Aa

Cách tính tuổi Kim lâu khi làm nhà thế nào cho đúng?

Thứ Hai, 05/11/2018 - 06:01

“Một, ba, sáu, tám Kim lâu/ Làm nhà, cưới vợ, tậu trâu thì đừng”. Hầu hết mọi người Việt Nam đều biết đến câu quyết ca này, nhưng có đến 99% hiểu chưa đúng. Tại sao lại như vậy và cần phải tính tuổi Kim lâu thế nào cho đúng?

Tại sao khi làm nhà lại tránh tuổi Kim lâu?

Có lẽ hầu hết mọi người trong chúng ta đều nghe nói đến tuổi Kim lâu. Dựng vợ gả chồng, người ta xem có phạm tuổi Kim lâu để tránh ra. Đặc biệt là làm nhà, người ta cũng phải đi xem tuổi để tránh Kim lâu. Nhưng tại sao lại tránh Kim lâu thì có lẽ phần lớn mọi người đều không hiểu, chỉ biết dân gian truyền lại như thế và cũng cứ thế mà theo.

Kim lâu là từ Hán – Việt, theo đó kim là vàng và lâu là lầu, là nhà. Như vậy Kim lâu nghĩa là lầu vàng, nhà vàng. Thông thường ngôi nhà ở trong dân gian trước đây được làm bằng các vật liệu truyền thống như gỗ, tre, luồng; tường xây bằng gạch hay trình đất, trát vách; mái lợp bằng ngói hoặc bằng rạ, cỏ tranh, lá cọ, ở miền Tây Nam bộ còn lợp bằng lá dừa nước. Vật liệu hiện đại thì có xi măng, sắt thép, tôn, kính…

Nhưng Kim lâu lại là nhà làm bằng vàng, lầu làm bằng vàng, thế thì nó không còn là ngôi nhà bình thường nữa rồi. Theo quan niệm dân gian thì lầu vàng chỉ để cho Thấn, Thánh và Vua, Chúa ở. Mà đã là nhà của Thần, Thánh… thì dân thường không được ở. Do đó, nếu người dân cố tình ở nhà này sẽ bị Thần, Thánh quở phạt, làm cho không yên ổn, sẽ bị thiệt hại. Vì vậy mà dân gian tránh tuổi này.   

Nhưng cũng có quan niệm cho rằng, tuổi Kim Lâu ban đầu được tổng kết để phục vụ cho chuyện lứa đôi, cưới xin thế nào cho hạnh phúc bền lâu. Người ta cho rằng, nếu kết hôn vào tuổi Kim Lâu thì sẽ có hại đến bản thân mình trước tiên, sau đó là ảnh hưởng đến nửa kia và con cái của mình, có hại cho cây trồng vật nuôi trong nhà. Còn về nghĩa của từ Kim lâu là lầu vàng thì được giải thích là trước đây con gái vua chúa, quý tộc khi kết hôn sẽ chọn tổ chức cưới vào tuổi Kim lâu với ý nghĩa là cuộc sống sau này sẽ giàu sang sung túc, được ở lầu vàng điện ngọc. Do đó con nhà thường dân bị ép không được cưới xin vào tuổi này vì giới quý tộc lo sợ họ sẽ đổi vận, lên làm vua quan và cướp mất tài sản của mình. Lâu dần, suy nghĩ này ăn sâu vào quan niệm dân gian, biến mất ý nghĩa ban đầu và trở thành mặc định “Con gái lấy chồng phải tránh tuổi Kim lâu”.

Nguồn gốc của việc kiêng tuổi Kim lâu là như thế. Nhưng hiểu và tính tuổi Kim lâu như thế nào thì lại còn phức tạp hơn nhiều.

Tính tuổi Kim lâu như thế nào là đúng?

Hiện nay, nhiều người vẫn hiểu câu “Một, ba, sáu, tám Kim lâu” với nghĩa, đó là con số hàng đơn vị trong tuổi âm lịch. Ví dụ: những người tuổi 31 hoặc 43 hay 56, 58… chẳng hạn là phạm tuổi Kim lâu, vì có số tuổi hàng đơn vị là 1 (31), 3 (43), 6 (56) hay 8 (58). Tuy nhiên, theo các chuyên gia phong thủy, cách hiểu này là không chính xác. 

Khi làm nhà, dân gian có tục kiêng tuổi Kim lâu, nhưng không phải ai cũng biết cách tính tuổi Kim lâu thế nào

Khi làm nhà, dân gian có tục kiêng tuổi Kim lâu, nhưng không phải ai cũng biết cách tính tuổi Kim lâu thế nào 

Hiện nay trên thực tế còn tồn tại trong dân gian nhiều cách tính tuổi Kim lâu khác nhau, nhất là giữa hai miền Nam và Bắc. Tuy nhiên, có một cách tính tuổi Kim lâu được nhiều người sử dụng hơn cả vì nó dựa trên nguyên lý của Dịch học (tức Kinh Dịch), tức là tính theo Cửu tinh, cơ số 9.

Vì như lý giải ở trên, Kim lâu là Lầu vàng chỉ để cho Thần, Thánh ở, mà Thần, Thánh thì đều ở trên Trời, vì vậy tính tuổi Kim lâu phải theo Cửu cung (Dương Cửu). Theo cách tính này, tuổi Kim lâu phải dựa vào Hậu thiên Bát quái và Bản đồ Lạc thư Cửu cung để tính.

Bản đồ Hậu thiên Bát quái và Lạc thư Cửu cung gồm có 9 vị trí. Tám vị trí xung quanh tương ứng với tám cung Quái, còn vị trí Trung tâm tương ứng với cung Trung tâm. Như vậy, khi tính Kim lâu phải tính cả 9 cung. Bắt đầu từ quái Khôn (vì quái Khôn có tượng là Đất, nơi con người và vạn vật sinh sống), tính thuận chiều kim đồng hồ. Đến cung Khảm thì phải tính tiếp vào cung Trung tâm, thuộc Ngũ hành Thổ, rồi mới ra cung Cấn. Cách này suy ra từ cách tính theo đường đi của lượng Thiên Xích.                                                                                                 8. TỐN                                                                                        1. KHÔN

17, 26, 35, 44, 53, 62, 71

9. LY

18, 27, 36, 45, 54, 63,

 

10, 19, 28, 37, 46, 55, 64

7. CHẤN

16, 25, 34, 43, 52, 61, 70

 

5.TRUNG TÂM

14, 23, 32, 41, 50, 59, 68   

 

2. ĐOÀI

11, 20, 29, 38, 47, 56, 65   

 

15, 24, 33, 42, 51, 60, 69

4. KHẢM

13, 22, 31, 40, 49, 58, 67

12, 21, 30, 39, 48, 57, 66

 

                                                                               6. CẤN                                                                                           3. CÀN

Vì ở các phương thuộc Tứ chính, bốn cung quái Khảm, Ly, Chấn, Đoài, lập nên hai trục Bắc nam, Đông Tây của Trái đất thì không thể phạm. Do vậy Kim lâu chỉ phạm vào các phương thuộc Tứ Duy, do 4 quái Khôn, Càn, Cấn, Tốn quản.

Khi tính tuổi Kim lâu của từng người phải tính theo Cửu cung, vì vậy cũng phải sử dụng phép tính trừ 9, tức là lấy số tuổi trừ đi 9. Năm tuổi nào ở vào các cung quái thuộc Tứ duy thì gọi là phạm tuổi Kim lâu.

Cách tính này khởi từ cung Khôn, bắt đầu từ 10 tuổi (vì 10 – 9 = 1) rồi cứ thế theo chiều kim đồng hồ, đến cung Khảm thì tiếp vảo Trung tâm rồi lại ra cung Cấn. Cứ thế hết một vòng thì tính tiếp vòng hai vòng ba… Khi tính tuổi mà các số còn lại là các số 1, 3, 6, 8, tức là rơi vào các ô 1, 3, 6, 8 thì người đó gọi là phạm tuổi Kim lâu. 

Cụ thể: Khi biết tuổi năm sinh dương lịch của mình bao nhiêu, cộng thêm 1 tuổi để được tuổi ta hay còn gọi là tuổi âm lịch, rồi lấy các con số tuổi cộng lại, nếu số đó lớn hơn 9 thì trừ cho 9 hoặc bội số của 9, số còn lại rơi vào các con số 1, 3, 6, 8 là phạm tuổi Kim lâu.
Đơn giản hơn, bạn chỉ cần lấy số tuổi âm lịch chia cho 9, nếu số dư là 1, 3, 6, 8 thì là tuổi Kim lâu. Trong đó số 1 là Kim lâu bản mệnh, tức là phạm vào bản thân mình; số 3 là Kim lâu thê, phạm vào vợ; số 6 là Kim lâu tử, phạm vào con cái; số 8 là Kim lâu lục súc, phạm vào gia súc nuôi trong nhà, ngày nay có thể hiểu là phạm vào Kim lâu Kinh tế.

Tuy nhiên, có 8 tuổi không phạm Kim lâu là: Tân Mùi, Nhâm Thân, Kỷ Sửu, Canh Dần, Tân Sửu, Nhâm Dần, Kỷ Mùi, Canh Thân. Những sinh vào các năm này thì có thể làm nhà bất cứ năm nào mà không lo phạm Kim lâu. Khi đó chỉ cần tính tuổi phạm Hoang ốc và Tam tai để tránh là được./.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top