Aa

BĐS cuối năm 2017: U ám hay lạc quan?

Thứ Hai, 21/08/2017 - 14:00

Thị trường condotel: "Siết" thế nào để giảm nguy cơ "vỡ trận"?; Nhà đầu tư Nhật Bản nằm trong top hoạt động tích cực tại thị trường Việt Nam; BĐS cuối năm 2017: U ám hay lạc quan?... là những thông tin được quan tâm trong 24h qua.

Thu hút FDI: Nhà đầu tư Nhật Bản nằm trong top hoạt động tích cực tại thị trường Việt Nam

Theo thống kê mới đây của Savills, nửa đầu năm 2017, FDI giải ngân đạt 7,72 tỷ USD, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm trước, trong khi vốn đăng ký là 19,22 tỷ USD, tăng 54,8% so với cùng kỳ năm trước. Sự gia tăng FDI phần lớn tập trung vào lĩnh vực sản xuất và dẫn tới kết quả là quá trình thúc đẩy phát triển hạ tầng công nghiệp.

Bên cạnh việc là động lực phát triển hạ tầng công nghiệp, FDI cũng đóng góp vào sự tăng trưởng của các phân khúc khác trong thị trường BĐS.

Bên cạnh việc là động lực phát triển hạ tầng công nghiệp, FDI cũng đóng góp vào sự tăng trưởng của các phân khúc khác trong thị trường BĐS.

Tháng 5 vừa qua, Hemaraj Land & Development của Thái Lan và Cienco 4 của Việt Nam đã chính thức xác nhận hợp tác liên doanh thành lập khu công nghiệp trị giá 1 tỷ USD, trên 3.200 ha đất ở Nghệ An, miền Bắc Việt Nam.

Bên cạnh việc là động lực phát triển hạ tầng công nghiệp, FDI cũng đóng góp vào sự tăng trưởng của các phân khúc khác trong thị trường BĐS. Cả hai mảng văn phòng và khách sạn đều cho thấy nhu cầu cao, gia tăng diện tích thuê và hiệu suất thuê ổn định.

Xem thông tin chi tiết tại đây

"Bỏ cấp phép xây dựng sẽ ảnh hưởng đến BĐS liền kề"

Trước việc lãnh đạo TP.HCM vừa giao UBND quận 7 thí điểm bỏ cấp phép xây dựng đối với những trường hợp nhà ở riêng lẻ, trao đổi với Reatimes, luật sư Phạm Công Út, Đoàn Luật sư TP.HCM lo ngại, ngoài việc tạo ra bộ mặt nhếch nhác, bỏ cấp phép xây dựng còn ảnh hưởng đến BĐS liền kề. 

Theo luật sư Út, ở đây có hai vấn đề cần chú ý. Thứ nhất, chỉ áp dụng không cấp giấy phép đối với những nhà tạm bợ, cấp 4, chứ không phải là tất cả các loại nhà.

Vấn đề thứ hai, nếu không cần cấp phép, sau đó có tranh chấp các bên phải đưa nhau ra tòa giải quyết.

Đối với việc cấp giấy phép khi vi phạm người ta có thể tạm đình chỉ, rút phép nhưng không cấp phép thì những biện pháp đó bị loại bỏ.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Thị trường condotel: "Siết" thế nào để giảm nguy cơ "vỡ trận"?

Trong những năm gần đây, nhất là từ năm 2014 đến nay, trên phạm vi cả nước đã xuất hiện cơn sốt đầu tư phát triển một loại hình sản phẩm BĐS du lịch mới ở nước ta (nhưng đã có từ lâu trên thế giới), đó là các dự án căn hộ khách sạn, biệt thự trong các khu du lịch nghỉ dưỡng (condotel), đang được tập trung phát triển tại các khu vực ven biển, hải đảo như: Vân Đồn, Hạ Long, Sầm Sơn, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Mũi Né, Phú Quốc... trong đó, Nha Trang, Đà Nẵng, Phú Quốc là 3 địa bàn đang phát triển nóng loại hình này.

Năm 2016, tổng nguồn cung căn hộ condotel đã lên đến 16.000 căn. Trong giai đoạn 2017-2019, dự kiến trung bình mỗi năm sẽ có khoảng 27.000 - 29.000 căn hộ condotel được mở bán, với diện tích căn hộ khoảng trên dưới 45 m2.

Xem thông tin chi tiết tại đây

BĐS cuối năm 2017: U ám hay lạc quan?

Theo TS Đinh Thế Hiển, chuyên gia Kinh tế - Đầu tư, năm 2017, môi trường vĩ mô đang có nhiều yếu tố thuận lợi, bao gồm: GDP quý II tăng trưởng khá tốt cùng với dòng vốn FDI quý II/2017 tăng hơn quý I và cùng kỳ 2016; Chính phủ tăng tín dụng lên 20% và tăng tỷ lệ tín dụng vào bất động sản giúp thị trường có nguồn tiền; Tỷ giá ổn định chỉ tăng 1,2% so với đầu năm, kênh đầu tư không hấp dẫn giúp dòng tiền vẫn duy trì trong thị trường bất động sản, chứng khoán.

Đặc biệt, TS Hiển cho biết, ở Việt Nam, yếu tố dân số trẻ với tập trung từ 20-44 tuổi chiếm hơn 50% cơ cấu lao động trong nền kinh tế vẫn sẽ tiếp tục là lực lượng quyết định phần lớn chi tiêu trong nền kinh tế lẫn chi phối đầu cầu của thị trường nhà đất, nhất là ở các khu đô thị lớn.

Tuy vậy, nhìn về thị trường địa ốc cuối năm, ông Hiển cho rằng, mặc dù chủ trương thúc đẩy tín dụng song nguồn vay vốn sẽ gặp khó khăn do ngân hàng bắt đầu hạn chế cho vay đến các chủ đầu tư.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Đánh thuế tài sản: Nguy cơ nảy sinh tranh chấp, thất thoát dòng tiền

Theo luật sư Nguyễn Phú Thắng, Điều hành Hãng luật Intercode, Đoàn Luật sư Hà Nội, thuế là nguồn thu chủ yếu của bất kỳ quốc gia nào. Tuy nhiên khi đề xuất một luật thuế mới cần phải xem tác động của văn bản quy phạm pháp luật đến những người trực tiếp hoặc gián tiếp.

Đánh thuế tài sản có thể có nguy cơ làm nhụt ý chí làm giàu của doanh nghiệp hay mỗi công dân. Từ đó người ta không có nhu cầu đầu tư vào BĐS nữa mà đầu tư vào những kênh khác mà cơ quan chức năng khó kiểm chứng hơn, ví dụ như vàng, chứng khoán, cổ phiếu hay thậm chí mua nhà nước ngoài. 

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top