Aa

Biến động giá đất sau 10 năm mở rộng Hà Nội

Thứ Hai, 30/07/2018 - 14:01

Cơn sốt đất "càn quét" Thủ đô 10 năm trước; Vì sao môi giới “thờ ơ” với chứng chỉ hành nghề?; Cần ban hành khung lãi suất cho vay ưu đãi nhà ở xã hội... là những thông tin được quan tâm trong 24h qua.

Cơn sốt đất "càn quét" Thủ đô 10 năm trước

Quốc hội thông qua việc sáp nhập Hà Tây vào Hà Nội từ giữa năm 2008. Nhưng trên thực tế, trước đó cả năm, bất động sản ở mọi phân khúc và mọi khu vực từ Mê Linh, Hoài Đức, Hà Đông... đều đã tăng giá. Nhiều căn nhà hộp cao tầng mọc lên thay thế nhà cửa, ruộng vườn.

Biến động giá tại một số dự án bất động sản trong 10 năm qua.

Biến động giá tại một số dự án bất động sản trong 10 năm qua.

Cơn sốt đất lên đến đỉnh điểm từ cuối tháng 3/2008 khi phương án mở rộng địa giới hành chính Thủ đô được công bố. So với thời điểm trước đó nửa năm, giá đã cao gấp 2-3 lần, khiến nhiều gia đình tiếc rẻ vì trót bán hết đất ở những vị trí đẹp. Đất vườn, đất dịch vụ, thổ cư tại những vùng giáp ranh như Mỹ Đức, Thanh Oai, Anh Khánh, Phú Lương, La Khê... đến đất nông nghiệp, đất rừng tại Ba Vì, Lương Sơn (Hòa Bình) cũng bị mang ra rao bán khi ngày càng có nhiều người đổ về đây đầu tư.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Vì sao môi giới “thờ ơ” với chứng chỉ hành nghề?

Theo thống kê của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS), số lượng môi giới hiện khoảng 200.000 người, hoạt động trong các công ty môi giới, sàn giao dịch hoặc độc lập, nhưng chủ yếu tập trung ở hai thị trường lớn là Hà Nội và TP.HCM. Trong đó, ở Hà Nội có trên 70.000 nhà môi giới, TP.HCM nhiều hơn, với trên 90.000 nhà môi giới.

Mặc dù nghề môi giới bất động sản là một nghề đã được quy định trong nhiều văn bản pháp luật với những yêu cầu rất nghiêm ngặt. Tại Luật Kinh doanh bất động sản 2014 và Thông tư 11/2015/TT-BXD đã yêu cầu, người môi giới khi tham gia thị trường bất động sản phải có chứng chỉ hành nghề thì mới được phép hoạt động. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, quy định này vẫn chưa thực sự đi vào trong cuộc sống khi phần đông các môi giới đều không có chứng chỉ hành nghề.

Xem thông tin chi tiết tại đây

 5,6 tỷ USD vốn ngoại đổ vào bất động sản trong 7 tháng/2018

Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến ngày 20/7, cả nước có 1.656 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký cấp mới là 13,2 tỷ USD, tăng hơn 2% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó có 627 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm 4,95 tỷ USD, bằng hơn 84% so với cùng kỳ năm 2017.

Cũng trong 7 tháng đầu năm, cả nước có 3.331 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) với tổng giá trị vốn góp gần 4,79 tỷ USD, tăng hơn 53% so với cùng kỳ 2017. Tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần của nhà ĐTNN là 22,94 tỷ USD, tăng gần 5% so với cùng kỳ năm 2017.

Theo lĩnh vực đầu tư, trong 7 tháng năm nay nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 17 ngành lĩnh vực, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà ĐTNN với tổng số vốn đạt 9,63 tỷ USD, chiếm gần 42% tổng vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 5,6 tỷ USD, chiếm 24% tổng vốn đầu tư đăng ký. Đứng thứ ba là lĩnh vực bán buôn, bán lẻ với tổng vốn đầu tư đăng ký là 1,69 tỷ USD, chiếm hơn 7% tổng vốn đầu tư đăng ký...

Xem thông tin chi tiết tại đây

Đất - không thể sử dụng vô tội vạ

Hiện nay, Việt Nam đang xuất khẩu lương thực khá ổn định. Vì vậy, an ninh lương thực ở cấp quốc gia chưa phải là điều đáng quan ngại. Tuy nhiên, phải lo cho thế hệ tương lai. Vì đất nông nghiệp không thể phục hồi hoặc có thể thì rất ít. Trong khi dân số cứ đều đặn tăng lên mỗi năm khoảng 1 triệu người còn đất thì ít đi. Tốc độ chuyển đổi đất nông nghiệp phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng kinh tế. Đất đã chuyển đổi được sử dụng ngày càng hiệu quả thì có thể giảm tốc độ chuyển đổi.

Có nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất, nhưng động lực để vận dụng giải pháp đó là quy luật giá cả của kinh tế thị trường. Giá đất đắt lên, không thể sử dụng vô tội vạ. Giá đất còn nói lên quy luật cung cầu vì giá đất tăng làm cho chi phí đầu tư tăng, dẫn đến hệ số ICOR tăng lên (hệ số ICOR là chi phí đầu tư để thu được một đơn vị tăng trưởng).

Xem thông tin chi tiết tại đây

Cần ban hành khung lãi suất cho vay ưu đãi nhà ở xã hội

Bộ Xây dựng nhận thấy việc ban hành khung lãi suất cho vay ưu đãi tại Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) trong giai đoạn 2018 - 2020 là cần thiết, giúp cho các hộ gia đình, cá nhân thuộc diện được hỗ trợ về nhà ở có cơ sở để tính toán về khả năng tài chính khi mua, thuê, thuê mua NƠXH.

Trước đó Văn phòng Chính phủ gửi Công văn số 6595/VPCP-KTTH ngày 12/7/2018 đến các bộ, ngành, trong đó đề nghị có ý kiến về đề xuất không ban hành khung lãi suất cho vay nhà ở xã hội (NƠXH) của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tại Văn bản số 2900/NHCS-TDSV ngày 04/7/2018.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top