Aa

Bật sáng thị trường từ những thương vụ M&A

Thứ Tư, 09/08/2017 - 14:01

Bật sáng thị trường từ những thương vụ M&A; Kiến nghị cho người nước ngoài được cấp sổ đỏ tại Việt Nam; Quan ngại cho "vua tôn" Hoa Sen, chắc không thừa?; Thu nhập tăng, Muôn chiêu tại lễ mở bán dự án BĐS… là một số tin tức nổi bật trên thị trường BĐS 24h qua.

Bật sáng thị trường từ những thương vụ M&A

Thời gian qua, thị trường BĐS TP.HCM đã chứng kiến những cuộc “thay tên, đổi chủ” khá mạnh mẽ. Đã có những lo ngại về việc các thương vụ “thâu tóm” dự án sẽ làm méo mó thị trường bất động sản khi một vài chủ đầu tư “ôm” quá nhiều dự án làm của để dành chứ không triển khai ngay.

Song theo phân tích của giới chuyên môn, đây là những cuộc chuyển giao cần thiết và mang tính tất yếu, giúp thị trường bất động sản phát triển tốt hơn và đặc biệt là giải quyết được lượng hàng tồn kho còn khá lớn.

Sau khi thâu tóm, Novaland đã nhanh chóng biến dự án 30 ha bất động nhiều năm thành một khu đô thị hiện đại mang tên Lakeview City.

Sau khi thâu tóm, Novaland đã nhanh chóng biến dự án 30 ha bất động nhiều năm thành một khu đô thị hiện đại mang tên Lakeview City.

Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM, bắt đầu từ cuối năm 2013, khi thị trường bất động sản phục hồi đến nay, đã có hàng trăm dự án đã được “hồi sinh” trở lại thông qua các thương vụ M&A. Tuy nhiên, tính đến nay, trên địa bàn TP.HCM vẫn còn có đến  hơn 500 dự án đang bị ngưng triển khai. Việc hàng loạt dự án bị trùm mền không những làm cho hàng tồn kho bất động sản tăng cao, dòng tiền bị ách tắc mà còn làm cho bộ mặt đô thị bị nhếch nhác.

“Nếu không có những doanh nghiệp thực sự chuyên nghiệp, thì sẽ không có những khu đô thị, dự án được mọc lên một cách bài bản, đồng bộ”, ông Châu nói và dẫn chứng, nhiều năm trước, TP.HCM có khá nhiều dự án từng bị “trùm mền” hàng năm trời, nhưng chính nhờ sự chuyển giao trên thị trường đã biến những dự án “trùm mền” thành những khu dân cư hiện đại.

Xem chi tiết tại đây.

Quan ngại cho "vua tôn" Hoa Sen, chắc không thừa?

Theo công bố mới đây, doanh thu bán hàng trong quý III niên độ tài chính 2017 của Tập đoàn Hoa Sen – HSG (từ 01/4 đến 30/6/2017) tăng mạnh so với cùng kỳ, nhưng lợi nhuận lại trượt giảm chóng mặt. Doanh thu thuần trong quý II/2017 (tương đương quý III theo niên độ tài chính của HSG) đạt mức 7.231 tỷ đồng, tăng 57% so với cùng kỳ năm trước đó.

Tuy nhiên, nợ vay tăng gần gấp đôi khiến chi phí tài chính đội lên hơn gấp 3 lần cùng kỳ, chi phí bán hàng cũng tăng hơn 50%. Sau khi trừ đi các khoản chi phí, lợi nhuận trước thuế của HSG đạt 333 tỷ đồng, giảm 43% cùng kỳ. Lãi sau thuế thuộc về công ty mẹ đạt 272 tỷ đồng, giảm 39% so với cùng kỳ.

Điểm lo ngại nhất trong báo cáo tài chính gần đây của HSG là khoản nợ phải trả tăng 4.200 tỷ đồng. Từ đầu kỳ 1/10/2016 đến 30/6/2017, tổng nợ phải trả của Hoa Sen tăng từ 8.180 tỷ đồng lên 12.450 tỷ đồng.

Trong đó, 8.068 tỷ đồng là nợ vay và thuê tài chính ngắn hạn, 2.760 nợ vay và thuê tài chính dài hạn, vay dài hạn từ ngân hàng đến hạn phải trả là 263,9 tỷ đồng và nợ dài hạn thuê tài chính đến hạn trả là hơn 58 tỷ đồng.

Xem chi tiết tại đây

Vụ chung cư CT3 Lê Đức Thọ: C’land có xâm phạm quyền sở hữu chung 2 tầng hầm?

Sau khi có đơn thư gửi đến các cơ quan chức năng của TP. Hà Nội nhưng chưa được giải quyết, Ban quản trị chung cư CT3 Lê Đức Thọ vừa có đơn kiến nghị khẩn cấp gửi Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải đề nghị vào cuộc giải quyết những bức xúc kéo dài cho cư dân do chủ đầu tư cố tình vi phạm quy định của pháp luật.

Đáng chú ý, trong đơn kiến nghị vừa được gửi tới người đứng đầu Thành ủy Hà Nội, Ban quản trị chung cư CT3 Lê Đức Thọ tiếp tục “tố cáo” chủ đầu tư là Công ty C’land đang xâm phạm quyền sở hữu chung đối với hai tầng hầm B1 và B2 của cư dân.

Ngoài ra, đại diện Ban quản trị chung cư còn cho biết, Công ty C’land không hợp tác bàn giao công tác quản lý vận hành cho đơn vị đã được cư dân lựa chọn.

Xem chi tiết tại đây

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Bí quyết giúp tránh bị hớ tiền tỷ khi mua nhà phố

hiều năm hoạt động trong ngành bất động sản và có hơn 5 năm làm môi giới nhà lẻ tại TP. HCM, ông Đoàn Quốc Duyệt cho biết, giao dịch nhà phố phức tạp hơn bất động sản trong các dự án vì giá cả, pháp lý có khá nhiều ẩn số. Đặc biệt, mặt bằng giá nhà phố thường bất định và khó đoán với người mua do vị trí và diện tích các sản phẩm không tương đồng trong khi bên bán thường chào giá theo cảm tính. Nếu không có phương pháp sàng lọc khoa học, câu chuyện nhà đầu tư mua hớ bạc tỷ là chuyện bình thường. Chuyên gia này mách nhà đầu tư một số quy tắc tránh mất oan tiền tỷ khi tậu nhà phố.

Trong số các nguyên tắc được nêu, chuyên gia khuyên khách mua nhà không nên vội vã. Đây là quy tắc thách đố cảm tính. Hãy tập luyện thói quen nếu không mua được căn nhà này, vẫn còn những căn khác đang chờ bạn. Đừng tiếc “hàng ngon” rồi cố mua bằng mọi giá và dễ sa đà vào bẫy và mua hớ. Nếu ngập ngừng với căn nhà đang xem, bạn hãy tạm gác lại, tìm thêm những mục tiêu mới. Thị trường luôn còn đó nhiều cơ hội phía trước.

Ngoài ra nên hạn chế mua lúc thị trường nóng sốt, nên liên tục dọ thám và so sánh, cậy nhờ môi giới…

Xem chi tiết tại đây

Kiến nghị cho người nước ngoài được cấp sổ đỏ tại Việt Nam

Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA) vừa có văn bản kiến nghị lên một số cơ quan Trung ương sửa đổi một số điều liên quan đến Luật Đất đai 2013. Theo đó, HoREA kiến nghị bổ sung chủ thể "cá nhân nước ngoài" là người sử dụng đất có thời hạn tối đa không quá 50 năm sau khi đã mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

Hiệp hội kiến nghị bổ sung chủ thể người sử dụng đất là "cá nhân nước ngoài" trong thời hạn được sở hữu nhà tại Việt Nam vào điều 5 Luật Đất đai; Hiệp hội cũng kiến nghị bổ sung thêm 1 điều vào Mục 4 Chương XI Luật Đất đai quy định về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất là "cá nhân nước ngoài" để đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật.

Xem chi tiết tại đây

 

Thị trường BĐS: Muôn chiêu tại lễ mở bán

Theo các nhân viên kinh doanh bất động sản, chủ đầu tư và các sàn giao dịch F1, F2… có nhiều chiêu để thu hút khách hàng khi mở bán dự án. Anh Nguyễn Văn Toàn, nhân viên kinh doanh của một sàn giao dịch bất động sản đang bán các dự án An Gia và Creed Group tại quận 7 cho biết, chiêu phổ biến nhất hiện nay được các chủ đầu tư áp dụng tại các buổi mở bán là nhờ sự trợ giúp của người nhà.

Theo đó, tại một dự án mở bán, khi khách hàng đã tới đông đủ, lễ mở bán bắt đầu, nhiều người nhà của chủ đầu tư sẽ mang tiền lên đặt cọc giữ chỗ để tạo sốt ảo. Với sự nhiệt tình đặt mua này, những khách hàng có nhu cầu mua thực nghĩ rằng, không mua ngay sẽ hết hàng…

Một chiêu nữa ở những lễ mở bán, đặc biệt là bán đất nền, là việc bán theo các suất ưu tiên 1, 2, 3. Nghĩa là, khi ưu tiên 1 không mua thì mới tới ưu tiên 2, ưu tiên 3. Nhưng thực chất, khi dự án mở bán ra, những người thuộc ưu tiên 2 và 3 vẫn mua được hàng bình thường. 

Xem chi tiết tại đây 

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top