Aa

Chi phí nào ảnh hưởng khi chuyển hướng làm Công trình Xanh

Thứ Ba, 05/09/2017 - 07:01

Nhiều chủ đầu tư khá e dè khi chuyển hướng sang làm Công trình Xanh thay vì công trình thông thường. Tuy nhiên bài toán này không không hề phức tạp vì chỉ chi phí thiết kế và xây dựng là bị ảnh hướng lớn nhất khi chuyển hướng sang xây dựng Công trình Xanh.

Công trình Xanh tại Việt Nam vẫn luôn được đánh giá là một thị trường có nhiều tiềm năng và cơ hội phát triển. Song hiện nay vẫn tồn tại nhiều yếu tố hạn chế và cản trở, trong đó thách thức lớn nhất, chiếm tỉ lệ đến 80%, là nhận thức thiếu chính xác đặc biệt về chi phí đầu tư ban đầu, đa phần các chủ đầu tư đều ngộ nhận chi phí phát sinh khi xây dựng công trình xanh từ 20-30%. 

Tuy nhiên, trái ngược hoàn toàn với quan niệm “Xây dựng Công trình Xanh rất tốn kém”, theo nghiên cứu từ các tổ chức quốc tế thì chi phí gia tăng khi thực hiện công trình xanh so với công trình thông thường chỉ dao động từ 0.4% – 12.5% tổng chi phí đầu tư. Riêng tại Việt Nam, dựa trên khảo sát chi phí gia tăng trung bình chỉ là 1,8% – 2%. 

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Nếu chuyển hướng sang xây dựng Công trình Xanh, các chi phí nào sẽ bị ảnh hưởng ?

Các chi phí xây dựng công trình bao gồm chi phí cứng (hard cost) và chi phí mềm (soft cost). Chi phí mềm bao gồm các dịch vụ và hạng mục, đặc biệt quan trọng tuy không trực tiếp cấu thành công trình, bao gồm các chi phí kiến trúc và thiết kế, chi phí giám sát và cấp phép, đánh giá tác động môi trường, thuế, bảo hiểm, marketing, quản lý dự án, v.v… Chi phí cứng liên quan tới các thiết bị, tài sản cấu thành công trình như chi phí đất, vật liệu, cảnh quan, v.v…

Tuy nhiên chi phí thiết kế (gồm kiến trúc, thiết kế và tư vấn) và xây dựng là hai chi phí bị ảnh hướng lớn nhất khi chuyển hướng sang xây dựng Công trình Xanh.

Cụ thể, tập trung chủ yếu ở các chi phí:

  • Phân tích và thiết kế chuyên sâu
  • Thiết bị và vật liệu phù hợp
  • Tư vấn Chứng nhận Công trình Xanh
  • Đánh giá và cấp chứng nhận

Chi phí phụ trội cho Công trình Xanh trung bình là bao nhiêu?

Chi phí phụ trội trong xây dựng Công trình xanh thường đươc tính dựa trên chi phí phát sinh để công trình đạt Chứng Nhận công trình xanh so với ngân sách xây dựng công trình thông thường ban đầu của chủ đầu tư. Như vậy chi phí tăng thêm cho công trình cũng phụ thuộc rất nhiều vào mức chứng nhận chủ đầu tư mong muốn đạt được.

QUỐC TẾ

Mức chứng nhận

Việt Nam

< 1%

Chứng nhận

1.2% – 2%

0.8% – 2%

Bạc

1.2% – 2%

1% – 3.5%

Vàng

1.8 – 5%

2% – 10%

Bạch Kim

> 10%


Bảng trên thể hiện các chi phí phụ trội của công trình theo các mức chứng nhận. Qua đó có thể thấy để đạt mức Chứng nhận và mức Bạc cho công trình xanh, chi phí phát sinh là rất thấp, có thể nói không đáng kể.

Bên cạnh đó, một số dự án đạt chứng nhận CTX với chi phí phụ trội bằng 0% do xuất dự án đầu tư cao, đảm bảo cho việc xây dựng công trình mà không cần phát sinh thêm chi phí

Làm thể nào để tối thiểu chi phí phụ trội trong xây dựng Công trình Xanh?

Các cách giúp tối thiểu chi phí xây dựng cho công trình xanh

  • Bắt đầu sớm: Đặt vấn đề Công trình xanh và xây dựng chiến lược, tính toán đưa vào ngân sách ngay từ giai đoạn đầu tiên của dự án, hạn chế mọi chi phí phát sinh cho cải tạo và bổ sung về sau.
  • Kinh nghiệm: Làm việc với đội ngũ thiết kế và xây dựng dày dặn kinh nghiệm, đặc biệt trong lĩnh vực Công trình Xanh
  • Áp dụng Thiết kế tích hợp (Integrated Design Process) từ giai đoạn tiền thiết kế xuyên suốt đến khi nhiệm nhu và vận hành dự án, tư vấn có thể được tham gia từ những giai đoạn đầu tiên và người sử dụng cần đóng vai trò chủ động. Đây cũng được coi là yếu tố quan trọng và thiết yếu trong xây dựng Công trình Xanh.

Cần phải khẳng định rằng Công trình Xanh không phải một công trình Thông thường được thêm thắt các yếu tố xanh, trái lại đây là một hướng tư duy hoàn toàn khác, đòi hỏi nhận thức đúng đắn và phối hợp chặt chẽ từ tất cả các bên liên quan ngay từ khi bắt đầu dự án. Thật vậy, chi phí phụ trội trong xây dựng Công trình xanh nên được nhìn nhận như một khoản đầu tư dài hạn và giúp chủ đầu tư rút ngắn thời gian hoàn vốn thông qua tiết kiệm tài nguyên, giảm chi phí vận hành, cải thiện sức khỏe và hiệu suất làm việc của người sử dụng, khẳng định danh tiếng và trách nhiệm xã hội của công ty, tổ chức.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top