Aa

Buýt nhanh nghìn tỷ sau 2 năm hoạt động: Mơ "công" hóa "gà"

Thứ Sáu, 21/09/2018 - 06:00

Được kỳ vọng trở thành "vị cứu tinh" cho giao thông Hà Nội nhưng sau 2 năm đi vào hoạt động, BRT không những không thể thực hiện được sứ mệnh của mình mà dường như còn đang trở thành gánh nặng cho con đường huyết mạch vốn chật chội và ùn tắc của Thủ đô.

10 năm chậm tiến độ, 3 lần lỡ hẹn, tuyến buýt nhanh BRT 01 (Yên Nghĩa - Kim Mã) với tổng mức đầu tư 55 triệu USD (tương đương hơn 1.000 tỷ đồng cho 14,7km và có đường riêng) đã đi vào hoạt động. Tuy nhiên, sau 2 năm đi vào hoạt động, BRT chưa phát huy được tất cả những ưu việt của phương thức này.

Dòng phương tiện bủa vây BRT trong giờ cao điểm tuyến đường Lê Văn Lương, Tố Hữu.

Dòng phương tiện bủa vây BRT trong giờ cao điểm tuyến đường Lê Văn Lương, Tố Hữu.

Được vận hành từ đầu năm 2017, theo thống kê của TP. Hà Nội, bình quân 1 ngày tuyến buýt nhanh BRT 01 vận chuyển được 13.000 hành khách. Theo ước tính, BRT phải vận chuyển tối đa khoảng 1.000-1.500 lượt khách giờ cao điểm thì mới đạt 15% so với BRT loại nhỏ. Việc đầu tư một số tiền lớn cho hạ tầng, phương tiện, dành riêng làn đường cho việc chạy của 1 tuyến BRT có sức chứa 80 chỗ như buýt thường là lãng phí trong điều kiện hệ thống giao thông tại Hà Nội còn chật hẹp.

Mặc dù được đầu tư rất nhiều cho cơ sở hạ tầng nhưng ngay trong giờ cao điểm buổi sáng nhà chờ lại rất vắng vẻ.

Mặc dù được đầu tư rất nhiều cho cơ sở hạ tầng nhưng ngay trong giờ cao điểm buổi sáng nhà chờ lại rất vắng vẻ.

Cửa tự động đóng mở hiện đại.

Cửa tự động đóng mở hiện đại.

Điều đó cho thấy, việc đem một tuyến BRT tiêu chuẩn thế giới áp vào môi trường giao thông ở các đô thị lớn nước ta, đặc biệt giao thông Hà Nội là chưa thực sự phù hợp.

Mặc dù được đầu tư rất nhiều cho cơ sở hạ tầng nhưng ngay trong giờ cao điểm buổi sáng nhà chờ lại rất vắng vẻ.

Lượng khách chưa đạt được 50% so với dự kiến.

Mặc dù BRT chạy trên tuyến đường dành riêng cho mình nhưng việc có thể di chuyển nhanh là rất khó khăn. Thời gian đáp ứng tần suất 5 - 15 phút/chuyến là điều không dễ, bởi lẽ, xe liên tục phải dừng đột ngột để tránh các phương tiện lấn làn bủa vây xung quanh. 

Lực lượng chức năng vất vả điều tiết các phương tiện giao thông không vào đường ưu tiên.

Lực lượng chức năng vất vả điều tiết các phương tiện giao thông không vào đường ưu tiên.

Bên cạnh đó, không gian dành cho BRT lớn nhưng lượng khách chưa đạt 50% so với mức dự kiến. Trong khi làn đường còn lại dành cho các phương tiện khác chật hẹp, thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông. Ví dụ, trục Láng Hạ - Lê Văn Lương - Tố Hữu, lòng đường khá chật hẹp nhưng dành 1/2 diện tích cho BRT, dẫn đến thường xuyên ùn tắc vào giờ cao điểm, trở thành nỗi khiếp đảm của nhiều người khi tham gia giao thông khi qua khu vực này.

Những giấc ngủ mệt mỏi vì cảnh tắc đường dường như đã trở thành đặc sản của buýt nhanh

Những giấc ngủ mệt mỏi vì cảnh tắc đường dường như đã trở thành đặc sản của buýt nhanh.

Cho đến nay BRT chưa thực sự phát huy hết hiệu quả của phương tiện công cộng hiện đại bậc nhất. Ngược lại, đó còn là tình trạng lãng phí không gian, cơ sở hạ tầng, vật chất, con người... Không chỉ dừng lại ở sự lãng phí, mới đây, sau khi thanh tra Hợp phần I - Xe buýt nhanh (BRT) thuộc Dự án Phát triển giao thông đô thị Hà Nội, Thanh tra Chính phủ (TTCP) đã chỉ ra hàng loạt sai phạm của nhà thầu và chủ đầu tư - Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội gây thất thoát ngân sách nhà nước nhiều tỷ đồng.

Ông Bùi Danh Liên - chuyên gia giao thông đã nhận đinh: "Dự án BRT sai ngay từ quy hoạch ban đầu, các cơ quan nghiên cứu về kiến trúc, quy hoạch đã nói rất nhiều rồi. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có ai đứng ra giải thích và nhận trách nhiệm về cái sai trong quy hoạch BRT cả. Họ chỉ nói đến cái tiện ích, cái văn minh của BRT. Thế nhưng, dù có cố gắng chứng minh dự án BRT là hiệu quả đi chăng nữa cũng không giải quyết được vấn đề gì".

Ai đã biến BRT - một phương tiện hiện, đại văn minh trên thế giới - về Việt Nam, trở thành một phương tiện chậm chạp, nặng nề như vậy? Phải chăng, BRT không chỉ đang bị bủa vây, mắc kẹt trong hỗn độn các phương tiện xe máy, xe đạp khác mà sâu sa hơn, BRT đang bị mắc kẹt trong chính cách tư duy trì trệ theo kiểu "biết sai mà vẫn làm"?

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top