Aa

Cổ phiếu lao dốc, Quốc Cường Gia Lai còn lại gì sau cơn say?

Thứ Tư, 04/10/2017 - 14:01

Cần lấp đầy khoảng trống pháp lý “mua bán kỳ nghỉ"; Cổ phiếu lao dốc, Quốc Cường Gia Lai còn lại gì sau cơn say? Đất nền Nam Đà Nẵng: Khách hàng sập bẫy vì tin “cò”;… là những tin tức nổi bật về BĐS 24 giờ qua.

Cổ phiếu lao dốc, Quốc Cường Gia Lai còn lại gì sau cơn say?

Trong cơ cấu tài sản của QCG, dự án Phước Kiển chiếm tỷ trọng lớn nhất. Đây cũng là “cục máu đông” lớn nhất trong danh mục tồn kho của doanh nghiệp. Giải quyết bài toán Phước Kiển có thể xem là canh bạc sống còn của doanh nghiệp gia đình ông Nguyễn Quốc Cường, thường được biết đến với biệt danh "Cường đô la".

Theo báo cáo soát xét bán niên của QCG do PwC công bố, vào tháng 6/2017, QCG có nhận 2.104,8 tỷ đồng từ Sunny cho dự án Phước Kiển. Số tiền nhận theo Biên bản thỏa thuận ghi nhớ vào ngày 15/10/2016, theo đó, Tập đoàn sẽ chuyển nhượng 100% quyền sở hữu dự án cho một công ty sẽ được thành lập từ việc góp vốn bằng toàn bộ dự án Phước Kiển của Tập đoàn cho Sunny.

Bế tắc trong thương vụ dự án Phước Kiển, cơn say cổ phiếu Quốc Cường Gia Lai không còn kéo dài.

Bế tắc trong thương vụ dự án Phước Kiển, cơn say cổ phiếu Quốc Cường Gia Lai không còn kéo dài.

Cuối tháng 6, QCG đã dùng số tiền này để tất toán nợ vay với BIDV Quang Trung và phát triển các dự án BĐS. Số tiền này sẽ được dùng để cấn trừ vào giá trị chuyển nhượng trong tương lai khi việc đàm phán và việc chuyển nhượng được hoàn tất và dự án đủ điều kiện được phép chuyển nhượng.

Tuy nhiên, ngày 5/4, Tập đoàn và Sunny đã thanh lý Biên bản nêu trên do dự án chưa đủ điều kiện chuyển nhượng và hai bên đang trong quá trình đàm phán về việc chuyển nhượng. Đích thân lãnh đạo QCG xác nhận dù đã triển khai 8 năm ròng rã nhưng dự án Phướ Kiển vẫn chưa thể hoàn tất khâu giải tỏa mặt bằng. Tỷ lệ này đến năm 2017 mới đạt 92% và vẫn còn 8% diện tích đất chờ đàm phán. 

Từ thực trạng dòng tiền của công ty trong nhiều năm gần đây, khó có khả năng Quốc Cường Gia Lai thu xếp được hơn 1.000 tỷ đồng để thanh toán khoản tạm ứng nếu không thực hiện chuyển nhượng. Nhưng nếu việc chuyển nhượng trong trường hợp chưa hoàn tất giải tỏa mặt bằng dự án, thì khoản tiền phạt mà công ty phải chịu cũng không hề nhỏ, khoảng 25 triệu USD.

Xem chi tiết tại đây.

Cần lấp đầy khoảng trống pháp lý “mua bán kỳ nghỉ"

Khoảng 50 năm trước, hình thức timeshare lần đầu tiên xuất hiện với việc chia sẻ quyền sử dụng chiếc máy tính của hãng IBM -  một tập đoàn hoạt động trong lĩnh vực công nghệ máy tính đa quốc gia và có trụ sở tại Armonk, New York, Mỹ.

Hình thức này giúp cho các doanh nghiệp có thể sở hữu và sử dụng được chiếc máy tính trong một khoảng thời gian nào đó mà không tốn nhiều chi phí. Timeshare được ra đời với ý nghĩa nhằm chia sẻ thời gian sử dụng sản phẩm với người khác.

Sau này, ý tưởng về “chia sẻ thời gian” được áp dụng trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn và du lịch. Hình thức timeshare trong ngành khách sạn, du lịch ra đời ở châu Âu trong những năm 1960. Pháp và Thuỵ Sĩ được coi là những nơi xuất hiện hình thức timeshare trong du lịch đầu tiên.

Mô hình kinh doanh này đã được luật hóa ở một số nước như Anh và một số bang của Mỹ đã đưa ra quy định riêng cho mô hình này. Nhiều nước ở châu Âu cũng đưa ra văn bản quy định mang tính hướng dẫn cho mô hình riêng biệt này. Trong khi đó, một số quốc gia khác cũng đã tiếp cận theo hướng bổ sung các quy định về bảo vệ người tiêu dùng hay vận dụng nguyên tắc bảo đảm cạnh tranh công bằng để xử lý vấn đề với timeshare.

Tuy nhiên, tại Việt Nam, theo đánh giá của luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty Luật SBLaw, vấn đề nằm ở chỗ, đang có một khoảng trống pháp lý với hình thức này. Không thể để cho một tổ chức, cá nhân nước ngoài thông qua một doanh nghiệp Việt Nam huy động tiền của cả trăm, cả ngàn người dân mà thiếu sự bảo vệ của pháp luật.

Xem chi tiết tại đây.

Đất nền Nam Đà Nẵng: Khách hàng sập bẫy vì tin “cò”

Cuối tuần, tại TP Đà Nẵng, PV chen chân cùng hàng chục khách hàng tham dự buổi tham quan dự án của công ty bất động sản P. được giới thiệu là nằm trên địa bàn Nam Đà Nẵng.

Trên xe, nhân viên liên tục giới thiệu về sự phát triển rầm rộ của khu vực Nam Đà Nẵng và đặc biệt là dự án M. mà chúng tôi đang đến là một khu đô thị khép kín kiểu mẫu với nhiều không gian sống xanh, môi trường sống trong lành; với diện tích 16 ha của dự án sẽ có hơn 250 căn nhà phố và hơn 550 lô đất nền với mục tiêu phát triển loại hình kinh doanh đất nền kết hợp nhà phố xây sẵn thể hiện mục tiêu xây dựng khu đô thị không hoang hóa.

Trái ngược với viễn cảnh tươi sáng mà chủ đầu tư vẽ ra, nhiều dự án tại khu vực Nam Đà Nẵng vắng bóng người ở, trở nên hoang hóa.

Trái ngược với viễn cảnh tươi sáng mà chủ đầu tư vẽ ra, nhiều dự án tại khu vực Nam Đà Nẵng vắng bóng người ở, trở nên hoang hóa.

Theo các nhân viên môi giới, giá trị đất tại dự án nói chung và khu vực Nam Đà Nẵng nói riêng đang tăng lên từng ngày. “Hồi mở bán đợt 1, công ty đưa ra mức giá chỉ từ 3 triệu đồng/m2 nhưng hiện nay giá đã tăng lên mức 7-8 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, với việc hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, công ty vẫn giữ mức giá ban đầu mà không tăng giá bán”, nhân viên này cho biết.

Đặc biệt, lúc lên xe nhân viên môi giới cho biết chỉ mất khoảng 20 phút là đến dự án tuy nhiên, sau hơn 1h đồng hồ chúng tôi mới đến được dự án. Đập vào mắt chúng tôi trái ngược với viễn cảnh hoành tráng mà nhân viên môi giới “vẽ ra” là khu đất vẫn chưa hoàn thành hạ tầng, trên công trường chỉ lác đác vài bóng công nhân và đặc biệt cách đó không xa là một khu nghĩa địa rất lớn của người dân tại khu vực này.

Xem chi tiết tại đây.

Văn phòng cho thuê Sài Gòn "cháy hàng" từ khi chưa khai trương

Báo cáo thị trường văn phòng TP HCM quý III/2017 của Jones Lang LaSalle (JLL) Việt Nam cho biết, trong 3 tháng 7, 8, 9 vừa qua, Sài Gòn chào đón nguồn cung khá lớn đến từ 5 tòa nhà mới. Chỉ riêng mặt bằng văn phòng hạng A và B mới gia nhập thị trường trong thời gian này ước tính gần 60.000 m2. Tổng nguồn cung toàn thị trường đến thời điểm quý III/2017 đã vọt lên 1,9 triệu m2 sàn. Tuy nhiên, bất chấp nguồn cung dồi dào, tỷ lệ trống của các tòa nhà rất thấp, tỷ lệ lấp đầy duy trì ở mức rất cao.

Nhu cầu thuê văn phòng tại khu trung tâm TP HCM đang ở mức cao, giá thuê được dự báo sẽ tiếp tục đi lên dù khung giá hiện nay đang ở mức đỉnh.

Nhu cầu thuê văn phòng tại khu trung tâm TP HCM đang ở mức cao, giá thuê được dự báo sẽ tiếp tục đi lên dù khung giá hiện nay đang ở mức đỉnh.

JLL phân tích, khi có nguồn cung mới tung ra thị trường thông thường nhu cầu sẽ giảm mạnh. Tuy nhiên, trong quý vừa qua các chủ đầu tư áp dụng chiến lược cho thuê sớm nên hầu hết các tòa nhà ngay từ khi chưa đưa vào hoạt động đến lúc khai trương đều đạt được tỷ lệ lấp đầy cao. Đây chính là lý do nguồn cung mới ít tác động đến diễn biến thị trường.

Dữ liệu của đơn vị này cho thấy, giá thuê văn phòng hạng A và B đều đi lên, lần lượt vươn lên ngưỡng 38,9 USD và 22,3 USD mỗi m2 một tháng. Trong quý IV, nguồn cung văn phòng hạng A tại khu trung tâm sẽ tăng lên khi có thêm một cao ốc mới được đưa vào khai thác. Xu hướng tăng giá vẫn sẽ tiếp tục bao trùm thị trường do nhu cầu thuê mặt bằng ở khu vực trung tâm đang rất lớn, thậm chí nhiều khách thuê còn đặt hàng những mặt sàn diện tích 1.000 m2 sàn trở lên để mở rộng không gian làm việc.

Xem chi tiết tại đây.

Biệt thự, nhà phố TP.HCM bắt đầu nóng lên

Theo báo cáo thị trường bất động sản TP.HCM quý III/2017 vừa được CBRE công bố, TP.HCM ghi nhận sự suy giảm của số dự án chào bán mới, với chỉ 7.651 căn được mở bán từ 21 dự án, phần lớn là trong tháng 7 và tháng 8, giảm 20% so với quý trước và 9% so với cùng kỳ năm ngoái. Các chủ đầu tư cố gắng tránh tháng Ngâu (trùng vào tháng 9 Dương lịch).

Trong đó, phân khúc trung cấp chiếm 60% tổng số căn chào bán mới trong quý III/2017. Phân khúc cao cấp giảm đáng kể, thấp hơn quý II tới 32%. Xét theo vị trí, phía Nam thành phố đang chiếm ưu thế hơn so với phía Đông, chiếm 50% của tổng nguồn cung mới. Phần lớn nguồn cung tại phía Nam là từ các dự án ở quận 7 (River Panorama, Lavida+, Garden Bay, Lux Garden) và quận 8 (Topaz Elite, Tara Residence).

Số lượng căn bán được trong quý III/2017 sụt giảm do các dự án mới mở bán không nhiều. Cụ thể, có 7.207 căn được bán ra trong quý, giảm 25% so với quý trước và 9% so với cùng kỳ năm ngoái. Xu hướng không mấy khả quan này phần lớn do việc thiếu các lựa chọn từ nguồn cung. Tuy nhiên, nguồn cung mở bán mới vẫn đạt tỷ lệ hấp thụ tốt tại các phân khúc, trong khoảng 77 - 84%. Các sản phẩm trung cấp chiếm 53% tổng số căn bán được trong quý khảo sát.

Nhiều tín hiệu cho thấy, phân khúc biệt thự, nhà phố sẽ sôi động vào những tháng cuối năm. Ảnh: Gia Huy.

Nhiều tín hiệu cho thấy, phân khúc biệt thự, nhà phố sẽ sôi động vào những tháng cuối năm. Ảnh: Gia Huy.

Khu vực phía Đông chiếm 37% với 2.890 căn, trong khi phía Bắc chỉ có 919 căn mở bán mới trong quý này, tất cả đều ở quận 12.

Không chỉ giảm về lượng mở bán và thanh khoản, giá bán cũng giảm trong quý III. Theo khảo sát của CBRE tại các dự án mở bán cho thấy, giá trung bình tại thị trường sơ cấp ghi nhận ở mức 1.500 USD/m2, giảm 3% so với quý trước và giảm 15% so với cùng kỳ năm ngoái. Sự sụt giảm đáng kể nàyi là do nguồn cung phân khúc trung cấp tăng.

Trong khi đó, giá bán phân khúc cao cấp vẫn tăng 5% so với quý trước và tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái nhờ vào sự ra mắt của các sản phẩm chất lượng tốt, đến từ các chủ đầu tư nước ngoài như D’edge và Tilia Residence.

Xem chi tiết tại đây.

Vỡ quản trị tại một số công ty niêm yết

Trong tuần qua, một số nhà đầu tư đã và đang sở hữu cổ phiếu KHB bức xúc cho biết, dù là dù là cổ đông, nhưng họ không được thực hiện quyền của mình, thậm chí còn bị kiện ngược.

“Chúng tôi đã nắm giữ cổ phiếu KHB hơn 1 năm nay và có đại diện của mình tại HĐQT. Thế nhưng, Ban lãnh đạo cũ đã phớt lờ nghĩa vụ của mình, cố tình không bàn giao tài liệu, hồ sơ của Công ty, dẫn đến các vấn đề về tái cấu trúc bị ách tắc. Trong khi chưa có đơn vị nào bảo vệ quyền lợi của cổ đông, thì chúng tôi còn phải làm việc với cơ quan điều tra để xác minh chữ ký ủy quyền khi họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHCĐ) thường niên.

Chúng tôi không ngại việc xác minh bởi tất cả chữ ký đều là thật, nhưng tình trạng quyền lợi chính đáng của cổ đông thì không ai bảo vệ, còn những hành vi không hợp tác thì lại được hỗ trợ điều tra”, một cổ đông KHB nói.

Xem chi tiết tại đây.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top