Aa

Cẩn trọng với “chiêu” góp vốn mua đất

Thứ Ba, 02/07/2019 - 14:00

Cẩn trọng với “chiêu” góp vốn mua đất; Những chuyển biến đáng chú ý của thị trường địa ốc TP.HCM trong 6 tháng đầu năm... là một số tin tức nổi bật trên thị trường bất động sản 24h qua.

Cẩn trọng với “chiêu” góp vốn mua đất

Không cơ sở hạ tầng, pháp lý chưa rõ ràng… nhưng nhiều dự án bất động sản đã được chủ đầu tư rao bán rầm rộ, huy động vốn bằng chiêu “đặt cọc giữ chỗ” khiến khách hàng điêu đứng.

Thực tế hiện nay, có nhiều chủ đầu tư các dự án chung cư, bất động sản ở Quảng Ninh yếu về năng lực tài chính, cố tình “lách luật” để huy động vốn trong khi dự án chưa hoàn thành kết cấu hạ tầng theo quy định.

Gom góp được một chút ít vốn liếng chị Trần Mỹ Hạnh, phường Yết Kiêu (Hạ Long) chưa bao giờ nghĩ rằng việc mua nhà lại vất vả thế. Sau khi cân nhắc nâng lên đặt xuống, chị đã chốt một lô tại dự án, tuy nhiên do chưa đủ điều kiện mua bán, chị được nhân viên môi giới đưa về văn phòng để làm thủ tục bằng “chiêu” góp vốn.

“Thời điểm đó, do chưa có kinh nghiệm mua đất nên khi nghe thông tin về dự án cũng như hình thức mua quá đơn giản nên tôi đã không ngần ngại ký một văn bản thỏa thuận giao nhận tiền với giá trị là 50 triệu đồng. Nhưng đến nay đã 15 năm qua, dự án này chỉ là bãi đất hoang với cỏ mục cao hơn đầu người. Giờ đòi tiền thì đúng là khó hơn lên trời”, chị Hạnh nói

Luật sư Mai Thị Dung - Công ty luật sư Việt Phương, Hà Nội cho biết, khi mua nhà ở hình thành trong tương lai chưa đủ điều kiện sẽ có một số rủi ro lớn, như rủi ro về pháp lý; khách hàng thường chịu thiệt do phát sinh liên quan đến các vướng mắc thủ tục pháp lý của dự án trong suốt quá trình triển khai xây dựng…

Xem chi tiết tại đây

Công ty Cổ phần Nhật Long vì “nén bạc đâm toạc di sản”?

“Bành trướng” mở rộng phạm vi để kinh doanh nuôi trồng thủy sản, công ty Cổ phần Nhật Long đang cố tình xâm phạm vào vùng đệm di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long chỉ vì lợi ích kinh tế?

Trong kết luận thanh tra số 05/KL-TTr ngày 21/1/2019 đã nêu rõ các vấn đề về việc chấp hành chính sách, pháp luật trong công tác quản lý, sử dụng bãi triều, mặt nước biển, rừng ngập mặt, đất nuôi trồng thủy sản trên địa bàn TP. Hạ Long.

Cụ thể, theo bản Kết luận này, đối với tình hình lấn chiếm, chuyển đổi mục đích sử dụng và xây dựng trái phép trên bãi triều, mặt nước biển, đất nuôi trồng thủy sản và rừng ngập mặn thì trên địa bàn phường Hà Phong, phía Công ty cổ phần Nhật Long (Cty Nhật Long) đã san lấp khoảng 9.200m2 mặt nước quy hoạch để làm khu vực xử lý nước biển. Đồng thời, Cty Nhật Long còn xây dựng trái phép 5 công trình xây dựng trong vùng đệm Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long (Di sản TNGT Vịnh Hạ Long).

ngày 02/04/2019, Ban Quản lý Vịnh Hạ Long cũng có công văn số 257/BQLVHL-TTBTIII gửi UBND TP. Hạ Long nêu rõ công trình này nằm trong vùng đệm Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long.

Nội dung: “Trong quá trình tuần tra, kiểm tra địa bàn, Trung tâm Bảo tồn III thuộc Ban Quản lý Vịnh Hạ Long phát hiện tại khu vực hòn Vang Cồn To thuộc phường Hà Phong (nằm trong vùng đệm Di sản TNTG Vịnh Hạ Long) có công trình xây dựng: Đầm nuôi thủy sản được gia cố chắc chắn bằng đá được khai thác tại chỗ; xung quanh đầm nuôi và xung quanh chân núi đã được đổ đất tạo mặt bằng thành đường đi…”

Xem chi tiết tại đây

Người hành nghề môi giới bất động sản chân chính chưa được bảo vệ

Thời gian vừa qua, thị trường bất động sản liên tiếp xảy ra các cơn sốt đất, sốt giá ảo tại nhiều địa phương trên cả nước. Đặc điểm chung của các cơn sốt đất này là giá đất lên tục sốt nóng, tăng mạnh chỉ sau một thời gian ngắn. Tuy nhiên, sau khi cơn sốt đi qua là những hệ luỵ lớn để lại đối với quy hoạch phát triển của địa phương và đặc biệt là những khách hàng cuối cùng, chậm chân mắc kẹt.

Lý giải nguyên nhân của thực trạng này, giới chuyên gia cho rằng, đội ngũ các môi giới bất động sản hoạt động không chuyên nghiệp, “lệch chuẩn” là nguyên nhân chính tạo nên các cơn sốt đất, sốt giá ảo.

Tại hội thảo Môi giới bất động sản Việt Nam: Chuyên nghiệp và Hội nhập quốc tế, ông Trần Minh Hoàng, Phó Tổng thư ký Hội môi giới Bất động sản Việt Nam cho biết môi giới bất động sản xuất phát từ chính nhu cầu của thị trường với đặc thù riêng biệt. Nghề môi giới bất động sản gắn liền với tính minh bạch của thị trường, do đó, yêu cầu với các môi giới viên bất động sản phải được đặt ra rất cao, thậm chí có những chế tài nghiêm khắc với những hành vi vi phạm chuyên môn, đạo đức nghề. Đồng thời, môi giới bất động sản cũng phải có năng lực đánh giá về tính hợp pháp của bất động sản rao bán và chịu trách nhiệm về tính chính xác, minh bạch.

Ông Hoàng cho hay: “Hiện người môi giới bất động sản còn yếu về chuyên môn, xem nhẹ trách nhiệm đạo đức, coi thường các quy định quản lý. Một số lượng lớn các sản phẩm được môi giới đưa thông tin ảo, thổi phồng giá, chào bán không đủ tiêu chuẩn đưa vào kinh doanh"...

Xem chi tiết tại đây

Những chuyển biến đáng chú ý của thị trường địa ốc TP.HCM trong 6 tháng đầu năm

Thị trường nhà ở hạng sang ở vùng lõi trung tâm TP.HCM trong nửa đầu năm 2019 là sân chơi gần như "một mình một ngựa" khi rất ít dự án được phê duyệt. Đây cũng là rổ hàng độc quyền khi thành phố hạn chế cấp phép dự án nhà ở cao tầng mới giai đoạn 2018 - 2020.

Cụ thể, 6 tháng đầu năm, ngoài lượng cung từ các dự án cũ còn tồn, khu vực các quận trung tâm và nội thành TP.HCM chỉ có 3 dự án mới được công bố (hai dự án Quận 1, và một dự án Quận 6) với hơn 1.300 căn hộ.

Nếu như trong 6 tháng đầu năm, nguồn cung căn hộ tại trung tâm khan hiếm thì thị trường bất động sản vùng ven lại bùng nổ với nguồn cung khổng lồ gần 100.000 căn hộ.

Tại khu Nam, mọi tâm điểm thị trường đổ dồn vào dự án GS Metrocity tại huyện Nhà Bè, có quy mô 349 ha. Đây sẽ là một trong những khu đô thị lớn nhất khu Nam khi hoàn thành. Tại khu Đông, dự án Vinhome Grand Park sẽ được mở bán cuối tháng 6. Khi hoàn thành, dự án sẽ cung ứng cho thị trường gần 40.000 căn hộ.

Đầu năm, thị trường bất động sản TP.HCM sốc với mức giá 10.000-12.000 USD/m2 của một dự án căn hộ hạng sang tại đường Cống Quỳnh (Quận 1). Tính ra mỗi căn hộ 2 phòng ngủ của dự án này có giá trên 10 tỷ. Sau dự án này, các dự án căn hộ tại Quận 7 đã cán mức giá 60-70 triệu/m2; các dự án tại Quận 2 cũng cán mức giá 90-100 triệu/m2.

Xem chi tiết tại đây

Ồ ạt thành lập doanh nghiệp bất động sản, liệu có phải Tân Hiệp Phát "thấy người ăn khoai..."?

Trong khoảng thời gian từ 18 - 24/4/2019, có 10 công ty bất động sản được thành lập với cùng vốn điều lệ 1.500 tỷ đồng và cùng cơ cấu sở hữu: bà Trần Uyên Phương (con gái ông Trần Quý Thanh) nắm giữ 99,9%, bà Trần Ngọc Bích (con gái) nắm giữ 0,05% và bà Phạm Thị Nụ (vợ) nắm giữ 0,05%.

Đến ngày 14/5/2019, thêm Công ty cổ phần Đầu tư và Bất động sản Lộc Điền được thành lập với vốn điều lệ lớn hơn hẳn, 3.830 tỷ đồng nhưng cơ cấu sở hữu vẫn không thay đổi.

Như vậy, chỉ trong vòng chưa đầy 1 tháng, gia đình ông chủ Tân Hiệp Phát đã thành lập 11 công ty con trong lĩnh vực bất động sản với tổng vốn điều lệ lên tới 18.830 tỷ đồng và tất cả đều do bà Trần Uyên Phương đứng tên sở hữu chính.

Đã từng có rất nhiều bài học “thắng làm vua, thua làm giặc” cho doanh nghiệp ngoại đạo khi bước chân vào lĩnh vực bất động sản. Bởi thị trường luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, do đó, với những doanh nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệm “chinh chiến”, dù là những đại gia có tiềm lực tài chính, cũng không ít lần phải “nếm mật nằm gai”, nhận lấy thất bại chua xót.

Thực tế, nhiều tập đoàn kinh tế Nhà nước sau một thời gian đầu tư bất động sản đã để lại “di chứng” là những món nợ lớn. Nhiều doanh nghiệp đã phải lấy doanh thu, lợi nhuận của ngành nghề kinh doanh chính bù lỗ vào bất động sản.

Chưa thể đánh giá về cuộc tấn công ngoạn mục của Tân Hiệp Phát vào lĩnh vực bất động sản là thành công hay thất bại nhưng rõ ràng, từ những bài học của các tập đoàn kinh tế từng có tham vọng chiếm lĩnh thị trường ngoài ngành, cũng không thể không đặt ra giả thiết, việc ồ ạt thành lập một loạt công ty bất động sản khi mới tham gia vào lĩnh vực này có thể mang lại rủi ro thay vì lợi nhuận lớn cho tập đoàn này trong bối cảnh thị trường đang bão hòa.

Xem chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top