Aa

Bất động sản Việt Nam và thế giới: Quy luật “nước chảy chỗ trũng”

Thứ Bảy, 22/09/2018 - 14:00

Bất động sản Việt Nam và thế giới: Quy luật “nước chảy chỗ trũng”; Buýt nhanh nghìn tỷ sau 2 năm hoạt động: Mơ "công" hóa "gà"; Nhiều dự án bỏ hoang ở Hà Nội có giá đất hàng nghìn tỷ đồng... là những thông tin được quan tâm trong 24h qua.

Bất động sản Việt Nam và thế giới: Quy luật “nước chảy chỗ trũng”

Việt Nam được đánh giá là điểm đến được nhiều nhà đầu tư lựa chọn dừng chân. Lý do gì để thị trường bất động sản Việt Nam hấp dẫn như vậy?

Phân tích nguyên nhân, ông Phan Công Chánh - Tổng giám đốc Phú Vinh Group cho rằng, có 4 lý do thị trường bất động sản Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn trong mắt các nhà đầu tư ngoại, đó là: Thứ nhất, tầng lớp trung lưu của Việt Nam dự kiến sẽ đạt mức 44 triệu người vào năm 2020 (số liệu của Nielsen) với nhu cầu về nhà ở tăng nhanh và đa dạng. Thứ hai, kinh tế vĩ mô của Việt Nam tăng trưởng ở mức cao trong nhiều năm, tình hình chính trị ổn định. Thứ ba, thị trường bất động sản đang vào giai đoạn tích luỹ để phục hồi, cần thêm nhiều vốn để hồi sinh nhiều dự án “đắp chiếu” trên khắp cả nước dẫn đến cơ hội có thể mua được tài sản tốt với giá hợp lý. Thứ tư, xu hướng M&A tạo ra cho các DN bất động sản nội cơ hội để tìm kiếm thêm nguồn vốn để tăng trưởng và phát triển.

Hạ tầng cầu Bạch Đằng và đường cao tốc Hải Phòng - Hạ Long kích cầu thị trường BĐS Hải Phòng, Hạ Long, Vân Đồn trong thời gian tới.

Hạ tầng cầu Bạch Đằng và đường cao tốc Hải Phòng - Hạ Long kích cầu thị trường BĐS Hải Phòng, Hạ Long, Vân Đồn trong thời gian tới.

Còn ông Ngô Quang Phúc - Tổng giám đốc Cty CP Địa ốc Phú Đông thì cho rằng: Thị trường bất động sản Việt Nam hấp dẫn vì so với nước ngoài, giá bất động sản tại Việt Nam đang thấp hơn; thị trường nhà ở tại Việt Nam có điểm đặc biệt, đó là thị trường nhà ở để bán, còn thị trường bất động sản nước ngoài là thị trường nhà ở cho thuê. Tại Việt Nam với văn hoá tích luỹ chứ không phải văn hóa tiêu xài như dân các nước khác nên có người Việt có khả năng mua nhiều nhà.

Điều này lý giải tại sao nhiều nhà đầu tư Singapore ồ ạt đầu tư vào các dự án bất động sản tại Việt Nam, vì bán nhà tại Việt Nam đem lại lợi nhuận lớn hơn bên Singapore rất nhiều, tỷ suất lợi nhuận tới 15 - 20%/năm. Đối với nhà đầu tư ngoại đây là mức sinh lời rất hời so với đầu tư tại Singapore.

“Nước chảy chỗ trũng” khi thị trường bất động sản Việt Nam đang là thị trường mới nổi “hot” nhất khu vực Đông Nam Á, cơ sở hạ tầng đang phát triển rất nhanh, dân số trẻ, giá rẻ hơn… Việt Nam nếu duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế như hiện nay, chính trị ổn định thì việc nhà đầu tư nước ngoài vẫn ồ ạt đem tiền đầu tư tại Việt Nam là điều dễ hiểu.

Xem thông tin chi tiết tại đây

 Bất động sản TP.HCM: Phân khúc nào sẽ dẫn đầu cuối năm 2018?

Giai đoạn nửa đầu năm 2018 được đánh giá là khoảng thời gian thị trường bất động sản TP.HCM diễn ra với nhiều xu hướng dịch chuyển trái chiều nhau trong các dòng phân khúc. Tác động của hàng loạt các nhận định rủi ro cùng sự siết chặt của Ngân hàng cũng là nhân tố đẩy thị trường bất động sản TP.HCM vào giai đoạn đầy biến động.

Khi thị trường đang vận động với nhiều kỳ vọng lớn từ nhà đầu tư, vụ cháy chung cư Carina (Q.8) vào tháng 3/2018 như “gáo nước lạnh” làm hạ nhiệt thị trường bất động sản TP.HCM. Tiếp sau đó, vụ cháy chung cư ParcSpring (Q.2) như một “cú tạt” tiếp tục tác động vào tâm lý người mua nhắm tới phân khúc bất động sản chung cư.

Theo báo cáo từ Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA) đưa ra, số lượng căn hộ sụt giảm mạnh so với năm 2017. Tổng số căn nhà đưa ra thị trường là 9.174 căn (gồm có 8.690 căn hộ chung cư và 484 căn nhà thấp tầng), giảm 44,5% so với 16.506 căn cùng kỳ năm 2017.

Ngược lại với tâm lý e dè, nghe ngóng với phân khúc chung cư, lượng đầu tư tiếp tục đổ mạnh vào đất nền. Cuối tháng 3, đầu tháng 4, giá đất nền tại một số quận tăng đột biến, có nơi tăng tới 100% chỉ sau một thời gian ngắn.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Nhiều dự án bỏ hoang ở Hà Nội có giá đất hàng nghìn tỷ đồng

Câu chuyện về những công trình bỏ hoang trên đất vàng, theo GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường - là những trường hợp cá biệt. “Thực tế cho thấy, câu chuyện này nhiều năm về trước từng được xem như một xu hướng”, GS Võ nói.

Những căn nhà bỏ hoang hay công trình "treo" giải toả mặt bằng không chỉ lãng phí tài nguyên đất mà còn kéo theo những hệ luỵ về mặt môi trường, an ninh xã hội,… Nhiều người dân sống quanh các khu nhà bỏ hoang chia sẻ nỗi chán chường với PV Reatimes: “Thứ nhất, những khu nhà không ai sử dụng, cây cỏ mọc um tùm khiến không gian ẩm ướt, muỗi rất nhiều. Thứ 2 là những nỗi lo về tệ nạn. Không ai đảm bảo những căn nhà hoang phế này không trở thành tụ điểm cho ma tuý hay những tệ nạn khác tương tự”.

Nhiều ý kiến cho rằng sự tồn đọng các dự án trên đất vàng, những căn nhà, công trình hoang hoá là câu chuyện “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”. Một số người đặt câu hỏi vì sao đến nay, nhiều dự án chậm tiến độ gần một thập kỷ nhưng vẫn không bị thu hồi. Về điều này, GS. Đặng Hùng Võ cho rằng việc thu hồi là đúng luật. Ví dụ Bệnh viện quốc tế Hoa Kỳ Hà Nội ngừng thi công gần 7 năm nay, theo Điều 64, Luật đất đai 2013 thì hoàn toàn đủ lý do để thu hồi cả đất lẫn các hạng mục đã xây dựng. Song theo chuyên gia này, công tác thu hồi dự án cần sự quyết tâm, vào cuộc gắt gao của cơ quan hữu trách và cũng cần sự xem xét, tính toán chi tiết.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Sai phạm trong quy hoạch Thủ Thiêm: Dấu hỏi lợi ích nhóm

Câu chuyện về sai phạm trong quy hoạch tại Thủ Thiêm (TP.HCM) vẫn đang được dư luận dành nhiều sự quan tâm. Họ theo dõi xem đối với những sai phạm nghiêm trọng ấy, cơ quan chức năng sẽ xử lý ra sao? Ai sẽ phải chịu trách nhiệm? Quyền lợi của người dân Thủ Thiêm có được đảm bảo hay không? Dư luận muốn có một câu trả lời thỏa đáng, bởi lẽ không chỉ riêng Thủ Thiêm, có thể người dân ở nhiều tỉnh thành khác cũng đang trong tình cảnh tương tự.

Trao đổi với Reatimes, PGS TS. Nguyễn Hữu Tri - Chuyên gia hành chính công cho rằng, cần phải làm rõ vấn đề, ai là người chịu trách nhiệm trong việc thay đổi quy hoạch Thủ Thiêm. Thủ Thiêm nằm trên địa bàn TP.HCM, vậy người có thẩm quyền cao nhất là Chủ tịch UBND TP.HCM.

"Rõ ràng, cần phải rà soát lại và làm rõ hai vấn đề. Một là những thành phần nào, sự việc nào thuộc thẩm quyền quản lý của TP.HCM thì TP.HCM phải chịu trách nhiệm. Hai là, những thành phần nào, sự việc nào thuộc thẩm quyền quản lý của cấp lớn hơn thì lúc đó phải có ý kiến với Chính phủ.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Buýt nhanh nghìn tỷ sau 2 năm hoạt động: Mơ "công" hóa "gà"

10 năm chậm tiến độ, 3 lần lỡ hẹn, tuyến buýt nhanh BRT 01 (Yên Nghĩa - Kim Mã) với tổng mức đầu tư 55 triệu USD (tương đương hơn 1.000 tỷ đồng cho 14,7km và có đường riêng) đã đi vào hoạt động. Tuy nhiên, sau 2 năm đi vào hoạt động, BRT chưa phát huy được tất cả những ưu việt của phương thức này.

 Được vận hành từ đầu năm 2017, theo thống kê của TP. Hà Nội, bình quân 1 ngày tuyến buýt nhanh BRT 01 vận chuyển được 13.000 hành khách. Theo ước tính, BRT phải vận chuyển tối đa khoảng 1.000-1.500 lượt khách giờ cao điểm thì mới đạt 15% so với BRT loại nhỏ. Việc đầu tư một số tiền lớn cho hạ tầng, phương tiện, dành riêng làn đường cho việc chạy của 1 tuyến BRT có sức chứa 80 chỗ như buýt thường là lãng phí trong điều kiện hệ thống giao thông tại Hà Nội còn chật hẹp.

Điều đó cho thấy, việc đem một tuyến BRT tiêu chuẩn thế giới áp vào môi trường giao thông ở các đô thị lớn nước ta, đặc biệt giao thông Hà Nội là chưa thực sự phù hợp.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top