Aa

Bất động sản Nhơn Trạch có "nóng" như tin đồn?

Thứ Hai, 13/05/2019 - 17:00

Bất động sản Nhơn Trạch có "nóng" như tin đồn?; Biệt thự cổ Hà Nội: Bảo tồn không được, phát triển không xong... là một số tin tức nổi bật 24h qua.

Bất động sản Nhơn Trạch có "nóng" như tin đồn?

Gần đây, thị trường Nhơn Trạch khá ồn ào trước các thông tin như sốt đất, giao dịch tấp nập, giá đất tăng cao. Các phòng công chứng luôn đông kín người chờ làm hồ sơ, bảng giá nhà đất cập nhật sau mỗi kỳ, mỗi quý đều tăng từ 10-20% cùng hàng loạt thông tin sắp triển khai các dự án hạ tầng quy mô… Những yếu tố này vẽ lên hình ảnh về một thị trường rất hấp dẫn để đầu tư.

Theo tìm hiểu của phóng viên, từ đầu năm đến nay, giá đất Nhơn Trạch đều neo ở mức khá cao, nhất là tại khu vực giáp ranh TP.HCM. Cụ thể, khu vực trung tâm huyện Nhơn Trạch rao bán giá từ 25-30 triệu/m2, dọc các tuyến đường dẫn đến Phà Cát Lái, mặt tiền có giá từ 35-40 triệu/m2, trong hẻm giá mềm hơn, tầm 20 triệu/m2.

Tuy nhiên, theo tìm hiểu thực tế, giao dịch tại đây không thực sự dễ dàng như vậy. “Bất động sản dưới Nhơn Trạch đang rất nóng nhưng không phải chỉ toàn theo chiều hướng tích cực”, một nhà đầu tư lâu năm tại Đồng Nai cho biết. Theo vị này, tình trạng nóng sốt ở Nhơn Trạch có sự tiếp tay của môi giới khi thay nhau thổi giá đất, trong khi nhà đầu tư cũng “nóng ruột nóng gan” tìm cách ra hàng nhanh, tránh thua lỗ.

Xem chi tiết tại đây

Một mảnh đất nông nghiệp được rao bán ở Nhơn Trạch

Một mảnh đất nông nghiệp được rao bán ở Nhơn Trạch

Biệt thự cổ Hà Nội: Bảo tồn không được, phát triển không xong

Biệt thự cổ được xem là tài sản quý giá hiện sinh giữa lòng Hà Nội, ghi dấu một thời kỳ lịch sử phát triển đầy thăng trầm của Việt Nam. Những căn biệt thự này được người pháp thiết kế theo phong cách châu Âu, tạo thành một nét đẹp kiến trúc rất độc đáo, từng được gọi với cái tên mỹ miều là những biệt thự hồng hoa, là niềm tự hào của những người được sở hữu nó.

Tuy nhiên, trải qua lịch sử trăm năm, cuộc sống xa hoa, cổ kính ở những căn biệt thự này hiện tại chỉ còn là hồi ức của một thời vang bóng. Thay vào đó là sự chen chúc, khổ sở của người dân trong căn biệt thự đã xuống cấp, nhếch nhác, phủ bụi thời gian.

Ngôi nhà rộng một chủ thuở ban đầu nay bị chia năm xẻ bảy, mỗi người làm chủ một khoảnh với diện tích gần chục mét vuông, dẫn đến kết cấu thay đổi, công trình phụ ngày càng nhiều thêm để phục vụ nhu cầu của các hộ dân. Những ngôi biệt thự ngót trăm năm tuổi hiện đang rệu rã, xập xệ trong cảnh "cha chung không ai khóc", chỗ của ai người nấy lo.

Mỗi căn biệt thự mang một số phận khác nhau nhưng đều chịu chung một tình cảnh, đó là xuống cấp nghiêm trọng. Nguyên nhân cốt lõi có lẽ bắt đầu từ nhu cầu phát triển, nhu cầu sống của người dân trong biệt thự khi người tăng nhưng đất không tăng, dẫn đến căn biệt thự xưa vốn chỉ giành cho một gia đình, thì nay lại giống như khu tập thể ổ chuột, khi người dân tự ý cơi nới trái phép, cầu thang làm nơi chứa đồ, tự ý dựng nhà vệ sinh ngay lối đi, làm thêm gác xép, hay sự phình ra bởi những chuồng chim, chuồng cọp…

Xem chi tiết tại đây

Bất động sản công nghiệp: Cơ hội để kinh tế địa phương phát triển bền vững

Việc thành lập các khu công nghiệp, khu chế xuất đã và đang là giải pháp quan trọng để các quốc gia thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, phát triển nền công nghiệp và phát triển kinh tế xã hội.

Theo số liệu của Vụ Quản lý các khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến hết năm 2018, cả nước có 326 khu công nghiệp, khu chế xuất với tổng diện tích hơn 95,6 nghìn hecta. Trong đó, có 251 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động với tổng diện tích hơn 66,2 nghìn hecta, tỷ lệ lấp đầy đạt 73,9%.

Đặc biệt, các khu công nghiệp, khu chế xuất đã có đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương, tăng thu ngân sách nhà nước và giải quyết việc làm cho người lao động.

Theo Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững vùng (thuộc Viện Hàn Lâm khoa học xã hội Việt Nam), tổng các khoản nộp ngân sách trung bình các doanh nghiệp trong khu kinh tế, khu chế xuất cao gấp 13 lần mức đóng của các doanh nghiệp ngoài khu kinh tế, khu chế xuất.

Xem chi tiết tại đây

Nhà tái định cư ở Hà Nội: Xuống cấp, nhếch nhác, ô nhiễm đến bao giờ?

Theo ghi nhận của PV tại một số khu tái định cư như Nam Trung Yên, Trung Hòa - Nhân Chính, Đồng Tàu, Đền Lừ, Long Biên, Việt Hưng, Láng Thượng, Chùa Láng, khu tái định cư TP giao lưu (quận Bắc Từ Liêm)... đều xuất hiện tình trạng sụt lún, hệ thống PCCC gần như tê liệt, chất thải xả thẳng ra môi trường xung quanh gây ô nhiễm nghiêm trọng, hàng quán bán đồ ăn lấn chiếm toàn bộ khu vực tầng 1...

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Các chuyên gia xây dựng cho rằng, các chung cư tái định cư của Hà Nội rất khó chấp nhận về chất lượng công trình xây dựng và quản lý đô thị. Bởi lẽ các từ tòa nhà tái định cư mới được đưa vào sử dụng khoảng từ 5 - 8 năm nhưng đã hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng. Các hạng mục như hệ thống cấp, thoát nước, trần nhà, tường thấm dột, khu vệ sinh ứ tắc, gạch lát bong tróc,... đều xuống cấp, dân kiến nghị sửa chữa nhưng không được cơ quan, ban ngành nào quan tâm xử lý. Nhiều khu tái định cư người dân phải chịu đựng cả chục năm trời.

Anh Thành Lộc - người dân tại chung cư tái định cư Láng Thượng cho biết, từ ngày đầu tiên bàn giao nhà cho đến nay, dân chưa thấy Ban quản lý tòa nhà tập huấn hay diễn tập công tác PCCC. “Cả tòa nhà chỉ thấy có một bình cứu hỏa đặt ở phòng bảo vệ” - anh Lộc cho hay.

Xem chi tiết tại đây

Việt Nam là "mắt xích" của chuỗi cung ứng sản xuất toàn cầu

Cơ sở hạ tầng phát triển khắp cả nước, trở thành thành viên của nhiều hiệp định thương mại song phương và đa phương cũng như chi phí ngày càng tăng cao tại các địa điểm sản xuất truyền thống như Trung Quốc, đã cho Việt Nam cơ hội thu hút các tập đoàn lớn trên thế giới. Và do vậy, Việt Nam đã nhanh chóng chuyển đổi từ địa điểm sản xuất nhỏ thành một cứ điểm lớn và thành công.

Nhưng liệu điều này có kéo dài? Như nhiều nhà bình luận và các cộng đồng kinh doanh đã chỉ ra rằng xung đột thương mại toàn cầu là một chất xúc tác lớn, Trung Quốc đang trên con đường trở thành một quốc gia thu nhập bình quân cao và Việt Nam đang thắt chặt kết nối với kinh doanh toàn cầu, liệu Việt Nam có duy trì được vị thế đang lên của một nền kinh tế sản xuất của Châu Á?

Theo nhận định của CBRE, câu trả lời rõ ràng là có, tuy vậy Việt Nam không thể ngủ quên trong chiến thắng tức thời, vì sẽ có rất nhiều quốc gia cũng sẽ tranh thủ cơ hội từ chi phí sản xuất tăng cao của Trung Quốc cũng như các căng thẳng địa chính trị gần đây.

Xem chi tiết tại đây

 

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top