Aa

Cho vay tiêu dùng: Không chỉ thuần túy là kinh doanh

Thứ Hai, 12/06/2017 - 20:26

“Cho vay tiêu dùng còn góp phần gia tăng hiểu biết của người dân về các vấn đề tài chính, giúp họ quản lý tài chính cá nhân tốt hơn, tạo nền tảng sẵn sàng để sử dụng các dịch vụ tài chính khác”, chuyên gia kinh tế, TS. LS Bùi Quang Tín nhấn mạnh.

Người dân hưởng lợi nhất từ cho vay tiêu dùng

Sau gần 10 năm có mặt ở thị trường Việt Nam, cho vay tiêu dùng đã bước đầu đạt được những thành công đáng ghi nhận: Tăng trưởng hàng năm luôn ở mức ấn tượng, từ 20-30%/năm trong 7 năm liên tiếp, đạt 646.000 tỷ đồng vào cuối năm 2016, tăng 48% so với đầu năm, chiếm 13,1% tổng cho vay.

Không dừng lại ở đấy, thị trường tài chính tiêu dùng còn được dự báo sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới khi mới chỉ có “khoảng 1/4 nhu cầu thị trường được đáp ứng, nhiều khu vực còn đang bị bỏ ngỏ như các xã, huyện,… trong khi tỷ lệ tiêu dùng ở Việt Nam quá thấp so với bình quân các nước trên thế giới”, luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch Câu lạc bộ pháp chế Hiệp hội ngân hàng nhấn mạnh.

Đánh giá về vai trò của tài chính tiêu dùng, chuyên gia kinh tế, TS. LS Bùi Quang Tín cho rằng, tài chính tiêu dùng đang mang lại lợi ích trực tiếp và nhiều nhất cho người tiêu dùng, đặc biệt là những người có thu nhập trung bình thấp, bởi các đối tượng này thường bị các ngân hàng thương mại truyền thống từ chối cho vay do khó chứng minh khả năng trả nợ.

Không những thế “cho vay tiêu dùng còn góp phần gia tăng hiểu biết của người dân về các vấn đề tài chính, giúp họ quản lý tài chính cá nhân tốt hơn, tăng tính hợp lý trong chi tiêu, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống bản thân và gia đình, đồng thời tạo nền tảng sẵn sàng để sử dụng các dịch vụ tài chính khác trong tương lai”, chuyên gia Bùi Quang Tín nhấn mạnh.   

Thị trường tài chính tiêu dùng còn được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian tới khi dư địa phát triển của thị trường này vẫn còn rất lớn. 

Bên cạnh đó, hình thức tín dụng này cũng giúp sức mua của người dân tăng nhanh, buộc các nhà sản xuất không ngừng đổi mới, tăng tính cạnh tranh và gián tiếp thúc đẩy sự tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy không phải lúc nào tài chính tiêu dùng cũng có thể phát huy được mọi ưu điểm và được người dân đón nhận nồng nhiệt. Ở nhiều nơi, cho vay tiêu dùng còn bị nhìn nhận khá phiến diện, thậm chí đôi lúc còn bị quay lưng bởi người dân chưa thực sự hiểu bản chất của loại hình tín dụng này.

Đề cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

H. Minh, sinh viên năm 3 trường ĐH Kinh tế Luật TPHCM cho biết trước đây em vốn nhìn nhận hình thức cho vay trả góp với con mắt tiêu cực vì thấy điều khoản cho vay khá đơn giản nên e ngại bị lừa. Mức lãi suất của hình thức tín dụng này lại cao hơn nhiều so với mặt bằng chung của các ngân hàng thương mại nên cũng là trở ngại khiến em không dám tiếp cận với cho vay tiêu dùng dù nhiều lúc cũng có nhu cầu tài chính cấp thiết như đóng học phí, trả tiền nhà,..

Tuy nhiên, kể từ khi tham gia “CFO The Challenge”, một cuộc thi học thuật về kinh tế - tài chính do Home Credit là nhà tài trợ chính dành cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng khu vực phía Nam, Minh nhận ra quan điểm trước đây của mình về tài chính tiêu dùng còn nhiều sai lệch.

“Được trực tiếp nghe các chuyên gia tài chính hàng đầu chia sẻ về cho vay tiêu dùng giúp tôi nhận ra những lợi ích to lớn từ loại hình tín dụng này. Trước đây tôi cứ lo đi vay tiêu dùng lãi suất cao nhưng bây giờ mới hiểu rằng mức lãi suất đấy là hợp lý khi đặt trong mối tương quan với lợi ích của hình thức vay vốn này”, anh Minh cho biết.

Không chỉ riêng H. Minh mà nhiều bạn sinh viên khác cũng lần đầu tiên được các chuyên gia giải thích kỹ lưỡng về các vấn đề liên quan đến hình thức cho vay tiêu dùng, thậm chí còn được trực tiếp tham gia các hoạt động tọa đàm, thảo luận, trò chơi để hiểu cặn kẽ hơn về thị trường này nhân cuộc thi kể trên.

Hình ảnh một trong số nhiều chương trình chia sẻ kiến thức về tài chính cho sinh viên do Home Credit tổ chức.

Thực tế cho thấy, việc thay đổi nhận thức và nhìn nhận đúng đắn về cho vay tiêu dùng là nền tảng quan trọng nhất để các khách hàng tiếp cận với loại hình cho vay này khi có nhu cầu tài chính như mua sắm các thiết bị điện tử phục vụ công việc, cuộc sống hay trang trải học phí, trả tiền thuê nhà,… thay vì việc tìm đến các loại hình vay vốn phi chính thức như “hụi”, “họ”, thậm chí là “tín dụng đen” với lãi suất cắt cổ.

“Nếu biết đến cho vay tiêu dùng sớm hơn thì mình đã không phải vay “chợ đen” với giá rất “chát” để đóng học phí”, Phương Anh, một sinh viên năm cuối của trường ĐH Hoa Sen cho hay.

Như vậy, có thể thấy việc chia sẻ các thông tin về một kênh phân phối vốn không hoàn toàn mới nhưng chưa thực sự quen thuộc với người dân như tài chính tiêu dùng nói riêng và các kiến thức tài chính nói chung là vô cùng quan trọng.

Tuy nhiên, đến thời điểm này, mới chỉ có Home Credit là công ty tài chính gần như duy nhất tổ chức những chương trình như trên nhằm cung cấp kiến thức tài chính cơ bản cho người dân. Trong khi đó, các tổ chức tín dụng khác, kể cả các ngân hàng thương mại cũng rất hiếm khi thực hiện những chương trình tương tự dù mặt bằng chung về kiến thức tài chính của người dân còn chưa cao.

 

Trong 2 năm gần đây, Home Credit đã liên tục tổ chức các hoạt động cung cấp kiến thức tài chính cho người tiêu dùng, chủ yếu tập trung vào đối tượng sinh viên, phụ nữ, những người có thu nhập trung bình, thấp như Trò chuyện cùng sinh viên ĐH Kinh tế Luật TPHCM về quản lý tài chính cá nhân trước tuổi 30 (2017), Chương trình “Vay chủ động” hay các cuộc tập huấn nhằm cung cấp kiến thức về tài chính cho 300 phụ nữ ở Hải Phòng và Bắc Ninh (2016),….

Những chương trình này cho thấy Home Credit không chỉ đang tập trung vào các hoạt động kinh doanh thuần túy mà còn thể hiện trách nhiệm cao đối với cộng đồng trong việc chia sẻ thông tin, từng bước giúp người dân nâng cao kiến thức về tài chính nói chung và tài chính tiêu dùng nói riêng.  

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Liên kết hữu ích
Lên đầu trang
Top