự thay đổi của các huyện này trong quá trình đô thị hoá, cũng như những biến động của giá đất cần một lộ trình. Nhà đầu tư nếu muốn tìm kiếm cơ hội đầu tư ngắn hạn cần hết sức cẩn trọng với các cơn sốt đất và rủi ro thanh khoản của khoản đầu tư", bà Hằng nhận định.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Bất động sản năm 2020: Nguồn cung nằm ở vùng ven

Phát biểu tại hội thảo "Cơ hội đầu tư bất động sản vùng lân cận TP.HCM năm 2020” diễn ra mới đây, TS. Võ Trí Thành cho biết, dù có tiềm năng lớn, song thị trường bất động sản 2019 đã có những “nốt trầm” hơn so với cùng kỳ năm 2018. Điều này không chỉ diễn ra ở Hà Nội và TP.HCM mà ở nhiều tỉnh tình hình thị trường cũng không thật khả quan. Giá căn hộ chung cư không biến động lớn, trong khi condotel, officetel không còn sôi động.

“Thị trường bất động sản trầm lắng cả nguồn cung rõ nhất ở TP.HCM và Hà Nội, lượng giao dịch cũng giảm so với cùng kỳ. Khi nào thị trường quay lại sôi động, tôi đồng tình với 2 dự báo:

Năm 2020 khó có đột biến về nguồn cung và giao dịch, tất nhiên tùy phân khúc; nguồn cung nội đô TP.HCM và Hà Nội vẫn khan hiếm trong năm 2020”, ông Thành phân tích.

Theo vị chuyên gia này, trong tương lai gần, xu thế nguồn cung nội đô vẫn tiếp tục giảm, nhưng tốc độ giảm có mạnh như năm 2019 hay không thì còn phụ thuộc vào Nhà nước trong việc có những động thái xử lý những dự án đang “đứng bánh” để thị trường tiếp tục vận động.

Theo TS. Võ Trí Thành, trong bối cảnh nói trên, tại TP.HCM nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp bất động sản đang có xu hướng dịch chuyển ra các vùng lân cận để tìm cơ hội. Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu, Cần Thơ hay xa hơn là các thành phố biển như Nha Trang, Cam Ranh, Phan Thiết đã trở thành những điểm đến thay thế được nhiều nhà đầu tư lựa chọn.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ô nhiễm không khí báo động, giải pháp nào cho tương lai đô thị?

Theo thống kê của Liên Hợp Quốc, đến năm 2050, tỷ lệ đô thị hóa tại Việt Nam là 57%, gia tăng đáng kể so với 2018 là 36%, điều này sẽ kéo theo thách thức về giải pháp kết nối về nhà ở, giao thông, hệ thống cung cấp năng lượng và nước sạch, khan hiếm về vật liệu xây dựng và hơn hết là chất lượng không khí. Các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM luôn nằm trong tình trạng báo động “đỏ” về ô nhiễm không khí nói riêng và ô nhiễm môi trường nói chung. Theo kết quả quan trắc ô nhiễm không khí thời gian qua trên địa bàn TP.HCM và Hà Nội tại nhiều vị trí cho thấy, ô nhiễm bụi, nồng độ bụi mịn (PM2.5) trong không khí đang ở mức cao hơn ngưỡng an toàn.

Phát biểu tại tọa đàm "Xu hướng mới của thị trường bất động sản" trong khuôn khổ Diễn đàn Bất động sản thường niên 2019, ông Nguyễn Công Thịnh, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ Môi trường, Bộ Xây dựng cho hay: “Sau nhiều sự cố ô nhiễm gần đây, đặc biệt là ô nhiễm không khí, chỉ số AQI lên cao, UBND TP. Hà Nội có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ và chỉ ra 13 nguyên nhân, đó là: Công nghiệp, giao thông, đốt rác thải, rơm rạ,… nguyên nhân thứ 13 là do công trình xây dựng”.

Cũng theo ông Thịnh, các đô thị nói chung đều đối mặt với nhiều thách thức của quá trình tăng dân số, đô thị hóa. Ở Việt Nam, đô thị hóa tăng rất nhanh tạo áp lực gia tăng lên quá trình phát triển. Theo thống kê, tỷ lệ tiêu thụ năng lượng các công trình năng lượng là từ 36 - 37%. Khối lượng phát thải khí nhà kính cho tiêu thụ năng lượng của các công trình gây tác động rất lớn đến đô thị.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Bộ Xây dựng yêu cầu kiểm tra 800 lô đất tại dự án Golden Hills City Đà Nẵng

Bộ Xây dựng vừa có công văn gửi UBND TP. Đà Nẵng về việc chuyển quyền sử dụng đất đã đầu tư hạ tầng cho người dân tự xây dựng nhà ở tại dự án Golden Hills City, quận Liên Chiểu.

Theo đó, Bộ Xây dựng đề nghị UBND TP. Đà Nẵng chỉ đạo các cơ quan chức năng tiến hành rà soát, kiểm tra cụ thể đối với 800 lô đất ở tại khu B và C thuộc dự án Golden Hills City có tổng diện tích 127.708,14m2.

Bộ Xây dựng yêu cầu việc rà soát đảm bảo hoàn thành giải phóng mặt bằng, không còn các công trình hiện trạng trên đất trước khi xem xét và quyết định theo thẩm quyền việc chuyển quyền sử dụng đất đã đầu tư hạ tầng cho người dân tự xây dựng nhà ở.

Đồng thời, Bộ Xây dựng cũng đề nghị UBND TP. Đà Nẵng căn cứ các quy định, xem xét quyết định theo thẩm quyền việc chuyển quyền sử dụng đất đã đầu tư hạ tầng cho người dân tự xây dựng nhà ở đối với khu vực thuộc dự án Golden Hills City - Khu B và Khu C được đề nghị chuyển quyền sử dụng đất cho người dân tự xây dựng nhà ở (đợt 1) dự án Golden Hills City - Khu B và Khu C có xác nhận của Sở Xây dựng TP. Đà Nẵng (khu vực có diện tích đất ở là 127.708,14m2, tổng số 800 lô).

Xem thông tin chi tiết tại đây

Giá đất Đà Nẵng dự kiến tăng bình quân 20% trong giai đoạn 5 năm tới

UBND TP Đà Nẵng vừa có Tờ trình 8046/TTr-UBND đề nghị HĐND TP tại kỳ họp cuối năm 2019 (dự kiến diễn ra từ ngày 10 – 12/12) xem xét ban hành bảng giá các loại đất trên địa bàn TP Đà Nẵng giai đoạn 2020 – 2024.

Theo dự thảo, bảng giá các loại đất trên địa bàn trong 5 năm tới có tỉ lệ tăng bình quân so với bảng giá đất hiện hành từ 15 – 20% (tùy theo quận và vị trí lô đất).

Theo bảng giá đất mới trình này, mức biến động giữa giá đất thị trường với giá đất cùng loại trong bảng giá đất hiện hành tại các quận, huyện, cụ thể ở quận trung tâm Hải Châu tăng từ 15-23%; quận Thanh Khê tăng từ 22-25%; quận Sơn Trà tăng từ 12-19%; quận Ngũ Hành Sơn tăng từ 12-26%;…

Trong đó giá đất cao nhất là đường Bạch Đằng (đoạn từ Lê Duẩn đến Nguyễn Văn Linh) hơn 196 triệu đồng/m2, tăng gấp đôi so với giá đất đoạn đường này năm 2019 chỉ gần 99 triệu đồng/m2.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top