Aa

Chuyên gia marketing: Biển quảng cáo trên phố cũng như biểu diễn đông người trên sân khấu

Võ Duy Nghĩa
Võ Duy Nghĩa nhannghia.reatimes@gmail.com
Thứ Năm, 19/05/2016 - 23:02

Nguyên Bảo | Trước những biển hiệu đồng bộ màu xanh - đỏ trên con phố kiểu mẫu Lê Trọng Tấn, không ít ý kiến cho rằng quy định này đã ‘giết chết’ sự sáng tạo. Nhưng một chuyên gia thương...

Chuyên gia marketing: Biển quảng cáo trên phố cũng như biểu diễn đông người trên sân khấu

Ảnh minh họa.

Theo chuyên gia marketing Tuấn Hà – CEO Vinalink, việc đồng bộ biển quảng cáo này có 2 mặt.

Mặt tốt của quy định này là đảm bảo mỹ quan đô thị. Nhìn sang con phố đối diện là Tôn Thất Tùng hay đường Trường Chinh (đoạn Ngã Tư Sở), biển quảng cáo lộn xộn, mạnh cửa hàng nhà nào nhà nấy làm, rất mất mỹ quan.

Còn mặt chưa được của quy định này là về phía doanh nghiệp, khi biển hiệu nào cũng như nhau thì nhận diện của doanh nghiệp không còn, qua đó mất đi lợi thế quảng cáo.

 Khi hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines...

Khi hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines...

 ...máy lọc nước Kangaroo...

...máy lọc nước Kangaroo...

 ... và cửa hàng ăn bún đậu mắm tôm cũng cùng style biển hiệu. Ảnh: Vietnamnet, Facebook.

... và cửa hàng ăn bún đậu mắm tôm cũng cùng style biển hiệu. Ảnh: Vietnamnet, Facebook.

“Biển hiệu trên phố cũng như biểu diễn đông người trên sân khấu. Đồng phục sẽ vẫn hơn lộn xộn. Ý tưởng này tôi cho là ổn, nhưng 2 màu quy định hơi xấu”, ông Tuấn Hà bình luận

* Chuyện gì xảy ra khi Thế giới Di động hay FPT Shop đặt cửa hàng ở đây?

 Dân marketing vô cùng ngỡ ngàng trước một số tên thương hiệu quen thuộc được đặt trên biển hiệu lạ lẫm. Ảnh: Facebook.

Dân marketing vô cùng ngỡ ngàng trước một số tên thương hiệu quen thuộc được đặt trên biển hiệu lạ lẫm. Ảnh: Facebook.

Thế giới Di động có thể thuê cửa hàng ở phố khác, hoặc trang trí lùi vào trong tầm 1 mét. Không sáng tạo được ở biển hiệu, các doanh nghiệp vẫn được sáng tạo ở cửa hay ở biển 2 lùi vào sâu 1 chút.

Phải chấp nhận hy sinh vì cái chung!

* Nếu doanh nghiệp ông đặt cửa hàng tại đây...?

Tôi cũng sẽ chấp nhận. Thực ra, các cửa hàng mặt phố đa số là nhỏ, do đó biển hiệu hầu hết không có tác dụng quảng cáo.

Còn với những doanh nghiệp tầm cỡ có cửa hàng tại đó, hãy tưởng tượng khi thuê văn phòng tại một tòa nhà. Quy định của các tòa nhà hiện nay là không cho đặt biển quảng cáo ra bên ngoài kính. Tất cả các doanh nghiệp đều không than phiền gì.

Vậy hãy coi cả phố Lê Trọng Tấn là 1 tòa nhà văn phòng, các công ty có cửa hàng tại đây chỉ đặt biển ghi tên.

Nhưng theo tôi, nên cho doanh nghiệp đặt logo nhỏ bên trái hay phải biển hiệu hiện tại. Vẫn trong phạm vi kích thước, màu sơn, mà vẫn thể hiện được phần nào nhận diện thương hiệu, và khách hàng cũng dễ tìm họ hơn.

* Việc các văn phòng công ty đặt tại các tòa nhà sẽ khác với các cửa hàng nhỏ lẻ. Với cửa hàng nhỏ lẻ, việc thu hút khách ngay từ lần đầu sẽ quan trọng hơn chứ?

Sai. Thường các cửa hàng nhỏ lẻ nhìn rất lôm nhôm, trang trí xấu. Chỉ "đại gia" mới làm đẹp và thu hút.

Việc đồng bộ biển hiệu này là có thiệt hại. Nhưng ai cũng chỉ nghĩ đến mình thì xã hội ngày càng chậm tiến

* Nếu mô hình này được nhân rộng sang các phố khác, hay thậm chí nhân rộng ra cả Hà Nội, ông nghĩ sao?

Tôi nghĩ nên nhân rộng nhưng cách làm phải khác đi.

Thứ nhất, kích thước biển phải lớn hơn.

Thứ 2, chỉ quy định 2 màu và cho đặt logo. Việc sáng tạo thế nào nên để doanh nghiệp tự làm. Không nên áp đặt thiết kế.

Thứ 3, các thiết kế lùi vào bên trong nên để doanh nghiệp tự sáng tạo

Thứ 4, có thể không nhất thiết phải dùng biển hiệu.

Thứ 5, để được đa phần người dân/doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ, chúng ta phải trưng cầu dân ý trước!

* Xin cảm ơn ông!

Theo Tri Thức Trẻ

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Liên kết hữu ích
Lên đầu trang
Top