Aa

Bất động sản 24h: Thị trường M&A địa ốc, những thương vụ lớn sắp được kích hoạt

Thứ Sáu, 16/08/2019 - 10:30

Thị trường M&A địa ốc, những thương vụ lớn sắp được kích hoạt; Du lịch “bùng nổ” khiến hạ tầng phải trả giá?... là một số tin tức nổi bật 24h qua.

Thị trường M&A địa ốc, những thương vụ lớn sắp được kích hoạt

7 tháng đầu năm 2019, thị trường bất động sản TP.HCM chứng kiến đà giảm tốc mạnh mẽ của nguồn cung ở nhiều phân khúc. Chỉ tính riêng mảng chung cư (nhà ở cao tầng), theo báo cáo của các đơn vị nghiên cứu thị trường, nguồn cung giảm khoảng 40%, đà giảm được xem là mạnh nhất trong 5 năm. Rổ hàng bất động sản liền thổ cũng hạ nhiệt với tỷ lệ tương tự.

Lý do chính đến từ việc quỹ đất sạch tại TP.HCM ngày càng khan hiếm, trong khi chính quyền thành phố lại siết chặt việc cấp phép dự án mới. Khó khăn trong việc phát triển dự án mới tại thị trường TP.HCM đã đẩy các doanh nghiệp “di cư” tới các thị trường lân cận để săn tìm quỹ đất phát triển dự án.

Cuộc “di cư” này khiến thị trường M&A dự án tại thị trường bất động sản phía Nam trở nên sôi động.

Bà Nguyễn Thị Vân Khanh, Giám đốc cấp cao thị trường vốn, JLL Việt Nam nhận xét, các thương vụ M&A trong nửa đầu năm 2019 cho thấy cả khối nội lẫn khối ngoại đều sẵn sàng cho chiến lược bắt tay cùng phát triển trong những năm sắp tới. Đáng chú ý, các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục có những cam kết lâu dài đối với bất động sản Việt Nam.

Vị chuyên gia này cũng dự báo, các hoạt động M&A có thể sẽ tăng trưởng với tốc độ chậm hơn đôi chút trong 2 quý còn lại của năm 2019 do thiếu các dự án "sạch" và các dự án sẵn sàng đón nhận đầu tư.

“Quỹ đất sạch trong khu vực trung tâm hoặc khu vực đã phát triển ngày càng khan hiếm, khiến cho việc tìm kiếm những cơ hội đầu tư bất động sản chất lượng cũng ngày càng khó khăn”, bà Khanh phân tích.

Xem chi tiết tại đây

Ảnh: Internet

Du lịch “bùng nổ” khiến hạ tầng phải trả giá?

Một báo cáo được Ngân hàng thế giới (WB) công bố mới đây cho thấy, Việt Nam đang ở giai đoạn bùng nổ cả về số lượng khách du lịch trong nước và quốc tế. Số lượt khách quốc tế đến Việt Nam tăng gần 4 lần trong một thập kỷ, từ 4,2 triệu (năm 2008) lên đến 15,5 triệu (năm 2018).

Du khách đến càng đông, các tuyến đường nội thành, ven biển càng kẹt xe, nhất là những giờ cao điểm khi du khách xuống tắm biển xung đột nặng nề với lượng ôtô đông đúc. Những khu vực tập trung nhiều khách sạn, resort như quận Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng) vào cao điểm du lịch hè đã xảy ra tình trạng thiếu nước, nước yếu. Hệ thống khách sạn đang tăng trưởng cực nóng khi cung vượt cầu.

WB cho rằng, mật độ du khách tăng trưởng mạnh sẽ dẫn đến các vấn đề ùn tắc giao thông, ô nhiễm, đặc biệt ở những điểm đô thị vốn đã đông dân như Hà Nội, Đà Nẵng hay TP.HCM. Mặc dù tầm quan trọng của quy hoạch dựa trên nhu cầu về các điểm đến du lịch được tính đến, tuân thủ quy hoạch thường vẫn có vấn đề, gây ảnh hưởng đến các mục tiêu và tính bền vững trong phát triển du lịch. Theo đó, nhiều quy hoạch chưa được tuân thủ hoặc chỉnh sửa trong quá trình triển khai, thường do lợi ích riêng của doanh nghiệp chứ không phải căn cứ vào các chỉ tiêu. Điều này đôi khi tạo điều kiện cho những dự án đầu tư đe dọa đến tính bền vững của phát triển du lịch.

Xem chi tiết tại đây

Tạo đột phá mới cho doanh nghiệp Việt Nam phát triển

Doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình đổi mới đã lớn mạnh lên nhiều, nhưng nhìn chung còn dưới mức tiềm năng. Trong bối cảnh quốc tế đã thay đổi, cần tháo gỡ các rào cản, khai thông ách tắc thì doanh nghiệp mới phát triển được.

Trong tiến trình đổi mới, khu vực doanh nghiệp đã có sự chuyển biến mạnh, điển hình là những lĩnh vực sau:

Một là, quy mô và cơ cấu doanh nghiệp đã có nhiều thay đổi tích cực. Sự chuyển biến về quy mô và cơ cấu sở hữu của nền kinh tế ghi nhận tác động tích cực của Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, đã mở ra không gian mới cho doanh nghiệp phát triển.

Hai là, tiềm lực và hiệu quả kinh doanh các doanh nghiệp tăng mạnh.

Ba là, sức cạnh tranh và chất lượng được cải thiện nhưng trong tương quan quốc tế còn thua kém nhiều mặt.

Xem chi tiết tại đây

3 giải pháp hoàn thiện thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp

Động lực cho phát triển nông nghiệp được hình thành từ giải phóng sức sản xuất của nông dân. Tuy nhiên đến nay động lực này đã cạn dần và kinh tế nông nghiệp cần có động lực mới để phát triển.

Theo quy định của pháp luật đất đai từ 2004 cho tới nay, Nhà nước không có quyền thu hồi đất nông nghiệp của hộ nông dân để giao cho doanh nghiệp nông nghiệp thực hiện các dự án đầu tư nông nghiệp. Như vậy, thị trường sơ cấp về quyền sử dụng đất nông nghiệp hiện nay không tồn tại. Mọi chuyển dịch đất đai trong lĩnh vực nông nghiệp đều dựa trên thị trường thứ cấp về quyền sử dụng đất.

Một số doanh nghiệp lớn hiện nay đã có hoạt động đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao dựa theo cơ chế Nhà nước thuê đất của hộ gia đình, cá nhân và cho doanh nghiệp thuê lại đất. Theo mô hình này, việc chính quyền địa phương cho doanh nghiệp thuê đất là phù hợp pháp luật, nhưng chính quyền thuê đất của dân lại chưa được quy định trong pháp luật đất đai.

Như vậy, việc mở rộng thị trường sơ cấp giữa Nhà nước và người sử dụng đất cần được nghiên cứu để hoạch định chính sách cho phù hợp. Nhà nước chỉ thu hồi đất của dân hay có thể thuê đất của dân rồi cho nhà đầu tư thuê lại.

Xem chi tiết tại đây

Đã cắt giảm 49/90 thủ tục hành chính về lĩnh vực xây dựng

Ngày 15/8, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 36, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ dành trọn 1 ngày để tiến hành chất vấn các Bộ trưởng, trưởng ngành.

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng trình bày báo cáo tóm tắt của Chính phủ tổng hợp tình hình thực hiện các nghị quyết, kết luận của Ủy ban thường vụ Quốc hội Khóa XIV về chất vấn và giám sát chuyên đề từ đầu nhiệm kỳ đến hết năm 2018.

Theo đó, đối với lĩnh vực xây dựng, đô thị đã tiến hành chấn chỉnh công tác quy hoạch xây dựng.

Cụ thể, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Xây dựng và các bộ ngành, địa phương liên quan tập trung sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến lĩnh vực xây dựng; trình Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch, trong đó quy định chặt chẽ hơn về điều kiện, trình tự điều chỉnh quy hoạch, làm rõ hơn vai trò, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước liên quan.

Xem chi tiết tại đây  

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top