Aa

Bloomberg: Việt Nam có thể là quốc gia châu Á hưởng lợi nhất từ chiến tranh thương mại

Thứ Năm, 13/12/2018 - 21:20

Việt Nam xếp vị trí số 1 trong số 7 quốc gia châu Á đang trỗi dậy thành điểm đến sản xuất, theo đánh giá của Natixis SA. Natixis SA đánh giá dựa trên nhân khẩu học, chi phí lương, điện, thuận lợi kinh doanh và logistics, sản xuất trong tổng đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI).

Việt Nam đang tranh thủ lợi thế do căng thẳng thương mại mang lại để trở thành một cửa ngõ sản xuất và xuất khẩu, bán mọi thứ từ giày đến điện thoại thông minh. Kim ngạch thương mại Việt Nam tương đương khoảng 2 lần GDP, cao hơn mọi quốc gia châu Á khác, trừ Singapore. Dưới đây là một số yếu tố khiến Việt Nam trở nên hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài.

Công nhân sản xuất tại Việt Nam có lương trung bình 216 USD/ tháng, chưa bằng một nửa so với ở Trung Quốc. Nhờ được chính phủ trợ giá, điện ở Việt Nam cũng rẻ hơn khoảng 7 cent/kWh. Con số này ở Indonesia và Philippines lần lượt là 10 cent/kWh và 19 cent/kWh, theo số liệu hồi tháng 6 của GlobalPetrolPrices.com.

Việt Nam cũng là một trong những quốc gia có lực lượng lao động lớn nhất Đông Nam Á, khoảng 57,5 triệu người, cao hơn Malaysia, 15,4 triệu người, và Philippines, 44,6 triệu người, World Bank cho biết.

Việt Nam theo đuổi các thỏa thuận tự do thương mại với Hàn Quốc và châu Âu, đã cùng 10 quốc gia khác ký thỏa thuận Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) tại Chile hồi tháng 3.

Việt Nam đã đạt thỏa thuận thương mại với EU hồi tháng 6, xóa bỏ gần như mọi loại thuế. Tại Đông Nam Á, chỉ Singapore có thỏa thuận tương tự với EU.

Việt Nam còn đang tạo điều kiện để các nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh dễ dàng hơn, đề xuất luật chứng khoán cho phép tỷ lệ sở hữu nước ngoài lên đến 100% với công ty niêm yết, ngoại trừ một số lĩnh vực như ngân hàng, viễn thông liên lạc.

Việt Nam cũng là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới, dự báo khoảng 7% trong năm nay. VND khá ổn định trong năm 2018 khi so với các đồng tiền khác ở châu Á ở rupee và rupiah, bị giảm mạnh.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top