Aa

Cúng giao thừa trong nhà hay ngoài trời là đúng phong tục, giúp gia chủ "mưa thuận gió hòa"?

Thứ Ba, 24/01/2017 - 09:00

Mâm cúng giao thừa hay mâm cúng lễ trừ tịch được sử dụng vào thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, có ý nghĩa như một bữa tiệc tiễn biệt các vị quan quân cai quản trần gian của năm cũ và đón chào quan quân của năm mới đến.

Theo quan niệm dân gian, cứ mỗi năm trôi qua, nhân gian lại được một quan quân mới xuống cai quản theo chỉ định của Ngọc Hoàng trên thiên đình. Theo đó, thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới chính là lúc bàn giao công việc giữa các vị quan quân.

Vì vậy, mâm cúng giao thừa hay mâm cúng lễ trừ tịch đóng vai trò như mâm cỗ tiền biệt, cảm tạ sự quản lý, trông coi của quan quân cũ để gia đình có một năm bình an, hạnh phúc. Đồng thời, mâm cúng giao thừa cũng là lời đón chào và kính mong vị quan quân mới sẽ giúp cho năm mới của gia đình được “mưa thuận gió hòa”.

Mặt khác, theo nghĩa hiểu triết tự, “trừ tịch” có nghĩa là “khu trừ ma quỷ”. Do đó, mâm cúng giao thừa còn có ý nghĩa như chiếc chổi “quét” bọn ma quỷ, âm hồn ra khỏi nhà để đón chào năm mới với những điều may mắn.

Sử dụng mâm cúng giao thừa trong nhà khi gia đình không có sân vườn

Sử dụng mâm cúng giao thừa trong nhà khi gia đình không có sân vườn

Dân gian cho rằng, mâm cúng giao thừa nếu được làm thành 2 mâm, một mâm cúng trong nhà và một mâm cúng ngoài sân là tốt nhất. Tuy nhiên, ngày nay, ít gia đình sử dụng hai mâm cúng giao thừa mà chủ yếu chỉ sử dụng mâm cúng giao thừa ngoài sân đối với những gia đình có khoảng sân hoặc mâm cúng giao thừa trong nhà đối với những gia đình không có sân nhà (mâm cúng giao thừa trong nhà ở chung cư, khu tập thể, nhà không có sân).

Như đã nói ở trên, mâm cúng giao thừa là bữa cỗ của quan quân mới và cũ, nhưng theo quan niệm dân gian, việc chuyển giao nhiệm vụ diễn ra rất gấp rút nên các quan quân chỉ có thể ghé qua sân nhà để dùng bữa qua loa hoặc mang theo ăn đường. Vì vậy, việc bày mâm cúng giao thừa ngoài sân được đánh giá cao hơn.

Gia chủ nên bày một mâm cúng giao thừa ngoài sân nếu gia đình có điều kiện

Gia chủ nên bày một mâm cúng giao thừa ngoài sân nếu gia đình có điều kiện

Đối với những ngôi nhà có khoảng sân dù diện tích nhỏ, gia chủ sẽ kê một chiếc bàn ở chính giữa sân làm nơi đặt mâm cúng giao thừa. Lễ vật trong mâm cúng giao thừa tùy vào mỗi vùng miền và gia cảnh mỗi gia đình mà có những thức món khác nhau. Tuy nhiên, mâm cúng giao thừa nói chung nhất thiết phải có: thủ lợn luộc hoặc gà luộc nguyên con, bánh chưng bỏ nạt buộc, bánh kẹo, trầu cau, hoa quả, rượu nước và vàng mã.

Đặc biệt, rượu phải được rót ra 9 chén, 3 chén có một loại rượu cùng màu trắng, vàng và đỏ. Trà đổ đầy 5 chén. Hoa quả phải được sắp xếp thành mâm ngũ quả tượng trưng cho ngũ phúc Phúc – Lộc – Thọ - Khanh – Ninh. Hương không cần cắm vào bát hương mà có thể cắm trực tiếp vào đồ cúng lễ trong mâm cúng giao thừa.

Việc bày mâm cúng giao thừa trong nhà, trước ban thờ không hề ảnh hưởng đến ý nghĩa của mâm cúng

Việc bày mâm cúng giao thừa trong nhà, trước ban thờ không hề ảnh hưởng đến ý nghĩa của mâm cúng

Đối với mâm cúng giao thừa trong nhà, lễ vật cũng tương tự như mâm cúng giao thừa ngoài sân. Điểm khác duy nhất là hương thắp bắt buộc phải cắm vào bát hương.

Điều cần lưu tâm ở đây là những gia đình nào không có điều kiện bày mâm cúng ở ngoài sân (sống ở chung cư, tầng cao của khu tập thể) nhưng vẫn muốn cúng ngoài trời thì không nên cúng ở sân thượng hoặc ban công. Thay vào đó, nên dọn một mâm cúng giao thừa ở sân dưới mặt đất của chung cư hoặc khu tập thể. Còn không, việc cúng trong nhà trước ban thờ hoàn toàn không ảnh hưởng gì vì các quan quân chỉ cần nhìn thấy lòng thành kính của gia chủ.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top