Aa

Chủ đầu tư Dự án cao tốc Đà Nẵng - Quãng Ngãi lúng túng trong khâu quản lý tài chính?

Thứ Sáu, 19/10/2018 - 06:01

Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) có nhiều cơ hội và điều kiện để kêu gọi nguồn vốn làm dự án khủng, đồng nghĩa với việc không khó để tạo ra doanh thu cũng như lợi nhuận lớn. Thế nhưng, không hiểu vì sao doanh nghiệp này lại lúng túng trong khâu quản lý tài chính, không đủ vốn làm dự án bất động sản.

Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) là một trong 16 doanh nghiệp, tổng công ty thuộc diện quản lý của Bộ Giao thông Vận tải. Không lâu nữa, VEC sẽ được chuyển về chịu sự quản lý của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

Doanh nghiệp này giữ vai trò chủ đầu tư của hàng nghìn ki-lô-mét đường cao tốc nên doanh thu từ phí đường luôn là con số khủng. VEC cũng chính là chủ đầu tư của dự án cao tốc Đà Nẵng - Quãng Ngãi vừa thông xe chưa được một tháng đã bị bong tróc, chất lượng mặt đường kém, khiến dư luận bức xúc.

Hồi đầu năm nay, VEC tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2017 và phương hướng nhiệm vụ năm 2018. Theo thông tin từ hội nghị, kết thúc năm 2017, VEC đã hoàn thành thông xe và đưa vào khai thác tạm 65km đoạn tuyến JICA tài trợ dự án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi; hoàn hành và đưa vào vận hành hệ thống ITS dự án TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây; hoàn thành thi công các hạng mục bổ sung thuộc dự án cao tốc Nội Bài - Lào Cai,…

Tổng giá trị sản lượng các dự án đầu tư năm 2017 đạt 8.248 tỷ đồng (đạt 101% kế hoạch), tổng giá trị giải ngân đạt hơn 8.500 tỷ đồng (đạt 100,3% kế hoạch).

Các tuyến đường cao tốc của VEC đưa vào khai thác đã phục vụ 111 triệu lượt phương tiện, riêng năm 2017 phục vụ 35,7 triệu lượt phương tiện. Tổng doanh thu thu phí qua các tuyến đạt hơn 2.700 tỷ đồng, bằng 103,4% kế hoạch, tăng 18% lưu lượng và tăng 24% doanh thu so với năm 2016.

Dự kiến năm 2018, VEC sẽ tập trung vào việc tái cơ cấu tài chính; công tác thu xếp các nguồn vốn, trả nợ; quản lý đầu tư các dự án; quản lý khai thác và dịch vụ,…

VEC sẽ phải chịu bao nhiêu trách nhiệm cho chất lượng và những vấn đề phát sinh khi cao tôc Đà Nẵng - Quảng Ngại không đạt chất lượng

VEC sẽ phải chịu trách nhiệm như thế nào cho chất lượng và những vấn đề phát sinh khi cao tôc Đà Nẵng - Quảng Ngại không đạt chất lượng?

Tiền trả nợ nuốt gọn doanh thu

Như vậy, có thể nói VEC có nhiều cơ hội và điều kiện để kêu gọi nguồn vốn làm dự án khủng, đồng nghĩa với việc không khó để tạo ra doanh thu cũng như lợi nhuận lớn. Thế nhưng, không hiểu vì sao doanh nghiệp này lại lúng túng trong khâu quản lý tài chính, không đủ vốn làm dự án bất động sản.

VEC có vốn từ đâu? 

Các khoản nợ vay khổng lồ của VEC bắt nguồn từ việc có thể vay vốn dễ dàng. Từ năm 2007, VEC được cho phép hoạt động theo cơ chế vay lại vốn ODA, cộng với việc được phát hành trái phiếu trong nước và quốc tế, vay vốn tín dụng đầu tư phát triển… Nhờ vậy, VEC huy động được lượng lớn vốn để đầu tư vào các dựa án cao tốc giá trị hàng nghìn tỷ trong khi vốn đầu tư của chủ sở hữu chỉ là 1.000 tỷ đồng.

Đến tháng 1/2007, VEC đã nộp 4,18 tỷ đồng đặt cọc tiền thuê đất. Năm 2012, Hội đồng thành viên VEC đã ra quyết định (số 491/QĐ-VEC-HĐTV) phê duyệt tổng mức đầu tư dự án xây dựng trụ sở VEC khoảng 667 tỷ đồng.

Tuy nhiên, đến nay sau 8 năm kể từ khi UBND TP. Hà Nội cấp giấy chứng nhận đầu tư, dự án vẫn là một khu đất trống. Nguyên nhân do VEC thiếu vốn đầu tư dự án, chưa hoàn thành thủ tục giao đất và cấp phép xây dựng nên chưa triển khai các bước tiếp theo.

Được biết, VEC dự kiến đầu tư xây dựng trụ sở lớn gấp 15 lần nhu cầu sử dụng trong giai đoạn 2020 - 2030 tại lô 20-E4 khu đô thị mới Cầu Giấy (Hà Nội). Ngay từ năm 2006, Hà Nội đã phê duyệt giá thu tiền sử dụng đất khi giao đất có thời hạn 50 năm cho các ô đất thuộc lô E khu đô thị mới Cầu Giấy cho 23 đơn vị, trong đó có VEC.

Mới đây, Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) đã có văn bản gửi Thủ tướng xin thay đổi mục tiêu và hình thức đầu tư dự án trụ sở của VEC. Theo đó, trụ sở tương lai của VEC sẽ là tòa nhà văn phòng, thương mại, cơ sở lưu trú ngắn ngày. Trước đó, VEC đã có văn bản gửi Bộ GTVT xin thay đổi mục tiêu và đối tác đầu tư dự án xây trụ sở làm việc tại lô 20-E4 khu đô thị mới Cầu Giấy (Hà Nội). Theo đề xuất ban đầu của VEC, dự án có quy mô 30 tầng nổi, 3 tầng hầm, tổng diện tích sàn xây dựng 43.550m2, mật độ xây dựng 36,8%. Trụ sở VEC được xây dựng trên khu đất rộng 4.180m2, trong đó diện tích xây dựng 1.540m2.

Không chỉ thiếu thuế đất, thiếu vốn làm dự án, VEC còn đang "cõng" khoản lãi vay khổng lồ. Theo báo cáo tài chính mới nhất VEC công bố, tính đến cuối năm 2016, doanh nghiệp này có tổng tài sản lên tới 77.300 tỷ đồng, chủ yếu bao gồm giá trị từ tài sản cố định và tài sản dở dang.

Khoản nợ phải trả thời điểm cuối năm 2016 là 34.500 tỷ đồng, bằng 45% tổng nguồn vốn công ty. Nợ phải trả thời điểm này đều là tiền đi vay và thuê tài chính.

Trong năm 2016, VEC đã vay thêm 1.388 tỷ đồng, gấp 8 lần so với số tiền tổng công ty này vay trong năm 2015. Và khả năng con số nợ tính đến hết năm 2018 sẽ còn vượt xa hơn nhiều. Tổng vốn chủ sở hữu của công ty đến cuối 2016 vào khoảng 42.800 tỷ đồng, nhưng vốn đầu tư của chủ sở hữu chỉ vỏn vẹn 1.000 tỷ đồng.

Năm 2016, VEC ghi nhận 2.216 tỷ đồng doanh thu thuần. Nhưng, chi phí tài chính khoảng 2.000 tỷ đồng chủ yếu là các khoản trả nợ. Theo đó, lãi ròng chỉ đạt 122 tỷ đồng.

Theo kế hoạch kinh doanh năm 2018, VEC sẽ đạt khoảng 3.397 tỷ đồng doanh thu trong năm nay và thu về gần 366 tỷ lãi ròng sau thuế. Công ty này cũng lên kế hoạch trả nợ trong và ngoài nước với tổng giá trị 1.933 tỷ đồng. Bao gồm, trả nợ cho các khoản vay đến hạn phần vốn ADB là 717 tỷ đồng, trả nợ lãi, phí vay lại là 868 tỷ đồng và trả lãi trái phiếu từ 2016 - 2018 với mức phí là 116 tỷ đồng/năm.

Nếu thanh tra chỉ ra dự án cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi không đạt yêu cầu, kế hoạch của VEC có bị lỡ?

Reatimes sẽ tiếp tục thông tin./.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top