Aa

Bất động sản 24h: Giới đầu tư BĐS phía Bắc rầm rộ Nam tiến

Thứ Sáu, 04/11/2016 - 14:11

Chung cư cao tầng “bóp nghẹt” không gian Hà Nội; Giới đầu tư BĐS phía Bắc rầm rộ Nam tiến; Nhà ở xã hội xây xong “mắc kẹt” vì khách hàng ngóng chính sách tín dụng; "Nhiều người có quá nhiều BĐS, chưa dùng đến"; BĐS trung cao cấp vẫn là “chỗ trũng” hút dòng tiền; ... là những thông tin nổi bật trên thị trường BĐS Việt Nam 24h qua.

Hà Nội thiếu nhà ở xã hội vì quy định “vênh” nhau?

Nhiều chủ đầu tư các khu đô thị, dự án bất động sản đã không dành 20% quỹ đất cho mục đích nhà ở xã hội do do sự không thống nhất trong quy định của Chính phủ và UBND thành phố.

Đó là kết luận vừa được Ban giám sát đô thị của Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội công bố, sau khi kết thúc đợt kiểm tra công tác quy hoạch đô thị và thực hiện quy định về xây dựng tại các quận huyện trên địa bàn.

Theo đoàn giám sát, nhằm đẩy mạnh việc phát triển nhà ở xã hội tại các dự án bất động sản, UBND thành phố đã có văn bản yêu cầu các chủ đầu tư dự án bất động sản trên địa bàn thực hiện nghiêm quy định của Luật Nhà ở về việc cắt lại 20% diện tích đất của dự án để xây nhà ở xã hội.

Tuy nhiên, qua kiểm tra, hầu hết không được các chủ đầu tư chấp hành nghiêm túc.

Xem chi tiết bài tại đây.

"Nhiều người có quá nhiều BĐS, chưa dùng đến"

Đề xuất của Bộ Tài chính thu thuế đối với các căn nhà thứ hai trở đi là một đề xuất hợp lý nhưng còn phiến diện và chưa đủ, mới chỉ hướng vào ngăn chặn đầu cơ nhà ở và tăng thu cho ngân sách. Sự thực, Việt Nam đang cần một cải cách lớn về hệ thống thuế nói chung và thuế BĐS nói riêng, nhất là trong giai đoạn chúng ta hội nhập kinh tế quốc tế theo chiều sâu với việc tham gia nhiều cộng đồng thương mại tự do kiểu mới. 

Ở tất cả mọi đất nước luôn tồn tại khoảng cách giầu - nghèo và tầng lớp trung lưu luôn chiếm đa số. Mức thuế đưa ra phải phù hợp với thu nhập trung bình trong xã hội.

Ở tất cả mọi đất nước luôn tồn tại khoảng cách giầu - nghèo và tầng lớp trung lưu luôn chiếm đa số. Mức thuế đưa ra phải phù hợp với thu nhập trung bình trong xã hội.

Tư tưởng chung của cải cách thuế BĐS (gồm đất phi nông nghiệp và các tài sản gắn liền) là nâng tỷ suất thuế cao hơn nhiều và đánh lũy tiến vào diện tích các BĐS sử dụng nhiều hơn hạn mức trung bình trong xã hội. Cố gắng trong vòng 20 năm, thuế suất sẽ tăng dần từ mức 0,03% tới mức 1% như kinh nghiệm các nước đã chỉ ra. Cải cách thuế như vậy sẽ đạt được nhiều mục tiêu.

Xem chi tiết bài tại đây.

Giới đầu tư BĐS phía Bắc rầm rộ Nam tiến

Ông Nguyễn Thọ Tuyển, Tổng giám đốc Hệ thống Hệ thống siêu thị dự án BĐS STDA (Cengroup) cho rằng tỷ suất sinh lời của thị trường Hà Nội thường thấp hơn TP HCM khoảng 2-3%. Đó có thể là lý do khiến nhiều nhà đầu tư chuyển hướng trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, ông cũng cho biết, xu hướng này không phải mới mà từng xuất hiện khoảng năm 2008-2010, song sau đó bất động sản rơi vào khủng hoảng nên bị gián đoạn. Gần đây nhiều nhà đầu tư quay lại thị trường nên xu hướng này lại xuất hiện.

Ông Tuyển cũng nhấn mạnh, không phải khu vực nào tại TP HCM, tỷ suất sinh lời cũng tốt mà chỉ tập trung ở khu vực trung tâm thành phố, có thể đạt mức 8-9% một năm. Do đó, ông cho biết, ngoài mục đích định cư thì không ít giới đầu tư Hà Nội cũng chọn BĐS cao cấp ở khu vực trung tâm TP HCM để mua khai thác cho thuê.

"Nhiều doanh nghiệp FDI khi đầu tư vào Việt Nam đều chọn TP HCM làm địa điểm dừng chân đầu tiên. Do đó, tại đây nhu cầu thuê căn hộ cao cấp cho các chuyên gia nước ngoài luôn cao hơn tại Hà Nội", ông Tuyển cho hay.

Bên cạnh đó, theo ông, thị trường bất động sản TP HCM luôn sôi động hơn so với Hà Nội, tâm lý nhà đầu tư dễ mua, dễ bán, dễ cho thuê. Đó cũng là lý do thu hút khách hàng miền Bắc.

Xem chi tiết bài tại đây.

Hà Nội: Nhà ở xã hội xây xong “mắc kẹt” vì khách chờ vay vốn rẻ

Ông Vũ Kim Giang, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Bất động sản Hải Phát, chủ đầu tư dự án NOXH The Vest Phú Lãm (Hà Đông, Hà Nội) tỏ ra băn khoăn khi dự án có 1.500 căn NOXH thì có đến hơn nửa hồ sơ khách hàng vẫn đang chờ chính sách tín dụng ưu đãi, chưa ký hợp đồng mua bán. Trong khi dự án đã xây xong thô, có tòa đã cất nóc.

Ông Giang cho rằng, nhiều khách hàng ngóng chờ chính sách tín dụng vì họ thực sự không có tiền nếu mua nhà với gói vay lãi suất thương mại. Còn phía chủ đầu tư thì cố gắng vẫn đảm bảo tiến độ dự án, đã có tòa cất nóc, đồng thời cũng phối hợp với ngân hàng để có gói hỗ trợ tín dụng ưu đãi cho khách hàng.

Xem chi tiết bài tại đây.

Chung cư cao tầng “bóp nghẹt” không gian Hà Nội

Theo ông Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, việc cấp phép xây dựng công trình mới vào các KĐT hiện có đang bất cập. Đó cũng là nhược điểm của quy hoạch ở ta. Một khu vực đang đảm bảo các yếu tố về quy hoạch như giao thông, hạ tầng xã hội nhưng chỉ cần một khu chung cư được cấp phép thì quy hoạch chung có thể bị phá vỡ.

Theo các chuyên gia, tất cả các dự án đều phải quản lý chặt theo quy hoạch, không cho xây thêm các công trình ngoài quy hoạch.

Theo các chuyên gia, tất cả các dự án đều phải quản lý chặt theo quy hoạch, không cho xây thêm các công trình ngoài quy hoạch.

Ông Liêm cho biết, phát triển đô thị ở Việt Nam đang theo kiểu cứ thừa chút đất nào thì lại cho xây dựng chung cư là rất bất cập. Ông Liêm dẫn chứng, để chống ùn tắc giao thông trong đô thị, Chính phủ đã ra quyết định chuyển các nhà máy, bệnh viện, trường học ra ngoài thành phố. Thế nhưng, sau một thời gian lại mọc ra nhiều khu chung cư, thậm chí cả khu KĐT mới.

Một thực trạng khác cũng rất đáng lo lắng là việc các khu chung cư sau khi đã được cấp phép lại xin điều chỉnh quy hoạch, điều chỉnh quy mô dân số. Đơn cử như trường hợp KĐT mới Mỗ Lao (Hà Đông). Tại Quyết định 738 của UBND tỉnh Hà Tây cũ (ngày 28/4/2006) phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng KĐT mới Mỗ Lao, quy mô KĐT là khoảng 62,26 ha, dân số khoảng 15.544 người. Tuy nhiên, sau đó, KĐT này liên tục được điều chỉnh quy hoạch theo hướng tăng diện tích xây dựng nhà ở và giảm diện tích xây dựng giao thông.

Xem chi tiết bài tại đây.

BĐS trung cao cấp vẫn là “chỗ trũng” hút dòng tiền

Quan sát tình hình thị trường BĐS từ đầu năm đến nay, nhiều chuyên gia nhận thị trường đang có tỷ lệ hấp thụ rất tốt. Đặc biệt, những dự án trung cao cấp chỉ cần có từ 2 trong các tiêu chí: chủ đầu tư uy tín, vị trí đẹp, hạ tầng tiện ích đồng bộ, vận hành tốt, giá cạnh tranh… là có thể an tâm hàng ra đến đâu hết đến đấy. Một số dự án “hot” như Park Hill, Vinhomes Liễu Giai, D’Capitale Trần Duy Hưng, Vinhomes Gardenia… tại Hà Nội hay Masteri Thảo Điền, Vinhomes Central Park, Vinhomes Golden River… tại TP HCM đều bán rất chạy dù khung giá đều trên 35 triệu đồng/m2. Thậm chí, một số căn đẹp còn phải tranh mua, mua chênh.

Đó là lý do, dù nguồn cung căn hộ trung cao cấp bung hàng cấp tập nhưng sức cầu đủ lớn để tiêu thụ hết phần lớn. Theo Công ty tư vấn CBRE, năm ngoái là năm thanh khoản kỷ lục của thị trường căn hộ với tổng số 57.000 căn hộ được tiêu thụ tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Thị trường có chậm lại trong quý II vừa qua nhưng ước tính trong 9 tháng đầu năm nay các doanh nghiệp cũng bán được 37.000 căn hộ tại 2 thị trường lớn nhất cả nước.

Những diễn biến thực tế trái ngược hẳn với những lo ngại về dư thừa nguồn cung bất động sản cao cấp do Hiệp hội bất động sản TP. Hồ Chí Minh cảnh báo vừa rồi. Chẳng hạn, ngay trong đợt chào bán 2 toà đầu tiên của dự án D’.Capitale, Hà Nội, khách hàng đã đặt mua tổng cộng 574 căn hộ.

Xem chi tiết bài tại đây.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top