Aa

BĐS 24h: Mua bán dự án chưa có bảo lãnh ngân hàng - biết rủi nhưng... liều?

Thứ Sáu, 03/03/2017 - 13:30

Hiệp hội BĐS Việt Nam vừa có 8 kiến nghị "cởi trói" cho phân khúc Condotel; Từ 3/3, thêm 5 loại đất vướng mắc vẫn được làm sổ đỏ; Thị trường đất nền thứ cấp TP. HCM: Người mua đông hơn kẻ bán; Mua bán dự án chưa có bảo lãnh ngân hàng: Biết rủi nhưng... liều?... là những vấn đề được quan tâm trong 24h qua.

8 kiến nghị của Hiệp hội BĐS Việt Nam để “cởi trói” phân khúc Condotel ven biển

Sự xuất hiện của mô hình căn hộ khách sạn tại Việt Nam đã tạo nên một xu hướng đầu tư mới ngày càng trở lên mạnh mẽ trên thị trường. Theo dự đoán của các chuyên gia, Condotel ven biển sẽ phát triển sôi động trong thời gian tới do nguồn cung vốn đang trên đà tăng trưởng với nhiều dự án đã hoàn thành và rất nhiều dự án đã, đang và sẽ triển khai. Trong bối cảnh đó, cơ chế pháp lý rõ ràng cho hình thức Condotel ven biển là vấn đề không còn nằm ở việc dự báo phát triển mà là giải quyết vấn đề nảy sinh khi thực tế và pháp luật chưa điều tiết.

Phối cảnh tổng thể Premier Residences Phu Quoc Emerald Bay (Premier Condotel).

Phối cảnh tổng thể Premier Residences Phu Quoc Emerald Bay (Premier Condotel).

Để góp phần giải quyết những bất cập, khó khăn của các doanh nghiệp, quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người dân đối với loại hình BĐS căn hộ khách sạn, ngày 16/01/2017, Hiệp hội BĐS Việt Nam phối hợp với Báo Xây dựng tổ chức Hội thảo “Toàn cảnh thị trường BĐS, phân khúc Condotel - Cơ hội và thách thức”. Hội thảo đã tập hợp được tiếng nói chung của các nhà quản lý, các chuyên gia kinh tế - BĐS trong và ngoài nước, các doanh nghiệp đầu tư BĐS. Đặc biệt là các doanh nghiệp đầu tư BĐS du lịch, nghỉ dưỡng có dự án căn hộ khách sạn Condotel.

Trên cơ sở những ý kiến, kiến nghị từ các chuyên gia, nhà khoa học, các doanh nghiệp BĐS, Hiệp hội BĐS Việt Nam đã tập hợp và báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng các Bộ: Xây dựng; Tài nguyên và môi trường; Văn hóa, Thể thao và du lịch; Ngân hàng nhà nước Việt Nam một số kiến nghị.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Từ 3/3, thêm 5 loại đất vướng mắc vẫn được làm sổ đỏ

 Từ ngày 3/3, Nghị định 01/2017/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số nghị định hướng dẫn thi hành luật Đất đai 2013 chính thức có hiệu lực thi hành, theo đó, nhiều loại đất vướng mắc vẫn được làm sổ đỏ.

Cụ thể, trường hợp diện tích đất tăng thêm do người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai trước ngày 01/7/2014 vẫn được xem xét xử lý và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với diện tích đất tăng

Trường hợp diện tích đất tăng thêm do nhận chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất đã có Giấy chứng nhận thì thực hiện thủ tục chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho đối với diện tích đất tăng thêm mà không yêu cầu người sử dụng đất thực hiện thủ tục hợp thửa đất.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Thị trường đất nền thứ cấp TP. HCM: Người mua đông hơn kẻ bán

Thị trường đất nền TP. HCM đang tồn tại tình trạng, người tìm mua đất thì đông mà nguồn sản phẩm lại quá ít cho khách hàng lựa chọn. Nguyên do là tại nhiều điểm môi giới nhà đất, các sản phẩm được khách hàng gửi bán chỉ đếm trên đầu ngón tay, tính chất sản phẩm lại không đa dạng khiến khách hàng khó chọn lựa. Một số sản phẩm khách hàng gửi bán, nhưng trước tình hình thị trường, nhiều người đã nhanh tay hủy hợp đồng, “om hàng” đợi tăng giá.

Theo tìm hiểu được biết, hiện nay, giá đất quận 9 hiện tại đã "chênh" khoảng từ 15 - 20% so với giai đoạn 3 tháng cuối năm 2016. Khu vực trung tâm quận 9, quận 2 và Thủ Đức, quỹ đất hiện tại rất hạn hẹp. Nguồn cung chủ yếu đến từ những nhà đầu tư nhỏ lẻ, những người này mua đất từ trong dân, làm thủ tục chuyển đổi rồi phân lô, bán nền, nên quy mô dự án không lớn, chỉ tầm vài chục nền/dự án. Nguồn cung không lớn trong khi nhu cầu cao, do đó nếu người mua không quyết nhanh sẽ có người khác “tranh” ngay.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Mua bán dự án chưa có bảo lãnh ngân hàng: Biết rủi nhưng... liều?

Quy định tất cả dự án bất động sản khi có bảo lãnh của ngân hàng mới được phép bán ra thị trường là bắt buộc song nhiều dự án chưa có bảo lãnh vẫn mở bán rầm rộ và được khách hàng đón nhận.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Ông Nguyễn Thế Điệp - Phó Chủ tịch Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội phải thừa nhận, có đến 95% doanh nghiệp bất động sản hiện không đủ điều kiện để được ngân hàng bảo lãnh, bởi hầu hết đều phải liên kết, huy động vốn.

Biết là vậy nhưng khách hàng vẫn chấp nhận xuống tiền mua nhà ở các dự án chưa có chứng thư bảo lãnh. Bằng chứng là trong năm 2016, tính chung cả 2 thành phố Hà Nội và TP Hồ Chí Minh có khoảng 30.565 giao dịch thành công.

Cũng theo ông Điệp, các dự án chưa có bảo lãnh là do nhiều dự án đã triển khai trước khi Luật Kinh doanh Bất động sản 2014 sửa đổi có hiệu lực, hoặc đã mở bán một vài đợt trước đó, nên rất khó có được bảo lãnh của ngân hàng. Hơn nữa, mở bán khi chưa có bảo lãnh ngân hàng cũng không bị xử lý nên các chủ đầu tư vẫn vô tư vi phạm.

Xem thông tin chi tiết tại đây

HPG bất ngờ tăng 20% kế hoạch lợi nhuận "cứu" giá cổ phiếu?

Việc giá cổ phiếu HPG bất ngờ tăng mạnh vào cuối phiên là nhờ thông tin Hội đồng Quản trị của công ty điều chỉnh tăng kế hoạch doanh thu và lợi nhuận năm 2017. Theo đó, kế hoạch lợi nhuận 2017 của HPG được điều chỉnh tăng thêm 20% lên mức 6.000 tỷ đồng.

Theo giới phân tích, việc HPG điều chỉnh tăng kế hoạch lợi nhuận là thông tin vui cho cổ đông trong viễn cảnh cổ phiếu này đã giảm điểm liên tiếp sau khi công ty công kế hoạch kinh doanh tụt lùi cùng với việc tăng vốn khủng.

Trước đó, trong tháng 2, HPG công bố Nghị Quyết Hội đồng Quản trị thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2017 với doanh thu tăng 14,2% so với năm trước, ở mức 38 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, kế hoạch lợi nhuận ròng lại được cẩn trọng đặt ở mức 5 nghìn tỷ đồng, thấp hơn 24% so với mức đỉnh trong năm 2016 và tỷ suất lợi nhuận ròng giảm 6,7%.

Xem thông tin chi tiết tại đây

 

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top