Aa

Cúng rằm tháng Giêng Đinh Dậu 2017 vào giờ nào, ngày 14 hay 15 âm sẽ mang nhiều tài lộc cho gia chủ?

Thứ Tư, 08/02/2017 - 04:12

"Cúng cả năm không bằng rằm tháng Giêng", câu đúc kết của ông bà ta đã thể hiện tầm quan trong của Tết Nguyên Tiêu này. Nhiều gia chủ thường chọn cúng rằm rất sớm từ 13, 14 tháng Giêng nhưng thắp hương vào giờ nào, ngày nào mới là chuẩn và đẹp nhất?

Rằm tháng Giêng hay còn gọi là Tết Nguyên Tiêu. Đêm rằm tháng giêng là đêm trăng tròn đầu tiên trong năm mới theo Âm lịch. Rằm tháng giêng là 1 trong 4 ngày rằm lớn trong năm mà người Việt đặc biệt là Phật tử thường viếng chùa lễ Phật cầu gia đạo bình an, phong điều vũ thuận, quốc thái dân an.

Mọi người thường lên chùa cầu an vào ngày rằm tháng Giêng.

Mọi người thường lên chùa cầu an vào ngày rằm tháng Giêng.

Lễ rằm tháng Giêng còn thường gọi là Tết muộn vì những gia đình khá giả tiếp tục ăn Tết và chơi mai, đào nở muộn. Những người đi làm ăn xa ở lại qua ngày rằm tháng Giêng mới lên đường.

Vào dịp này, những người không may đau yếu vào đúng dịp Tết, sau Tết đã khoẻ mạnh trở lại hoặc nhiều gia đình tang ma có người chết vào dịp Tết Nguyên Đán được ăn Tết bù...

Nên cúng vào chính rằm ngày 15 tháng Giêng và giờ Ngọ

Rằm tháng Giêng hay còn gọi là Tết Nguyên Tiêu được mọi người cúng vào ngày 15 tháng giêng. Đây là ngày chính rằm.

Không phải bất cứ lúc nào cúng rằm tháng Giêng đã đúng cách. Ngược lại, giờ “chuẩn” để cúng rằm tháng Giêng theo phong tục từ xưa của cha ông ta là thường cúng vào giờ Ngọ.

Rằm tháng giêng năm Đinh Dậu (15/1) rơi nhằm ngày 11 tháng 2 năm 2017.

Có hai dạng lễ cúng là lễ cúng chay (cho ban thờ Phật) và lễ cúng mặn (cho ban thờ gia tiên).

Nhiều gia chủ chọn cỗ chay để cúng rằm tháng Giêng.

Nhiều gia chủ chọn cỗ chay để cúng rằm tháng Giêng.

Nhiều người tin rằng, thời điểm này là lúc Phật giáng lâm. Bởi thế ngày rằm tháng Giêng, người Việt rất coi trọng lễ cúng tại nhà. Các gia đình thường sắm hai lễ cúng rằm, một là cúng Phật, hai là cúng gia tiên vào giờ Ngọ. Tuy nhiên, hiện nay do điều kiện cuộc sống, mỗi gia đình lại tùy biến linh động cúng vào ngày, giờ khác nhau, nhưng đều thể hiện tinh thần chung là tấm lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với tổ tiên, ông bà, thần thánh.

Mặc dù vậy, do điều kiện cuộc sống, hiện nay mỗi gia đình lại tùy biến linh động việc cúng vào các ngày, giờ khác nhau. Họ quan niệm rằng việc thờ cúng chỉ cần thể hiện tinh thần chung là tấm lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với tổ tiên, ông bà, thần thánh. Đó mới là điều quan trọng nhất.

Truyền thuyết về ngày lễ cúng Rằm tháng Giêng kể rằng, Tết Nguyên Tiêu được cho có từ thời vua Hán Vũ Đế. Thời ấy, các cung nữ sau Tết Nguyên Đán đến Tết Nguyên Tiêu đều nhớ nhà và nhớ cha mẹ, nhưng cung vua canh phòng cẩn mật không làm thế nào để ra gặp mặt cha mẹ được.

Đông Phương Sóc, một triều thần của nhà vua, vốn rất thông minh và nhiều mưu trí, khi nghe chuyện này, bèn tìm cách  giúp các cung nữ thực hiện ước nguyện gặp mặt cha mẹ. Đầu tiên Đông Phương Sóc tung tin là Hỏa Thần sẽ cử người đến thiêu hủy thành Trường An khiến trong nội thành hoang mang khiếp sợ.

Đông Phương Sóc hiến kế với vua Hán Vũ rằng, tối ngày rằm mọi người trong cung phải đi lánh nạn ở ngoài cung điện, còn từ đường to, ngõ hẻm, trước nhà, sau sân trong nội thành đều treo đèn lồng đỏ, tạo nên cảnh giả như thành Trường An đang lửa cháy rừng rực để đánh lừa Hỏa Thần.

Vua Hán Vũ đã đồng ý kế này của Đông Phương Sóc, thế là các cung nữ được gặp mặt người thân nhân dịp Tết Nguyên Tiêu. 

Kể từ đó, ngày Rằm tháng Giêng âm lịch hàng năm nhà nhà đều treo lồng đèn và làm mâm lễ cúng Rằm tháng Giêng thờ thần Phật, thần linh và gia tiên để tưởng nhớ và cũng là cầu mong một năm mới bình an, nhiều tài lộc.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top