Aa

Chuyện chiếc hố ga

Thứ Tư, 19/12/2018 - 07:00

Trước kia dân gian đời mới có câu “Ra đường sợ nhất cái đinh gỉ!”. Là vì hồi đó giày dép còn hiếm, toàn đồ gia công mỏng như giấy, dẫm vào cái gai cũng thủng, nữa là cái đinh gỉ! Ngày nay, đinh gỉ vẫn thuộc diện đáng sợ nhưng... không sợ bằng đang đi bỗng thấy cái xe ba bánh lù lù lao ngược lại, bất chấp đường to nhỏ, bất chấp có biển cấm. Tưởng đến thế đã là kinh, nào ngờ...

Nhiều người, cả trong và ngoài nước, đến Hà Nội cách đây trên mười năm, thật khó mà hình dung nổi Hà Nội bây giờ, chỉ riêng về giao thông thôi. Hồi đó, có nhiều chuyện liên quan đến công nghệ làm đường, làm cầu vượt, cứ như nói chuyện ở Tây ở Tàu nào đó.

Bây giờ thì gần như mọi con đường có tên, không phân biệt to, nhỏ, thuộc khu vực đầu não hay vùng ngoại ô... đều được chăm sóc bằng quỹ bảo trì đường bộ và ngân sách thành phố. Đầu tiên, muốn nói gì thì nói, cứ phải công nhận việc đi lại đã thuận tiện lên nhiều lắm.

Nhưng, giống như mọi thứ khác mang nhãn made in Vietnam, thể nào cũng có chỗ chưa hoàn thiện, phải có tí nhếch nhác, hệ thống giao thông Hà Nội (và các thành phố, thị xã khác) không nằm ngoài những “nét đặc trưng nổi trội ấy”?

Trước kia dân gian đời mới có câu “Ra đường sợ nhất cái đinh gỉ!”. Là vì hồi đó giày dép còn hiếm, toàn đồ gia công mỏng như giấy, dẫm vào cái gai cũng thủng, nữa là cái đinh gỉ! Ngày nay, đinh gỉ vẫn thuộc diện đáng sợ nhưng... không sợ bằng đang đi bỗng thấy cái xe ba bánh lù lù lao ngược lại, bất chấp đường to nhỏ, bất chấp có biển cấm. Tưởng đến thế đã là kinh, nào ngờ, dân lâu năm ở phố còn tìm ra thứ kinh hơn nữa, đó là những chiếc hố ga!

Những cái hố ga như thế này đa " width="259" height="194">

Những cái hố ga như thế này đa "quen" lắm>

Đây đang nói đến loại hố ga có nắp gang hẳn hoi. Nhưng không rõ là do lỗi ở kỹ thuật hay chủ ý mà rất nhiều các hố ga cứ phải nằm ở giữa đường và phần lớn chúng đều hoặc thấp hơn hoặc cao mặt đường, có cái tạo thành hẳn một gò nhỏ, có cái tạo thành vũng, thành ổ. Xe máy có lai bà già, trẻ con mà lao vào... thì hãy coi chừng! Tội nhất cho các em “váy ngắn” phải ngồi để chân sang một bên, nhiều phen xe vấp hố ga, khiến nàng bổ thẳng xuống đường, tơ hơ giữa thanh thiên bạch nhật.

Và ai mà tính được mức độ thiệt hại của hàng triệu lượt phương tiện thường xuyên phải nhảy cẫng lên vì vấp vào nắp hố ga? Do nắp trũng hơn hoặc cao hơn, chỉ ít lâu là miệng hố lở loét, phải vá, vừa tốn kém, vừa xấu xí đến kinh người. Cảnh tượng thỉnh thoảng lại thấy một cái cọc hay một cành cây, hay có khi là cái cán chổi lau bỏ đi, một mảnh gỗ ép bị thải… cắm để đánh dấu hố ga bị mất nắp, bị sụt lún, bị rách miệng khiến người tham gia giao thông chỉ còn biết trách số mình phải như vậy?

Điều đáng nói là tình trạng trên cứ như là một phần không thể thiếu của đời sống đô thị Việt?

Còn bản thân người viết bài này, vốn cũng là dân xây dựng, thì cứ triền miên băn khoăn tự hỏi: Kỹ thuật làm đường, làm hố ga thoát nước cần gì phải tìm ở đâu hoặc vắt óc nghiên cứu, mà cứ việc bê nguyên xi của thế giới về mà dùng, một thứ  “công nghệ” đã hết bản quyền từ lâu. Thế mà ngần ấy năm, kĩ thuật làm một chiếc hố ga đô thị sao cho phẳng với mặt đường, đẹp và bền, an toàn cho người tham gia giao thông, vẫn cứ mãi là giấc mơ của người Việt mình, là lý ở đâu? Hay đó là một chủ ý, một thủ thuật để chống buồn ngủ cho lái xe? Hay, cái gì cũng cứ phải “khiếm khuyết” một tí mới ra chất An Nam? Hay, hay, hay... chỉ là do chẳng ai buồn để mắt đến? Hay - điều này nhiều người tán đồng mới đáng là sự lạ - ngay từ khi thi công, người ta đã tính làm sao cho công trình giao thông, kể cả bé như cái hố ga, phải nhanh chóng hỏng đi, để lại được lập dự án bảo trì? Vì cứ có dự án là có tiền.

Hỗn loan giao thông đô thị.

Hỗn loan giao thông đô thị.

Nếu nhận định đó đúng thì chỉ còn biết tự hỏi: Chả lẽ sự tha hóa, kiếm chác đã đến mức ấy?

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top