Aa

Cách các triệu phú "sử dụng" sai lầm lớn nhất cuộc đời làm bước đệm dẫn tới thành công

Chủ Nhật, 13/08/2017 - 21:01

Đây đều là những doanh nhân thành công với sự nghiệp vững chắc. Thế nhưng con đường kinh doanh của họ chưa bao giờ là dễ dàng.

Sai lầm của Barbara Cororan khi dùng những video đắt đỏ

Chia sẻ từ Barbara Cororan, người sáng lập Tập đoàn The Cororan: “Năm 1992, tôi nảy ra ý tưởng làm một video hình ảnh về 73 khối bất động sản có giá trị mà công ty đang môi giới, kèm theo đó là hình ảnh và SĐT của 200 nhân viên tư vấn bán hàng nhằm thu hút nhiều khách hàng hơn. Tôi đã rất kỳ vọng vào ý tưởng trị giá 71.000 USD này, thế nhưng nó hoàn toàn sụp đổ. Các nhân viên tư vấn không muốn để khách hàng biết thông tin của những người đồng nghiệp tư vấn của họ, mà bản thân video cũng quá nhiều hình ảnh nên khách hàng không thể tập trung.

May thay, chồng tôi đã nói chuyện với tôi về một công nghệ gọi là Internet, nơi người ta có thể kết nối với nhau ở mọi nơi trên thế giới. Và tôi đã đưa những video của mình lên internet, mở ra một bước chuyển vang dội trong sự nghiệp”.

Lời từ chối từ Hollywood cho đạo diễn đại tài

Chia sẻ từ Roberto Orci, nhà sản xuất phim Hollywood và nhà biên kịch nổi tiếng Thế giới: “Sau khi hoàn thành bộ phim “Star Trek” II mà không có sự can thiệp từ phòng thu, tôi trở nên tự tin thái quá. Tôi nghĩ rằng dù mình viết ra kịch bản gì đi chăng nữa thì cũng sẽ được đón nhận. Thế nhưng tôi đã sai quá nhiều".

Sự thất bại của phần III chính là bài học cảnh tỉnh cho tôi, rằng tất cả mọi thứ đều có giới hạn của nó.

Bài học ngừng đổ lỗi cho cuộc sống và vươn lên từ những thất bại

Com Mirza, Giám đốc điều hành của Mirza Holdings, sở hữu khối tài sản trị giá 500 triệu USD đã chia sẻ câu chuyện thành công từ 8 lần thất bại. Ông đã đầu tư hàng chục triệu đô la, thử sức ở 8 công ty và thất bại liên tục. Bí quyết giúp ông thành công ở lần thứ thứ 9, đó là ngừng đổ lỗi cho cuộc sống.

Ba bài học mà ông đã rút ra từ kinh nghiệm của bản thân, đó là: Không bao giờ bỏ cuộc, Làm việc theo kế hoạch và Phải có niềm tin vững chắc vào bản thân. Ông chính là minh chứng cho việc thất bại là điều kiện thiết yếu để dẫn đến thành công. Có trải qua thất bại, bạn mới đủ mạnh mẽ, trưởng thành và thông tuệ để chinh phục thử thách.

3 lần thất bại với 3 công ty

Chia sẻ từ Craig Handley, đồng sáng lập và Giám đốc điều hành Listen Trust: “Tôi khởi nghiệp với tư cách là một đại lý bán hàng qua điện thoại, và tôi ký hợp đồng hợp tác với những công ty có sản phẩm cung cấp. Lần thứ nhất, tôi bị chính nhân viên của mình trộm mất hợp đồng. Lần thứ hai, tôi chỉ lãi 50 xu cho việc bán một sản phẩm 15 USD, và công ty nọ lãi tận 7.50 USD. Lần thứ ba, tôi giúp công ty kia bán đơn 50.000 đơn vị sản phẩm và họ bùng tiền.

Ba lần thất bại nhưng tôi chưa bao giờ bỏ cuộc. Tôi học được nhiều hơn từ những lần thất bại đó và tự gây dựng một niềm tin vững vàng vào bản thân. Kết quả là giờ đây, tôi trở thành nhà môi giới và tư vấn được trọng vọng”.

Đánh mất hàng triệu đô la vì một người bạn

Chia sẻ từ Chris Plough, tác giả, diễn giả, cố vấn, và đối tác sáng lập của ExponentialU: “Cuộc đời tôi đã trả qua rất nhiều sai lầm, hết lần này đến lần khác tôi đầu tư sai, kinh doanh lỗ vốn, làm đổ vỡ các mối quan hệ. Điển hình là trong một phi vụ hợp tác với một người bạn, chúng tôi phân chia lợi nhuận theo một tỉ lệ công bằng nhưng lại không được xác nhận trên giấy tờ. Những con số không được ghi lại và kết quả là phi vụ lỗ vốn, kéo theo sự rạn nứt của mối quan hệ đó.

Vụ này giúp tôi hiểu ra rằng: Dù là bạn bè nhưng dính đến kinh doanh thì luôn cần sòng phẳng. Có như thế mối quan hệ mới bình đẳng và tin tưởng nhau, để đạt được kết quả kinh doanh tốt nhất”.

Hợp tác sai người

Chia sẻ từ Steve Griggs, người sáng lập và giám đốc điều hành của Steve Griggs Design: “Bắt đầu sự nghiệp, tôi nhanh chóng bắt tay với một người bạn tài năng với suy nghĩ cả hai sẽ cùng phân chia công việc và gặt hái thành công. Nhưng những sự rạn nứt bắt đầu xuất hiện khi một người luôn cảm thấy mình làm nhiều hơn, phân chia lợi nhuận không công bằng. Về sau, chúng tôi không thể hợp tác nữa và nhanh chóng tách ra để làm lại từ đầu.

Lời khuyên của tôi là: Đừng bao giờ hợp tác với người có cùng năng khiếu, chuyên môn. Hãy tìm đến những người có thể bổ sung vào khiếm khuyết của bạn, như thế mối quan hệ hợp tác mới có thể bền vững”.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Liên kết hữu ích
Lên đầu trang
Top