Aa

Bất động sản TP.HCM: Cuộc đua "ôm hàng, lướt sóng" của nhà đầu tư thứ cấp

Thứ Tư, 31/10/2018 - 14:01

Bất động sản TP.HCM: Cuộc đua "ôm hàng, lướt sóng" của nhà đầu tư thứ cấp; Giao dịch condotel giảm mạnh; Bố trí 2.000-3.000 tỷ trong năm tới xây nhà cho công nhân... là những thông tin được quan tâm trong 24h qua.

Bất động sản TP.HCM: Cuộc đua "ôm hàng, lướt sóng" của nhà đầu tư thứ cấp

Bước vào quý IV/2018, thị trường bất động sản TP.HCM liên tục đón nhận thông tin về các dự án mở bán mới. Cũng từ đây, cuộc chạy đua gom hàng của nhà đầu tư thứ cấp để “lướt sóng” bắt đầu sôi động.

Theo báo cáo của CBRE Việt Nam, hiện tại mỗi dự án luôn có từ 30 - 50% khách hàng là nhà đầu tư thứ cấp. Số lượng hàng hóa này khi đến tay người ở thực đã tăng khoảng 15 - 25% so với giá sơ cấp.

Đơn cử như tại dự án Him Lam Phú An tại quận 9, thời điểm mở bán năm 2017, giá trung bình là 1,6 tỷ đồng/căn, nhưng tới nay đã lên tới khoảng 2 tỷ đồng/căn.

Số đông nhà đầu tư thứ cấp sẽ tạo thanh khoản nhưng cũng dễ gây nhiễu loạn khi dự án ra thị trường. Ảnh: Gia Phú

Số đông nhà đầu tư thứ cấp sẽ tạo thanh khoản nhưng cũng dễ gây nhiễu loạn khi dự án ra thị trường. Ảnh: Gia Phú/Báo Đầu tư

Xem thông tin chi tiết tại đây

Bố trí 2.000-3.000 tỷ trong năm tới xây nhà cho công nhân

Sáng 30/10, chất vấn tại hội trường, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu (Đoàn Đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội) chất vấn thành viên Chính phủ liên quan tới vấn đề nhà ở cho công nhân.
Theo Đai biểu Ngọ Duy Hiểu, vấn đề nhà ở cho công nhân đã có nhiều biện pháp tích cực nhưng còn khiêm tốn, vậy đâu là giải pháp mới, hiệu quả.

Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà cho biết nhà ở xã hội, trong đó có nhà ở cho công nhân các khu công nghiệp, người nghèo đô thị, luôn được chúng ta quan tâm và coi đây là trọng tâm chính sách phát triển nhà ở quốc gia. Chúng ta đã thực hiện được 3,8 triệu m2 nhà ở cho công nhân và nhà ở xã hội, trong đó có khoảng 1,8 triệu m2 cho người nghèo đô thị và 2 triệu m2 nhà ở cho công nhân.

"Tuy có cố gắng nhiều, so với yêu cầu vẫn còn rất thấp, chúng ta mới chỉ đạt 3,8/10 triệu m2. Kết quả đạt còn thấp theo chiến lược phát triển nhà ở quốc gia. Như vậy hiện nay cung - cầu đang mất cân đối gay gắt và thiếu"- Bộ trưởng Xây dựng nói.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Triển vọng bất động sản cuối năm: Hé lộ khu vực sẽ bứt phá ngoạn mục

Mới đây, dự báo về tình hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam những tháng cuối năm 2018 và cả năm 2019, nhiều chuyên gia cho rằng, kinh tế vĩ mô đang tăng trưởng tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành bất động sản. Và do đó, kinh doanh bất động sản tiếp tục là một trong những ngành dẫn dắt tăng trưởng của cả nền kinh tế.

Bức tranh hai thị trường chính là Hà Nội và TP.HCM cũng phản ánh khá rõ sự lạc quan này. Theo các số liệu của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, tại Hà Nội, các dự án chào bán mới trong quý III/2018 cung cấp 10.536 sản phẩm cho thị trường, tăng 170% so với quý I và tăng 19% so với quý II, nâng tổng lượng cung tại Hà Nội tính từ đầu 2018 lên 28.240 sản phẩm.

Thị trường bất động sản Tây Hồ đang chứng kiến cuộc đổ bộ mạnh mẽ của hàng loạt dự án quy mô.

Thị trường bất động sản Tây Hồ đang chứng kiến cuộc đổ bộ mạnh mẽ của hàng loạt dự án quy mô.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Giao dịch condotel giảm mạnh

Báo cáo mới nhất của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho biết, hiện tại số lượng sản phẩm condotel đang chào bán ra thị trường bất động sản là 8.061 sản phẩm bao gồm cả các sản phẩm đã chào bán từ các quý trước và các năm trước.

Trong đó tập trung tại các dự án của các chủ đầu tư như: Hyatt Regency Da Nang, Ocean Suite, Olalani, Coco Bay, Mường Thanh, Alphanam, Hòa Bình, Furama... Số lượng giao dịch thành công trong Quý III/2018 là 294 sản phẩm

Tại Nha Trang, quý III tiếp tục ghi nhận nguồn cung chào hàng mới từ các dự án Hudbuilding Nha Trang, Ariyana, Panarama... mở chào bán mới khoảng trên 1.000 căn nâng tổng số nguồn hàng Condotel Nha Trang lên 12.000 căn. Tỷ lệ hấp thụ từ các dự án mới được chào bán trong Quý III/2018 chỉ đạt khoảng 20%.

Xem thông tin chi tiết tại đây

"Các công trình xây dựng không phép thách thức sự kiên nhẫn của cử tri"

Đại biểu Nguyễn Thanh Hồng (Bình Dương) chất vấn: Đất đai không chỉ là nguồn lực vật chất mà còn là chủ quyền quốc gia, máu và nước mắt của nhân dân. Đề nghị Bộ trưởng TN&MT cho biết giải pháp lập lại kỷ cương quản lý đất đai? Hiện nay các công trình xây dựng trái phép không phép điển hình là vụ 8B Lê Trực như thách thức sự kiên nhẫn của cử tri, Bộ trưởng Xây dựng có cam kết không để xảy ra những vụ việc tương tự? Và cho biết lộ trình giải quyết vi phạm nhà ở, chung cư cao tầng hiện nay?

Trả lời chất vấn của đại biểu, Bộ trưởng TN&MT Trần Hồng Hà cho biết, thời gian vừa qua, đặt biệt là vào đầu nhiệm kỳ, tình hình lãng phí đất đai, có câu nói “đất công thành đất ông”, đất lâm trưởng quản lý lỏng lẻo để lấn chiếm trái phép…

Trước vấn đề này, Bộ tham mưu cho Chính phủ ban hành chỉ thị 01 tập trung xử lý các vấn đề vướng mắc, triển khai đồng bộ các biện pháp. Trong đó, có công tác thanh, kiểm tra tập trung những vụ việc vi phạm bức xúc dư luận, khiếu kiện đông người.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top