Aa

Bất động sản nhà xưởng, kho bãi Hà Nội khởi sắc

Thứ Ba, 02/10/2018 - 14:01

Bất động sản nhà xưởng, kho bãi Hà Nội khởi sắc; Lùm xùm dự án ở Thủ Thiêm, chờ thanh tra kết luận; Thiết kế trụ sở xã, phường Hà Nội: Không phải “mặc đồng phục”; Siêu dự án trên “đất vàng” quận Hoàng Mai “đắp chiếu” gần thập kỷ;... là một số tin tức nổi bật trên thị trường bất động sản 24h qua.

Bất động sản nhà xưởng, kho bãi Hà Nội khởi sắc

Nhà xưởng, kho bãi Hà Nội trong vài năm gần đây có sự tăng trưởng tốt, tỷ lệ lấp đầy tăng 20-30%, giá nhích nhẹ.

Thị trường nhà xưởng, kho bãi Hà Nội dàn đều ở phía Tây, phía Nam và phía Đông - những điểm nóng về tốc độ đô thị hóa và tái cấu trúc đô thị. Trong đó, phía Tây với Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Hà Đông, Hoài Đức… là khu vực có mặt bằng giá thuê trung bình cao nhất trên thị trường.

Trục đường Phạm Hùng, khu vực Mỹ Đình, Mễ Trì (Nam Từ Liêm) đang dẫn đầu về mức giá thuê nhà xưởng, kho bãi Hà Nội. Là điểm nóng của bất động sản phía Tây, diện tích thuê ở khu vực này khá hạn hẹp, dao động chủ yếu từ 150-500m2 với giá thuê dao động từ 70.000-110.000 ngàn đồng/m2/tháng.

Cụ thể, giá thuê nhà xưởng, kho bãi tại Phú Đô là 70.000 – 80.000 ngàn đồng/m2/tháng; Mễ Trì Hạ, Mễ Trì Thượng, khu vực đường Lê Quang Đạo, gần sân vận động Mỹ Đình là 85.000-100.000 ngàn đồng/m2/tháng. Riêng nhà xưởng, kho bãi nằm trên mặt tiền đường Phạm Hùng đang có giá thuê cao nhất, dao động từ 110.000-130.000 ngàn đồng/m2/tháng.

Xem chi tiết tại đây

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Thiết kế trụ sở xã, phường Hà Nội: Không phải “mặc đồng phục”

Trước những ý kiến trái chiều về thông tin “đồng phục hóa” gần 500 trụ sở xã, phường tại Hà Nội, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung khẳng định, việc xây dựng các trụ sở phường xã sẽ dựa trên các tiêu chí để có công năng giống nhau chứ không phải thay “đồng phục”, giống nhau hoàn toàn về mặt kiến trúc.

Trao đổi với báo chí, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết: “TP. Hà Nội không mặc áo chung cho các trụ sở mà là đảm bảo công năng giống nhau. Khi xây dựng dự án, TP. Hà Nội phải lựa chọn vật liệu bền vững, đảm bảo chất lượng lâu dài, tiết kiệm”.

Theo đó, thành phố đã yêu cầu Sở Quy hoạch và Kiến trúc, Sở Xây dựng kiểm tra, để việc xây dựng các trụ sở này có chung một công năng, đảm bảo phục vụ đúng chức năng nhiệm vụ, quy mô hoạt động của xã, phường. Đồng thời, trong quá trình thiết lập hồ sơ để xây dựng các dự án phải tính toán đến vật liệu đảm bảo bền vững.

Dưới sự chỉ đạo của UBND thành phố, Sở Quy hoạch và Kiến trúc đề xuất các trụ sở xã phường phải đầu tư xây dựng mới theo 3 phương án dựa trên vị trí từng khu vực trong đó phải thống nhất hình ảnh nhận diện, thống nhất về tiêu chuẩn vật liệu, thống nhất diện tích, không trang trí các chi tiết rườm rà...

Xem chi tiết tại đây

Nhếch nhác trong quy hoạch phố cổ Hà Nội: Lời giải nào cho bài toán bảo tồn?

Phố cổ Hà Nội vốn là niềm tự hào của người dân Thủ đô và cả nước. Thế nhưng, bộ mặt phố cổ đã và đang trở nên nhếch nhác lộn xộn. Hàng loạt công trình xây dựng sai phép, vượt phép tại nhiều tuyến phố đang ồ ạt mọc lên, phá nát quy hoạch kiến trúc phố cổ Hà Nội.

Chương trình talkshow "Góc nhìn đa chiều" của Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam tuần này đã có cuộc trò chuyện với TS. KTS Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam, để làm rõ vấn đề này.

Theo TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm, khu phố cổ Hà Nội không chỉ là đặc trưng của Hà Nội, của Việt Nam mà nó còn mang tầm thế giới. Vị thế của phố cổ đối với diện mạo, với danh hiệu Thủ đô là không thể thay thế.

Chúng ta nói rất nhiều đến việc bảo tồn và phát huy giá trị của phố cổ nhưng câu hỏi được đặt ra là bảo tồn cái gì trong khu phố cổ? Ông Nghiêm cho rằng, trước hết là bảo tồn hình dáng, không gian và kiến trúc cảnh quan phố cổ. Kiên quyết xử lý triệt để những vi phạm trong quy hoạch phố cổ.

Xem chi tiết tại đây

 Dự án New City vẫn còn nhiều điểm mờ pháp lý

Dự án New City vẫn còn nhiều điểm mờ pháp lý

Lùm xùm dự án ở Thủ Thiêm, chờ thanh tra kết luận

Tại cuộc họp báo chiều 1/10, do UBND TP.HCM tổ chức, để làm rõ thông tin liên quan đến dự án New City, phóng viên VietNamNet đã đặt 2 câu hỏi, về việc định giá tiền sử dụng đất dự án New City đã được tiến hành như thế nào và những hợp đồng mua bán căn hộ đã ký tại New City có hiệu lực pháp lý không.

Trả lời vấn đề này, ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường TP.HCM, cho rằng, dự án này nằm trong ranh Thủ Thiêm mà đoàn Thanh tra đang làm việc, chờ Thanh tra công bố thì sẽ thông tin đến báo chí, để đảm bảo khách quan và đúng quy định pháp luật.

Dự án New City tọa lạc ngay mặt tiền đại lộ Mai Chí Thọ, thuộc Khu đô thị Thủ Thiêm. Đây là dự án được chuyển đổi từ khu tái định cư 1.330 căn hộ, phục vụ cho nhu cầu tái định cư của Khu đô thị Thủ Thiêm, do Công ty TNHH Xây dựng - Thương mại Thuận Việt (Thuận Việt ) làm chủ đầu tư. Đây là dự án duy nhất trong khu tái định cư Thủ Thiêm có chủ trương chuyển từ tái định cư sang thương mại không qua đấu giá.

Gần đây, dự án này đã xảy ra tranh chấp giữa khách hàng và chủ đầu tư liên quan đến việc ký hợp đồng mua bán. Cho rằng công ty đã hoàn tất việc tạm đóng tiền sử dụng đất theo quy định vào ngân sách Nhà nước và dự án cũng đã xây dựng hoàn thành, Thuận Việt ra “tối hậu thư” buộc khách hàng phải ký hợp đồng mua bán, nếu không sẽ thanh lý.

Xem chi tiết tại đây

Siêu dự án trên “đất vàng” quận Hoàng Mai “đắp chiếu” gần thập kỷ

Dự án Trung tâm thương mại Đến Lừ (khu Đền Lừ 2, quận Hoàng Mai) được UBND TP. Hà Nội “chọn mặt gửi vàng”, giao đất cho Công ty CP đầu tư xây dựng và thương mại Việt Nam (Constrexim) làm chủ đầu tư triển khai dự án từ năm 2009. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, dự án này vẫn đang ở trong trạng thái “trơ gan cùng tuế nguyệt”.

Gần chục năm về trước, người dân tại khu vực Đền Lừ nói riêng và quận Hoàng Mai nói chung hồ hởi, vui mừng khi được tin sắp có trung tâm thương mại hoành tráng, hiện đại và tiện dụng. Thế nhưng tất cả chỉ là viễn cảnh, là ‘bánh vẽ”của chủ đầu tư khi đã gần chục năm trôi qua, siêu dự án vẫn chưa thể thành hình.

Một dự án nằm trên đất vàng của quận Hoàng Mai, từng được mong đợi trở thành trung tâm mua sắm sầm uất lại đang đầy cỏ dại và bị xẻ thịt làm bãi đỗ xe, sử dụng sai mục đích. Sự lãng phí về mặt đất đai suốt 9 năm qua dường như ai cũng thấy rõ. Đáng nói hơn, dù đã liên tiếp có các chỉ đạo xử lý việc chậm tiến độ của các cấp có thẩm quyền cũng như các cơ quan quản lý liên quan nhưng tiến độ dự án dường như vẫn “dậm chân tại chỗ”.

Theo tìm hiều, dự án này đã bị đoàn giám sát của Hội đồng nhân dân TP. Hà Nội kiến nghị tại Báo cáo số 53/BC-HĐND ngày 20/9/2012, thời điểm đó UBND quận đề nghị thu hồi.

Xem chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Liên kết hữu ích
Lên đầu trang
Top