Aa

Các bộ chây ì trả trụ sở vì tiếc?

Hồng Vũ
Hồng Vũ pvhongvu@gmail.com
Thứ Hai, 21/08/2017 - 06:00

Nhiều năm trước, hầu hết các bộ ngành đều kêu khổ vì trụ sở hiện tại chật chội, cũ nát. Những tưởng sau khi được Chính phủ xem xét, quy hoạch và rót tiền xây mới các trụ sở thì sau khi di dời, các bộ sẽ trả lại trụ sở cũ. Tuy nhiên, sau 20 năm chủ trương di dời "ra đời", các trụ sở cũ nằm tại những khu "đất vàng" có diện tích lớn và giá trị sử dụng cao vẫn được một số bộ “giữ lại làm của riêng”.

Trụ sở cũ trong nội thành không còn phù hợp

Trước đây, các trụ sở bộ, ngành đều phân tán tại các quận nội thành Hà Nội. Có trụ sở nằm ở trong đường nhỏ, có trụ sở nằm ở ngã 3, ngã 4 các trục đường chính của nội thành. Không những vậy, các trụ sở nhà nước hàng ngày phải tiếp đón cán bộ, nhân viên từ khắp cả nước tới liên hệ công tác, làm việc đã kéo theo việc phải sử dụng các tuyến đường xung quanh vị trí trụ sở để đậu xe, các dịch vụ hàng quán bố trí xung quanh ngày càng tăng. Chính việc phân bố rải rác các trụ sở là một trong những nguyên nhân gây ùn tắc giao thông trong nội thành.

Điển hình phải kể đến trụ sở cũ của Bộ Nội vụ nằm tại 37A Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hai Bà Trưng) chỉ có quy mô khoảng 0,3ha và đang có những dấu hiệu cũ nát xuống cấp. Trong khi, bộ này nắm giữ vai trò quan trọng trong việc quản lý nhà nước về các lĩnh vực như hành chính nhà nước, tổ chức chính quyền địa phương, tổ chức hội và tổ chức phi Chính phủ, văn thư…

Bên cạnh đó, Bộ Nội vụ còn phải bố trí văn phòng làm việc cho khoảng 18 vụ, cục, ban và cả cán bộ địa phương về họp. Làm một phép tính có thể thấy chỉ tiêu đất bình quân cho nhân viên tại trụ sở này khó có thể đạt 10-15m2/người. Với quỹ đất chật hẹp nên không gian bố trí cho nhà khách, bãi đỗ xe, cây xanh sân vườn đều thiếu thậm chí còn ảnh hưởng tới điều kiện của khách tới làm việc tại bộ.

Trụ sở cũ của Bộ Nội vụ hiện là Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ công chức (thuộc Bộ Nội vụ). Sắp tới, sẽ được chuyển giao cho Bộ Lao động, thương binh và Xã hội.

Trụ sở cũ của Bộ Nội vụ hiện là Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức (thuộc Bộ Nội vụ). Sắp tới, sẽ được chuyển giao cho Bộ Lao động - thương binh và Xã hội.

Tuy nhiên vào tháng 12/2010, bộ đã tổ chức lễ khánh thành quy mô trụ sở mới tại số 8 Tôn Thất Thuyết (Cầu Giấy). Trụ sở mới cao 17 tầng liền khối, có 2 tầng hội trường đa năng, sân vườn rộng và nhiều các thiết bị hiện đại vượt trội, đảm bảo môi trường rộng rãi làm việc hiệu quả cho cán bộ và nhân viên. Tuy nhiên, sau 5 năm, thay vì bàn giao, Bộ Nội vụ đã chuyển hóa trụ sở cũ thành Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ công chức thuộc Bộ này.

Mặt khác, cách đây không lâu, vào tháng 5/2017, theo quyết định của Bộ Tài chính, trụ sở cũ của Bộ Nội vụ sẽ được chuyển giao cho Bộ Lao động - thương binh và Xã hội sử dụng, sắp xếp một số cơ quan về đây, như Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Cục Người có công…

Đường Nguyễn Bỉnh Khiêm có chiều ngang chật hẹp.

Đường Nguyễn Bỉnh Khiêm có chiều ngng rất hẹp.

Câu chuyện này một lần nữa lại nhắc lại những vấn đề giao thông trên các tuyến đường gần kế đường Nguyễn Bỉnh Khiêm. Bởi theo khảo sát của phóng viên, chiều ngang của tuyến đường Nguyễn Bỉnh Khiêm khá hẹp, không thích hợp cho 2 ô tô qua lại. Đặc biệt, khi chưa phải giờ tan tầm nhưng chỉ với một ô tô di chuyển từ trên vỉa hè xuống lòng đường thì những phương tiện khác đã phải đứng chờ khá lâu.

Không chỉ vậy, cũng trên tuyến đường này, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương mở 2 cổng ra vào gần kề nhau khiến áp lực tắc đường ở khu vực này nặng thêm. Thiết nghĩ, với giao thông trật trội thì việc chuyển đổi trụ sở cũ của Bộ Nội vụ thành một trụ sở của bộ khác hoặc thành một trường liệu còn hợp lý?

Tương tự, trụ sở cũ của Bộ Tài Nguyên và Môi trường (TN&MT) nằm tại 83 Nguyễn Chí Thanh (Ba Đình) rộng khoảng 0,36ha, là điểm nóng về tắc đường trong nội thành Hà Nội. Quanh trụ sở này gồm nhiều trường đại học lớn như Đại học Luật, Đại học Văn hóa nghệ thuật Quân đội,… Ngoài ra, dịch vụ ăn uống, dịch vụ văn phòng phẩm, dịch vụ khách sạn và đặc biệt là các văn phòng làm việc khác mọc ra như nấm cũng góp phần gây quá tải đến giao thông ở khu vực này.

Trụ sở cũ của Bộ TN&MT nằm tại điểm nóng ùn tắc giao thông.

Trụ sở cũ của Bộ TN&MT nằm tại điểm nóng ùn tắc giao thông.

Điều đáng nói là sau khi Bộ TN&MT chuyển về địa chỉ mới tại số 8 Tôn Thất Thuyết thì hiện tại trụ sở này trở thành cơ quan của Tổng cục Biển và Hải Đảo, Cục Viễn thám quốc gia, trực thuộc Bộ TN&MT. Được biết, trụ sở mới của Bộ này rộng khoảng 1,38ha, cao 18 tầng, có chỗ để xe, sân vườn rộng rãi. Có thể nói với diện tích ở trụ sở mới rộng gấp khoảng 4 lần so với diện tích cũ đã đủ điều kiện không gian làm việc cho toàn bộ lãnh đạo và nhân viên.

Như vậy, việc giữ lại một số cơ quan trực thuộc tại trụ sở cũ, nhất là trụ sở đó nằm trên một tuyến đường luôn xảy ra ùn tắc là điều không thích hợp. Ngoài ra cũng không thể lý giải với lý do tạo điều kiện cho việc phát triển thêm nhân sự, cán bộ, công chức mới hoặc “phát sinh” thêm chức năng nhiệm vụ mà không trả lại trụ sở cũ. 

Trụ sở mới của Bộ TN&MT nằm trên đường Tôn Thất Thuyết nhưng tại địa chỉ số 83 Nguyễn Chí Thanh vẫn là một số đơn vị trực thuộc Bộ này.

Trụ sở mới của Bộ TN&MT nằm trên đường Tôn Thất Thuyết nhưng tại địa chỉ số 83 Nguyễn Chí Thanh vẫn đặt một số đơn vị trực thuộc Bộ này.

Được biết, trụ sở Bộ Giao thông vận tải nằm tại đất vàng 80 Trần Hưng Đạo có diện tích khoảng 8.000 m2 xong mỗi khi có sự kiện thì chỗ để xe vẫn là vấn đề nan giải.

Được biết, trụ sở Bộ Giao thông vận tải nằm tại đất vàng 80 Trần Hưng Đạo có diện tích khoảng 8.000 m2 xong mỗi khi có sự kiện thì chỗ để xe vẫn là vấn đề nan giải.

Liệu có chuyện “tiếc giá đất vàng”?

Theo chủ trương của Chính phủ thì có 9 cơ quan Bộ được bố trí đất để di dời trụ sở ra khỏi nội đô. Tuy nhiên, trong số 9 cơ quan này thì có đến hơn một nửa cơ quan sau khi nhận được trụ sở khang trang hiện đại thì vẫn tiếp tục giữ trụ sở cũ cho cơ quan trực thuộc. Điều này khiến dư luận đặt ra câu hỏi liệu các cơ quan bộ ngành có phải đang tiếc các vị trí đất vàng cũng như giá trị sử dụng to lớn nên mới không chịu trả lại cho nhà nước?

Theo phân tích của Giám đốc một sàn giao dịch BĐS lâu năm ở Hà Nội thì những trụ sở trên mảnh đất vàng với diện tích càng lớn thì giá trị sẽ càng cao.

Trụ sở cũ của Bộ Khoa học và Công nghệ tại 39 Trần Hưng Đạo (Hoàn Kiếm) là điển hình của vị trí đất vàng khi nằm ngay ở ngã tư giao giữa Trần Hưng Đạo và Ngô Quyền.

Trụ sở cũ của Bộ Khoa học và Công nghệ tại 39 Trần Hưng Đạo (Hoàn Kiếm) là điển hình của vị trí đất vàng khi nằm ngay ở ngã tư giao giữa Trần Hưng Đạo và Ngô Quyền.

Trường hợp trụ sở cũ của Bộ Khoa học và Công nghệ tại 39 Trần Hưng Đạo (Hoàn Kiếm) là điển hình của vị trí đất vàng khi nằm ngay ở ngã tư giao giữa Trần Hưng Đạo và Ngô Quyền, 3 mặt tiền nhìn là đường Trần Hưng Đạo, Ngô Quyền và Nguyễn Chế Nghĩa. Và mặc dù đã chuyển về trụ sở mới tại 113 Trần Duy Hưng (quận Cầu Giấy), với diện tích rộng 1,8ha gấp tới 12 lần và số tầng cũng cao gấp 3 lần so với chỗ cũ nhưng bộ này vẫn chưa chịu trả lại trụ sở cũ.

Lấy trường hợp này để phân tích, vị Giám đốc này cho hay, theo khung giá đất hiện hành áp dụng từ ngày 1/1/2015 đến 31/12/2019 do UBND TP Hà Nội ban hành thì khu đất tại trụ sở cũ trên đường Trần Hưng Đạo tính theo giá đất thương mại dịch vụ VT1 (có ít nhất một mặt giáp với đường, phố ) sẽ có giá hơn 52 triệu đồng/m2.

Như vậy, tính sơ sơ lô đất của Bộ Khoa học và Công nghệ rộng khoảng 1500m2 nếu đầu giá bán có thể thu khoảng gần 80 tỷ đồng. Thậm chí theo một số nhà đầu tư BĐS đã nghiên cứu và cho biết những vị trí đất vàng trên tuyến đường Trần Hưng Đạo có thể bán với mức giá cao nhất trong khoảng 700 triệu đồng mỗi m2 (tùy theo vị trí và diện tích của từng khu đất). Ngược lại, giá đất thương mại dịch vụ VT1 tại Trần Duy Hưng lại chỉ chưa đến 29 triệu đồng/m2.

Đã có trụ sở mới rộng gấp 12 lần nhưng Bộ Khoa học và Công nghệ vẫn chưa trao trả trụ sở cũ.

Đã có trụ sở mới rộng gấp 12 lần nhưng Bộ Khoa học và Công nghệ vẫn chưa trao trả trụ sở cũ.

Tương tự, tính theo giá đất thương mại dịch vụ VT1 tại đường Nguyễn Chí Thanh là gần 35 triệu/m2. Ngược lại trên tại các khu Mễ Trì (quận Nam Từ Liêm) có giá khoảng 8 triệu - 17 triệu đồng/m2, khu Tây Hồ Tây (thuộc các quận Tây Hồ, Bắc Từ Liêm) có giá từ hơn 8 triệu - 20 triệu đồng/m2. Với chênh lệch mức giá như vậy, đây là điều kiện thuận lợi để các bộ ban ngành xây và mở rộng trụ sở mới và giá đất tại trụ sở cũ có thể đầu tư cho các mục đích công cộng. 

Trước đó, Sở Quy hoạch Kiến trúc cũng cho biết, sau khi các cơ quan bộ, ngành được di dời khỏi nội đô, Hà Nội sẽ có quỹ đất khoảng gần 60 ha phù hợp để chuyển đổi thành khu vực công ích như trường học, trung tâm hành chính quận, chỗ để xe và cây xanh.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top