Aa

Bất động sản 24h: Những chính sách khuấy động thị trường BĐS 2016

Thứ Tư, 28/12/2016 - 14:01

Những chính sách khuấy động thị trường BĐS 2016; BĐS nghỉ dưỡng vào thời kỳ bùng nổ; "Gót Asin" của thị trường BĐS 2016; Bí mật chiêu trò thưởng Tết bằng ô tô, căn hộ bạc tỷ; Hình thái tín dụng BĐS có sự chuyển dịch; Kênh đầu tư nào hút dòng tiền cuối năm? … là những tin tức nổi bật về BĐS 24 giờ qua.

Giá thuê văn phòng năm 2017 sẽ biến động mạnh

Năm 2017 sẽ là một năm tiếp tục của nhu cầu thuê mạnh mẽ, dòng chảy đầu tư tốt và khối lượng giao dịch cao ở châu Á Thái Bình Dương.

Đây là dự báo của Cushman & Wakefield về tình hình thị trường văn phòng cho thuê ở khu vực châu Á Thái Bình Dương.

Với những phân tích của mình, hãng nghiên cứu thị trường này nhận định:

Nhu cầu thuê cao sẽ tiếp nhiên liệu cho một sự phát triển bùng nổ, dẫn đến chỗ trống cao hơn và giảm bớt mức tăng tiền thuê.

Tăng trưởng thuê cao nhất dự kiến sẽ xảy ra tại Sydney, Melbourne, Tokyo, Bengaluru, Pune và Hyderabad.

Quan tâm của nhà đầu tư và nguồn vốn dồi dào sẽ tiếp tục duy trì một thị trường đầu tư linh hoạt.

Sydney và Melbourne là 2 thị trường văn phòng cho thuê được dự đoán có tốc độ tăng giá cao trong năm tới, lần lượt ở mức 10-11% và 8-9% sau cú bứt phá ngoạn mục trong năm 2016, với mức tăng lần lượt là 20% và 8%.

Xem chi tiết bài tại đây.

Bí mật chiêu trò thưởng Tết bằng ô tô, căn hộ bạc tỷ

Theo ông Trần Khánh Quang, Tổng giám đốc Công ty Việt An Hòa, một số doanh nghiệp địa ốc cuối năm thường công bố thông tin thưởng rất lớn so với các doanh nghiệp khác. Thưởng Tết của doanh nghiệp địa ốc có 2 mặt: Thứ nhất là do công ty làm ăn hiệu quả, lợi nhuận nhiều, nhân viên kinh doanh tốt và thứ 2 là mang tính PR.

“Ngành BĐS mang tính đặc thù hơn các ngành khác do sản phẩm mang giá trị lớn. Thành ra, doanh nghiệp địa ốc thường dồn thưởng thật lớn về một người để có thể khuyến khích, tạo động lực cho các nhân viên khác noi theo” - ông Quang chia sẻ.

Anh Nhật Duy, môi giới có thâm niên tại TP.HCM thì cho rằng, thông tin thưởng Tết khủng sẽ tác động ngay đến số đông. Trong đó có 2 nhóm đối tượng mà doanh nghiệp có thể hướng đến: Thứ nhất là nhân sự, mà chủ yếu là môi giới; thứ 2 là khách hàng.

Xem chi tiết bài tại đây.

Những chính sách khuấy động thị trường BĐS 2016

Tháng 1/2016, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) bắt đầu lấy ý kiến đóng góp dự thảo sửa đổi Thông tư 36 quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Giữa tháng 7/2016, Sở Tài nguyên Môi trường TP. HCM cùng với Sở Tư pháp, Xây dựng thành phố phối hợp công bố danh sách 77 dự án BĐS đang thế chấp ngân hàng. Đây là lần đầu tiên trên cả nước, cơ quan quản lý công khai tình trạng của các dự án để người dân nắm rõ, tránh bị lừa khi mua nhà, như từng xảy ra tại một số chung cư trước đây.

Dự thảo lấy ý kiến về tỷ lệ hạn chế tín dụng bất động sản được xem là cú sốc chính sách đầu tiên đối với cộng đồng doanh nghiệp địa ốc trong năm 2016.

Dự thảo lấy ý kiến về tỷ lệ hạn chế tín dụng bất động sản được xem là cú sốc chính sách đầu tiên đối với cộng đồng doanh nghiệp địa ốc trong năm 2016.

Trong quý IV/2016, thị trường BĐS đón thông tin Bộ Tài chính đang nghiên cứu đánh thuế tài sản, trong đó nhắm đến trường hợp người có căn nhà thứ hai trở đi. Theo kế hoạch, từ năm 2016 đến năm 2020 bộ sẽ xây dựng Luật Thuế đánh trên người sở hữu nhiều nhà ở nhằm mục đích ngăn ngừa đầu cơ nhằm giảm thiểu rủi ro trên thị trường bất động sản.

Chính sách ra đời năm 2013 dành 70% hỗ trợ cho người mua nhà ở xã hội, nhà ở thương mại có giá dưới 1,05 tỷ đồng/căn và dành 30% hỗ trợ cho các dự án nhà ở xã hội chính thức khóa sổ vào cuối tháng 12/2016. Sau 3 năm thực hiện chính sách này, đến hết tháng 11/2016, cả nước đã có 56.000 người tạo lập được nhà ở, và đã giải ngân được gần 30.000 tỷ đồng. Riêng tại TP HCM, đã có 10.316 đối tượng được vay gói 30.000 tỷ đồng với tổng số tiền được vay là 7.032,3 tỷ đồng, trong đó, có 10.308 cá nhân vay 5.575, 4 tỷ đồng, và 8 chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội vay 1.456,8 tỷ đồng.

Xem chi tiết bài tại đây.

"Gót Asin" của thị trường BĐS 2016

Ông Nguyễn Mạnh Hà - Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA), nguyên Cục trưởng Cục Nhà và Thị trường BĐS, Bộ Xây dựng nhận định, trong năm 2016, cả 2 thành phố Hà Nội và TP. HCM có khoảng 27.565 giao dịch thành công, chỉ bằng 80% của cùng kỳ năm trước. Vị này cũng chỉ ra thị trường trong năm 2016 cũng còn tồn tại một số thách thức và xuất hiện một số nguy cơ

Xem chi tiết bài tại đây.

Hình thái tín dụng BĐS có sự chuyển dịch

Đây là lưu ý của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia về diễn biến của tín dụng năm 2016, trong một báo cáo vừa công bố.

Báo cáo này cho biết, trong năm 2016, tín dụng tăng trưởng khá, hỗ trợ mục tiêu tăng trưởng, cả năm ước tăng 18%.

Về cơ cấu, tín dụng cho công nghiệp và các hoạt động dịch vụ khác vẫn chiếm tỷ trọng lớn, tạo điều kiện để tăng trưởng của khu vực công nghiệp chế biến, chế tạo và dịch vụ liên tục cải thiện.

Trong diễn biến tín dụng 2016, Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia nhấn mạnh đến xu hướng gia tăng mạnh của tín dụng tiêu dùng, góp phần duy trì tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ so với GDP.

Cụ thể, tín dụng tiêu dùng 2016 ước tăng tới 39% so với cuối năm 2015, chiếm 11,4% tổng tín dụng (năm 2015 là 9,8%). Trong đó, gần 50% tín dụng tiêu dùng tập trung vào cho vay sửa chữa nhà, mua nhà để ở mà nguồn trả nợ bằng tiền lương của khách hàng vay. Đây cũng là điểm kết nối với diễn biến của tín dụng bất động sản.

Năm 2016, theo báo cáo trên của Ủy ban, tín dụng đầu tư và kinh doanh BĐS tăng chậm lại, tăng 12,5% so với cuối năm 2015, thấp hơn nhiều so với mức tăng tới 28,3% của năm 2015. Tương ứng, tín dụng đầu tư và kinh doanh bất động sản chỉ chiếm 8,4% tổng tín dụng, giảm nhẹ so với tỷ trọng 8,8% trong năm trước.

Xem chi tiết tại đây.

Kênh đầu tư nào hút dòng tiền cuối năm?

Trong cuộc đua đầu tư cuối cùng năm 2016, so với các kênh đầu tư khác như chứng khoán, vàng, ngoại tệ, BĐS vẫn là kênh chuyển động mạnh mẽ, thu hút vốn bậc nhất và có tính lâu dài của giới đầu tư.

Điều này được minh chứng ngay từ các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Chỉ là một trong những người muốn có tâm lý “vừa giữ của, vừa sinh lời”, bà Dương Thị Liên Hương (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, bà quyết định dồn số tiền tiết kiệm để mua nhà rồi cho thuê lại. Nếu khéo quản lý, khoản thu nhập từ việc cho thuê nhà hay BĐS nói chung sẽ cao hơn mức lãi suất gửi ngân hàng. Bà Hương cũng cho rằng vàng và ngoại tệ với nhiều biến động đã không còn là kênh đầu tư hấp dẫn.

Xem chi tiết tại đây.

BĐS nghỉ dưỡng vào thời kỳ bùng nổ

Ngày 18/12 vừa qua, Tập đoàn FLC ra mắt dự án nghỉ dưỡng 5 sao đầu tiên của tập đoàn tại Quảng Ninh là FLC Halong Bay Golf Club & Lusxury Resort.Đây là một trong những dự án nghỉ dưỡng lớn nhất tại Quảng Ninh hiện nay, với quy mô lên đến 224ha, gồm nhiều sản phẩm đa dạng, như biệt thự và căn hộ khách sạn.

Trong cùng ngày, Hải Đăng cũng ra mắt dự án Mon Bay, với quy mô nhỏ hơn nhiều các đối thủ, chỉ với diện tích gần 18ha, nhưng được giới thiệu cũng có nhiều tiện ích cao cấp đồng bộ.

Trước đó, tại Quảng Ninh, Vingroup, Sun Group và Geleximco cũng đã đặt chân triển khai dự án nghỉ dưỡng tại đây.

Sự tham gia của hầu hết các doanh nghiệp địa ốc lớn, đang biến Hạ Long thành một thị trường bất động sản sôi động bậc nhất miền Bắc.

Xem chi tiết tại đây.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top