Aa

Cơ hội và thách thức khi đầu tư vào bất động sản tỉnh lẻ năm 2020

Thứ Sáu, 31/01/2020 - 10:00

Cơ hội và thách thức khi đầu tư vào bất động sản tỉnh lẻ; “Miếng bánh” FDI và cơ hội cho các doanh nghiệp địa ốc... là một số tin tức nổi bật 24h qua.

Cơ hội và thách thức khi đầu tư vào bất động sản tỉnh lẻ

Thị trường bất động sản tỉnh lẻ ở khu vực phía Bắc được dự báo tiếp tục phát triển, mở rộng. Hoà Bình, Yên Bái, Sơn La, Hưng Yên được xem là các thị trường có tiềm năng.

2020, thị trường bất động sản tỉnh lẻ ở khu vực phía Bắc được dự báo tiếp tục phát triển, mở rộng khi quỹ đất khu vực trung tâm dần bó hẹp, cơ sở hạ tầng và khả năng kết nối với khu trung tâm ngày càng được cải thiện.

Báo cáo của website Batdongsan.com.vn hồi quý III cho biết Hoà Bình nổi lên là tỉnh tăng trưởng lượng truy cập tìm kiếm bất động sản cao nhất trong số các tỉnh phía Bắc. Lượng tìm kiếm tại Hòa Bình tăng 73% so với quý trước đó. Người dùng tập trung tìm kiếm ở các khu vực là huyện Lương Sơn, Kỳ Sơn và thành phố Hòa Bình. Địa phương này cũng là một trong địa phương thu hút đầu tư hàng loạt dự án.

Bà Đỗ Thị Thu Hằng, Giám đốc bộ phận Nghiên cứu & Tư vấn Savills Hà Nội nhận định sự phát triển về hạ tầng luôn đóng vai trò thứ yếu làm tăng giá bất động sản. Tuy nhiên sự phát triển nhanh, nóng luôn đi kèm với nhiều hệ luỵ.

Xem chi tiết tại đây

Hoà Bình phát triển nóng sau khi đoạn cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình thông xe hồi cuối năm 2018. Ảnh: Báo Hoà Bình.

“Miếng bánh” FDI và cơ hội cho các doanh nghiệp địa ốc

Bất động sản là lĩnh vực xếp thứ hai trong 19 ngành mà nhà đầu tư ngoại rót vốn, sau công nghiệp chế biến, chế tạo.

Đáng chú ý, trong 11 tháng đầu năm 2019, số lượng các đoàn sang làm việc tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Việt Nam tăng khoảng 30% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, có nhiều đoàn tìm hiểu cơ hội để dịch chuyển đầu tư từ Trung Quốc sang Việt Nam, các đối tác chủ yếu đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hong Kong và Singapore.

Như vậy, lĩnh vực bất động sản Việt Nam vẫn luôn là lĩnh vực có sức hút với nhà đầu tư nước ngoài, sau công nghiệp chế biến, chế tạo. Có nhiều nguyên nhân để dòng vốn FDI đi vào lĩnh vực bất động sản.

Tuy nhiên, để dòng vốn FDI vào thị trường bất động sản Việt Nam mang lại hiệu quả kinh tế cao, đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước, thì quá trình thu hút FDI cần thực hiện một cách cẩn trọng, có cân nhắc, chọn lựa, có tính toán và phù hợp với quy hoạch.

Với sự hứng khởi từ các thông tin trong tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2019, với việc đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu, với việc Việt Nam được nâng hạng năng lực cạnh tranh và vẫn được đánh giá là nơi đầu tư ổn định, an toàn hy vọng đầu tư FDI và FII vẫn tiếp tục tăng trong 2020. Trong đó vốn đầu tư nước ngoài vào bất động sản sẽ có một năm tiếp tục tăng trưởng tốt.

Xem chi tiết tại đây

3 kênh đầu tư bất động sản hứa hẹn tăng nhiệt năm Canh Tý

Bà Hương chỉ ra 3 nhóm tài sản đa năng hứa hẹn hút vốn đầu tư năm 2020.

Thuộc nhóm bất động sản liền thổ, nhà phố thương mại bao gồm cả nhà phố mặt tiền khu trung tâm hiện hữu, nhà phố dự án nằm trên các trục đường chính hoặc shophouse. Những tài sản này thường tọa lạc tại vị trí cửa ngõ đi vào thành phố hoặc nơi có mật độ dân cư đông đúc hay đang hình thành cộng đồng doanh nghiệp quy mô lớn.

Năm Canh Tý được xem là thời điểm vàng để đầu tư văn phòng chia sẻ tại các dự án quy mô lớn nằm kế cận trung tâm thành phố. Trong bối cảnh thị trường văn phòng cho thuê khan hiếm nguồn cung mới và giá thuê, công suất thuê đang tăng cao nhất trong vòng nửa thập niên qua, văn phòng chia sẻ, văn phòng linh hoạt ở rìa trung tâm sẽ là kênh đầu tư có tính cạnh tranh cao.

12 tháng qua, bất động sản công nghiệp là điểm sáng duy nhất xuyên suốt toàn cảnh thị trường bất động sản Việt Nam. Theo khảo sát sơ bộ từ các doanh nghiệp kinh doanh cho thuê đất, nhà xưởng, kho bãi, số lượng đơn đặt hàng khách thuê bất động sản công nghiệp từ khối ngoại tăng mạnh trong năm 2019. Cung không đủ cầu nên năm 2020, thị trường này tiếp tục là kênh đầu tư hấp dẫn.

Xem chi tiết tại đây

Thị trường bất động sản TP HCM. Ảnh: Lucas Nguyễn

KTS Hoàng Thúc Hào: Niềm trăn trở giải mã gene vùng miền

Chia sẻ với Reatimes, KTS Hoàng Thúc Hào cho biết, những công trình như Hồ Gươm, Hoàng thành, trường học, hay nhà ở,… sẽ góp phần làm ra bản sắc Hà Nội. Nhiều công trình ngạc nhiên bền vững cùng tạo ra mã gene quy hoạch của vùng đấy. Mã gene cũng có quá trình, gắn liền với thiên nhiên, phong tục tập quán, lối sống nơi đó.

Mã gen của Hà Nội là gì? Tôi thấy chẳng có thủ đô nào lại nhiều làng và mặt nước trong đô thị như Hà Nội. Thủ đô có Hoàng thành Thăng Long, các làng nghề. Hà Nội bắt buộc phải có những công trình đối thoại với lịch sử, văn hóa, khung cảnh thiên nhiên, mới tạo ra mã gene của chính nó.

Thế nhưng, nhiều khu đô thị mới hiện nay được biến thành Băng Cốc. Chúng ta nên làm gì? Biến những làng xưa như thế nào cho đúng Hà Nội? Tại sao không thiết kế nhà cao tầng thành làng theo chiều đứng, rất Hà Nội? Đó chính là mã gene. Trong 2 - 3 năm tới, chúng tôi sẽ giải mã gene quy hoạch Hà Nội, Hội An, Huế… Đây là bước tiếp theo khẳng định kiến trúc hạnh phúc vì con người, vì văn hóa.

Chúng tôi sẽ không dùng hoàn toàn công trình của mình phân tích, mà đúc kết từ nhiều công trình của KTS khác nữa. Bởi một mã gene phải được tạo nên từ hàng nghìn kiến trúc sư. Riêng chúng tôi không thể làm hết được. Vì sáng tạo là vô tận!

Xem chi tiết tại đây

Bầu Thuỵ chi đậm "lên đời" khách sạn Kim Liên thành tổ hợp triệu USD

Công ty Du lịch Kim Liên - đơn vị sở hữu khách sạn Kim Liên (đường Đào Duy Anh, quận Đống Đa, Hà Nội) vừa tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường để bàn về nhiều nội dung, trong đó có việc đầu tư dự án khách sạn Kim Liên và bổ nhiệm nhân sự cấp cao.

Một trong những nội dung quan trọng của đại hội là bàn việc triển khai đầu tư dự án Khu phức hợp Kim Liên nằm trên lô đất hiện là khách sạn Kim Liên.

Trong tờ trình, HĐQT công ty đề xuất tăng vốn điều lệ công ty từ 69,57 tỷ đồng lên 2.786 tỷ đồng để đáp ứng quy định tổng vốn chủ sở hữu của chủ đầu tư phải tối thiểu bằng 20% tổng vốn đầu tư dự án Kim Liên. Theo kết quả nghiên cứu thị trường của đơn vị tư vấn, dự án Kim Liên có tổng chi phí dự kiến khoảng 615 triệu USD, tương đương 14.287 tỷ đồng.

Ông Vũ Ngọc Định cho biết, dự án đã được UBND TP Hà Nội ra văn bản số 1216 (ngày 9/10/2019) về Kết luận của Tập thể lãnh đạo UBND TP Hà Nội về việc chỉ tiêu quy hoạch xây dựng Dự án tổ hợp công trình thương mại dịch vụ, khách sạn, văn phòng và căn hộ cho thuê tại khu đất số 5-7 Đào Duy Anh (quận Đống Đa).

Theo đó, dự án dự kiến xây dựng 8 block. Doanh nghiệp đã ký kết hợp đồng với một số đối tác như Tân Hoàng Minh, nhà thầu Delta để triển khai thực hiện dự án.

Xem chi tiết tại đây 

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top