Cuộc di cư 1/3 thế kỷ và “chuyến đò“ tái sinh

Cuộc di cư 1/3 thế kỷ và “chuyến đò“ tái sinh

Hồng Vân (thực hiện)
Hồng Vân (thực hiện) dohongvan115@gmail.com
Thứ Ba, 30/07/2019 - 23:41

[div mobile-style='display:block' pc-style="width:100% !important;display:block" id="page-intro" class="e-page"]

[div class='wow fadeIn'][/div]

[br mobile-style='display:none' /]Ở phía Nam thượng nguồn sông Đà, Thung Nai mang dáng dấp một “Vịnh Hạ Long” thu nhỏ của Hoà Bình, một khu du lịch nhộn nhịp, sầm uất, hứa hẹn tiềm năng và tràn đầy sức sống. Trong chiến lược phát triển du lịch, Hoà Bình - được xác định là vùng Hà Nội - đang trở thành một điểm đến lý tưởng với rất nhiều resort đẹp, được đầu tư kỹ lưỡng, bài bản… Thung Nai được miêu tả như sự kết hợp hoàn hảo của dòng sông Đà trữ tình, thơ mộng kết hợp với núi non hùng vĩ, mang vẻ đẹp huyền thoại như những áng văn bất hủ trong tuỳ bút của nhà văn Nguyễn Tuân.

[br mobile-style='display:none' /][div class='grid-layout full']

[/div]

[br mobile-style='display:none' /]Cách đó 4km, ở phía Bắc thượng nguồn sông Đà, có những nếp nhà xanh, đỏ đang được dựng lên, nhìn từ trên cao xuống, như một thị trấn nhỏ tĩnh lặng nép mình trong lòng Đà Giang cuồn cuộn chảy. Dù chỉ cách trung tâm TP. Hoà Bình khoảng 50km, nhưng để vào được khu vực xóm Lau Bai này bằng đường bộ, phải mất nhiều giờ đồng hồ để vượt qua chặng đường gạch đá lầy lội và ngổn ngang, một bên là những mảng đồi trọc trơ đất đá liên tục được gắn biển “đề phòng sạt lở”, quãng đường khó có thể di chuyển bằng ô tô, nếu không phải là loại xe chuyên dụng.

Giữa cái nắng tháng 7, khung cảnh ở đây yên ả như “nhuộm màu nắng tháng ba Đường thi” mà “ông vua” tuỳ bút Nguyễn Tuân đã liên tưởng trong chuyến hành trình cùng người lái đò. Sông Đà dịu dàng “như một cố nhân”, cảnh sắc bên bờ êm đềm tươi đẹp. Tất cả yên ả lạ thường như chưa hề có những khúc “yết hầu” quanh co, nhọn hoắt và hung bạo, như chưa hề có dấu vết dữ tợn mà thiên nhiên “ra đòn” với con người trong một cuộc chiến không cân sức.

Vừa rít cái điếu cày, ông Lý Văn Phúc vừa mơ hồ nhẩm tính qua làn khói thuốc: “Nếu bán được hết 3 lồng cá với giá khoảng 80.000 đồng/kg thì số tiền thu được có thể lên tới 100 triệu đồng”. Nhưng đó là nếu cả 3 lồng cá của ông đều đến độ thu hoạch “thuận buồm xuôi gió”, không gặp phải dịch bệnh.

[br mobile-style='display:none' /]

[br mobile-style='display:none' /]Đây là mẻ cá đầu tiên mà ông và nhiều hộ dân ở xóm Lau Bai được hỗ trợ theo chính sách dự án giảm nghèo của huyện Đà Bắc và Quyết định 10 của UBND tỉnh Hòa Bình vào năm 2017. Theo chính sách này, người dân được hỗ trợ chi phí cá giống và tập huấn. Còn chi phí lồng cá, đầu ra và chi phí khác thì người dân tự lo.

Ông Phúc là một điển hình làm kinh tế giỏi ở Lau Bai (xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình). Hơn 30 năm qua, cả gia đình ông Phúc sống từ nguồn thu là 5ha rừng trồng ven lòng sông Đà. Trung bình mỗi năm, gia đình ông thu hoạch được 1 lứa luồng và 7 năm/lứa keo. Ông nhẩm tính, một lứa luồng mang đến thu nhập 20 triệu đồng. Một lứa keo mang về ước chừng 55 triệu/ha/7 năm và với 3ha trồng keo, trung bình một năm gia đình ông có khoảng 24 triệu đồng thu được từ keo. Những con số mà ông tính toán chỉ xét trong điều kiện không bị ảnh hưởng bởi thiên tai, bão lũ xảy ra.

[br mobile-style='display:none' /][div class='grid-layout full']

[/div]

[br mobile-style='display:none' /]Ông Phúc và rất nhiều hộ dân Lau Bai hy vọng rằng, cuộc chuyển cư và mô hình thử nghiệm kinh tế mới này sẽ là một dấu mốc sáng mang tính ổn định sau hơn 3 thập niên triền miên di cư và mưu sinh bất định bám vào cánh rừng. Ở cái tuổi 57, ông Phúc là thế hệ điển hình nhất cho cụm từ “dân tái định cư thuỷ điện lòng hồ”.

[br mobile-style='display:none'/]
 

[br mobile-style='display:none'/]Rất rành mạch và rõ ràng khi tính toán các con số, nhưng nhắc tới câu chuyện tái định cư, ông Phúc cười bảo: “Thú thật tôi cũng chẳng nhớ đây là lần “tái định cư” thứ bao nhiêu của mình”.

Không chỉ riêng ông Phúc mà rất nhiều người dân xóm Lau Bai chẳng thể nhớ nổi đến hiện tại, họ đã phải chuyển cư bao nhiêu lần.

Ông Lý Văn Tiến, Bí thư xóm Lau Bai, người nhiều tuổi nhất của xóm này cũng không nhớ xuể số lần, chỉ biết con số ấy đã vượt ngoài đôi bàn tay hằn những vết nhăn. Thế nhưng, ký ức đậm sâu về lần chuyển cư đầu tiên, ông chưa bao giờ quên.

Những năm 80, do yêu cầu xây dựng công trình thuỷ điện Hoà Bình, 14 xã vùng ven hồ, với 2.520 hộ, 16.328 khẩu của huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình rời bỏ nơi chôn nhau cắt rốn, bỏ lại nhà cửa, ruộng vườn để di chuyển đi nơi khác với tinh thần “tất cả vì dòng điện ngày mai của Tổ quốc”. Công tác di chuyển dân của huyện được tổ chức thực hiện từ năm 1980 và kết thúc vào ngày 30/4/1987.

[br mobile-style='display:none'/]

[br mobile-style='display:none'/]Hơn 30 năm trước, xóm Lau Bai có tên gốc là Lau, đều là dân tộc người Dao và thuộc khu vực phải di dời.

Trong trí nhớ của ông Tiến, dân xóm Lau bao đời đã định cư yên ổn dưới lòng hồ. Thời ấy sông Đà nhỏ lắm, chưa rộng lớn mênh mông như bây giờ. Người dân xóm Lau trồng lúa được mùa, không lo thiếu cái ăn bao giờ. “Không giàu có nhưng dân xóm Lau lúc nào cũng đủ cái ăn, cái mặc”.

[br mobile-style='display:none'/]

[br mobile-style='display:none'/]Ngày ấy, gia đình ông Tiến thuộc tầng lớp có “của ăn của để” nhất bản, có nhiều ruộng nương, trâu, bò và đặc biệt là một ngôi nhà gỗ xoan khang trang. Khi chính quyền vận động chuyển cư để xây dựng nhà máy thủy điện Hoà Bình, nhiều người đắn đo lưu luyến vì không nỡ rời bỏ nơi đã gắn bó bao nhiêu đời, một phần vì mơ hồ chưa mường tượng được cuộc sống tương lai của mình sẽ ra sao.

[br mobile-style='display:none' /][div class='grid-layout']

[/div]

Cùng dòng người di cư năm đó, ông Tiến để lại cơ ngơi nửa đời người gây dựng, đưa vợ con rời lòng hồ. Căn nhà gỗ xoan được hỗ trợ đền bù với giá 3.200 đồng. Đến giờ, sau không biết bao nhiêu cuộc chuyển cư, ông Tiến vẫn giữ tờ giấy hoen vàng như một ký ức không thể nào quên. Đối với người đàn ông 70 tuổi này, tờ giấy ấy mang một giá trị vô hình như minh chứng cho quá khứ vàng son mà ông đã gây dựng được, như một người bạn đồng hành trong mỗi cuộc chuyển cư và như một điều đặc biệt nào đó mà có lẽ chỉ riêng ông mới hiểu.

Là Bí thư Huyện ủy Đà Bắc giai đoạn 1982 - 1986, sau này là Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Hoà Bình, hơn ai hết, ông Nguyễn Văn Cửu là người hiểu rõ sức nóng và nhiệm vụ nặng nề của địa phương trong việc vận động đồng bào hy sinh tất cả, nhường lại đất đai, quê hương bản quán để đất nước sáng lên điện sông Đà.

Trả lời trên báo chí, ông Cửu cho biết, Đà Bắc là trung tâm của cuộc chuyển dân vùng lòng hồ sông Đà, bởi đại bộ phận dân cư của huyện sinh sống chủ yếu ở ven QL 6, chạy dọc theo sông Đà. Hầu hết các điểm dân cư đều nằm ở dưới cos 16m. Do vậy, khi thực hiện kế hoạch lấp sông, đại bộ phận người dân phải di chuyển khỏi nơi ở cũ. Từ thực tế đó, có thể nói việc chuyển cư vùng lòng hồ sông Đà xây dựng TĐHB giống như một cuộc cách mạng. Nhân dân có sự hy sinh rất lớn, không ai đòi hỏi gì. Nhà nước hầu như không phải bồi thường giải phóng mặt bằng mà chỉ là hỗ trợ một phần rất nhỏ. Ví như một ngôi nhà sàn 5 gian, thời điểm đó cũng chỉ được hỗ trợ từ 3.000 - 3.200 đồng. Số tiền này chỉ đủ cho công dỡ nhà chứ không đủ để di chuyển đến nơi khác. Việc chuyển cư đến nơi định cư mới của người dân huyện Đà Bắc được thực hiện theo 3 phương thức gồm: xen ghép với các điểm dân cư cũ; hình thành các điểm dân cư mới; di chuyển vén lên các vị trí cao hơn ở ven hồ.

[br mobile-style='display:none' /][div class='grid-layout']

[/div]

[br mobile-style='display:none' /]Những người dân xóm Lau đều là dân tộc Dao đã lựa chọn cuộc di cư tự do. Cứ đến khu vùng đất nào cao ráo, gần nguồn nước, họ lại dựng nhà để ở. Tuy nhiên việc canh tác gặp rất nhiều khó khăn, bữa ăn đã không còn đủ, cuộc sống mưu sinh khắc nghiệt hơn. Ông Tiến nhớ có lần, dân xóm Lau được hỗ trợ một khu đất để tái định cư.

Nhưng vùng đất đó quá khô cằn, việc canh tác không thành. Và thế là những cuộc chuyển cư cứ kéo dài triền miên, không có điểm dừng. Nhưng có một điều đặc biệt là dù có đi đâu, họ cũng không thể rời xa lòng sông Đà, hay nói như ông Tiến “vẫn duyên nợ với sông Đà”.

Nhiều đứa trẻ ở xóm Lau khi đó lớn lên trong những cuộc chuyển cư. Việc học hành vì thế cũng trở thành một điều xa xỉ. “Tôi chuyển nhiều đến nỗi không nhớ chính xác được bao nhiêu lần. Chỉ biết, có đêm đang ngủ, bố mẹ vội vàng gọi dậy vì nước lũ dâng cao. Thế là cả nhà cùng nhau chạy lũ, chẳng kịp mang theo đồ đạc gì. Có hôm, sáng vừa đến kịp dựng được túp lều thì đến đêm lại phải chạy. Nước dâng đến đâu, dân bản lại chạy đến đó. Mãi đến 15 tuổi tôi mới bắt đầu được đi học lớp 1”, chị Lý Hồng Thuỷ kể lại.

[br mobile-style='display:none' /]

[br mobile-style='display:none' /]Và sau rất nhiều những chuyến dịch chuyển vô định ấy, vào khoảng những năm 2006 - 2007, người dân xóm Lau cũng tìm được mảnh đất “đánh dấu” vào bản đồ của xã Vầy Nưa. Họ dựng nhà để ở, dựng trường để trẻ con học hành, cùng nhau vào rừng làm nương rẫy hay xuống hồ nuôi tôm. Một cuộc sống tuy chưa no đủ nhưng đủ để họ tin rằng không còn lần hồi chắp vá.

[div mobile-style='display:none' class="e-navigation"][div class="inner"][div class="pull-left"][/div][div class="pull-right uppercase"][div class="pull-right icon-wp"][a href="#page-1"][i class="fa fa-caret-right control"][/i][/a][/div][div class="pull-right text-wp"][div class="cl"][a href="#page-1"]Đọc tiếp[/a][/div][div class="uppercase"][a href="#page-1"][strong][i]Tan hoang, tàn khốc trước mấp mé vực sâu[/i][/strong][/a][/div][/div][div class="cl"][/div][/div][div class="cl"][/div][/div][/div]

[div pc-style='display:none' class="e-navigation"][div class="inner"][div class="uppercase"][div class="icon-wp pull-right"][a href="#page-1"][i class="fa fa-caret-right control"][/i][/a][/div][div class="text-wp pull-right"][div class="cl"][a href="#page-1"]Đọc tiếp[/a][/div][div class="uppercase"][a href="#page-1"][strong][i]Tan hoang, tàn khốc trước mấp mé vực sâu[/i][/strong][/a][/div][/div][div class="cl"][/div][/div][div class="cl"][/div][/div][/div]

[/div]

[div pc-style="width:100% !important" id="page-1" class="e-page"]

[br mobile-style='display:none'/]

[br mobile-style='display:none' /]Tháng 10/2017, dòng lũ cuồn cuộn như thác đổ bất ngờ tràn về càn quét qua nhiều xã của huyện Đà Bắc (Hoà Bình). Hơn 200 hộ dân thuộc các xã: Suối Nánh, Mường Chiềng, Tiền Phong, Vầy Nưa, Đồng Ruộng ngập chìm trong biển nước và bị chia cắt.

30 hộ dân xóm Lau Bai (xã Vầy Nưa) nằm trong rốn lũ. Dòng nước đỏ ngàu hung dữ cuốn phăng tất cả nhà cửa, tài sản của hơn 10 năm gây dựng. Cơn lũ đi qua để lại một Lau Bai tan hoang, tàn khốc có nguy cơ bị rơi xuống vực sâu. Vậy là tất cả lại bắt đầu từ con số 0. Người dân Lau Bai dắt díu nhau rời đến vùng đất mới cách đó hơn 2km. Hơn 4 tháng trời, họ sống trong những túp lều dựng tạm.

Không việc làm, không gạo, không thức ăn, mọi liên lạc đều bị cắt đứt với vùng đất liền, 30 hộ dân với 126 con người ở thời điểm đó phải sống trong cảnh “màn trời, chiếu đất”, thiếu thốn. Chị Thủy kể: “Thời điểm đó, chồng tôi sụt mất 4 kg, hai má hóp lại, da đen đúa. Còn tôi sau 1 tuần, sụt 2 kg. Nhưng đáng sợ nhất là gia định bị mất liên lạc hoàn toàn với người thân. Ở chỗ tái định cư không có sóng, không có điện, tuyến đường đi lại vào bản rất khó khăn. Trong khi đó, mẹ tôi và con gái lớn ở trong thành phố vô cùng lo lắng vì không thể liên lạc được”.

Cuộc sống của người dân Lau Bai khi lũ quét qua đi phụ thuộc hoàn toàn vào viện trợ. Những đứa trẻ bỏ dở việc học hành, cùng tụ tập lại trong túp lều bạt học tạm. Mùa đông gió thổi hun hút từ lòng sông lên, những cánh rừng đã trơ trọi thành đồi trọc sau trận lũ quét không còn đủ che chắn cho họ ấm áp. Cái lạnh như cắt da cắt thịt tràn về khiến lòng họ cuồn cuộn sóng. Một lần nữa, họ lại vô định trước tương lai.  

[br mobile-style='display:none' /][div class='grid-layout']

[/div]

[br mobile-style='display:none'/]

[br mobile-style='display:none'/]Gạt dòng nước mắt từ vùng lũ, vợ chồng chị Thuỷ quyết định đặt những viên gạch đầu tiên để xây dựng ngôi nhà vững chãi, kiên cố trên vùng đất tái định cư. Họ có một niềm tin đặc biệt vào mảnh đất này. Tết năm 2018 căn nhà được hoàn thành, vợ chồng chị Thủy bắt đầu ươm xanh khu vườn của mình. “Mất nhiều tiền để mua cây về trồng, nhưng có cây hoa, ngôi nhà đỡ nóng biết bao nhiêu trong ngày hè. Tôi cứ nghĩ nếu gia đình nào cũng đều ươm xanh khu vườn của mình như vậy thì chỉ 1 năm, cây đã cao đến đầu người. Lúc đó, xóm Lau Bai sẽ đẹp lắm!” - chị Thuỷ kể trong ánh mắt tràn đầy hy vọng.

[br mobile-style='display:none'/]

[br mobile-style='display:none'/]Sau gia đình chị Thuỷ, nhiều hộ dân cũng bắt đầu xây những căn nhà vững chắc bằng xi măng. Con đường dẫn vào xóm Lau Bai đã được sửa sang, đổ bê tông một đoạn dài hơn 1km. Trục đường xóm chính kéo dài đến gần dòng sông Đà cũng được bê tông hóa. Để có thể xây dựng được những căn nhà, có tới 29/33 người dân Lau Bai đều phải vay vốn ngân hàng với lãi suất ưu đãi. Nhưng “vay vốn để có căn nhà vững chắc, ổn định cuộc sống còn hơn là nay đây mai đó, bấp bênh”, chị Thủy bộc bạch.

Nghỉ hè, những đứa trẻ trốn ngủ trưa chạy đuổi nhau riết trên con đường bê tông trắng, sạch thay vì con đường đất ghập ghềnh lổn nhổn đầy đất đá. Trong căn nhà trống mới xây ở cuối đường, chúng chơi trò trốn tìm, cười rúc rích.

[br mobile-style='display:none' /][div class='grid-layout']

[/div]

[br mobile-style='display:none' /]Hết hè năm nay, cậu bé Lý Văn Nhật lên lớp 6. Trận lũ năm 2017 khiến Nhật phải bỏ học mất mấy tháng dài. Khi người dân Lau Bai bắt đầu ổn định, chính quyền huy động lợp một căn nhà ghép cho những đứa trẻ đi học. Và tất cả học sinh xóm Lau Bai từ lớp 1 đến lớp 5 đều học ở đó. Năm vừa rồi, Nhật được học sinh tiên tiến, sắp tới vào cấp 2, em sẽ được chuyển đến trung tâm xã học theo diện bán trú. Em bảo: “Em thích cuộc sống mới ở đây lắm. Sau này, lớn lên, em thích làm nghề công an”. Dù không trả lời được vì sao lại mơ ước làm công an, nhưng trong ý thức non nớt của mình, đứa trẻ như Nhật cũng đã ước mơ thoát khỏi cuộc sống bấp bênh vô định như thế hệ bố mẹ mình và đặt niềm tin vào tương lai phía trước.

[br mobile-style='display:none' /]

[br mobile-style='display:none' /]Anh Lý Văn Vinh, trưởng xóm Lau Bai chia sẻ: “Dân Lau Bài an tâm với nơi ở mới rồi. Địa chất nơi đây cũng được đo đạc kỹ lưỡng. Có an cư thì mới lạc nghiệp. Nhưng một căn nhà không giải quyết được triệt để vấn đề. Khó khăn lớn nhất của những người dân nơi đây vẫn là cần một sinh kế mới và bền vững. Có như vậy, các hộ dân mới trả được hết nợ và xây dựng cuộc sống”.

Khi được hỏi “Có bao giờ ông cảm thấy tiếc nuối, hối hận vì đã rời lòng hồ, rời căn nhà căn nhà gỗ xoan với hơn nửa đời người gây dựng cơ nghiệp?”, ông Tiến cười đáp: “Sao lại phải hối hận? Dù phải mưu sinh vất vả nhưng đến bây giờ cuộc sống của người dân Lau Bai đã thực sự ổn định rồi. Chúng tôi chỉ còn tập trung phát triển kinh tế nữa thôi!”.

Vừa nói, ông Tiến vừa hướng ánh mắt về phía lòng sông Đà, nơi những đàn cá đang tung tăng bơi lội dưới lòng hồ. Xa hơn, ông Tiến nhìn vào những con thuyền đang tiến sát về phía xóm bảo: “Đi từ thành phố tới Lau Bai bằng đường thủy chỉ mất có 40 phút. Nếu Lau Bai trở thành khu du lịch như phía Nam, chắc chắn cuộc sống của người dân sẽ đổi thay”.

[br mobile-style='display:none' /]

[br mobile-style='display:none' /]Những người dân Lau Bai như ông Tiến, sinh ra, lớn lên ở lòng hồ, sau rất nhiều những khúc quanh co của cuộc đời, lại trở về nương náu bên lòng hồ. Họ vẫn tin Đà giang như cội nguồn thiêng liêng sẽ chở che họ.

Nếu như 60 năm trước nhà văn Nguyễn Tuân đã miêu tả phẩm chất của người lái đò sông Đà như “chất vàng mười đã qua thử lửa” - biểu trưng cho người lao động cần cù chăm chỉ nhưng cũng không kém phần mạnh mẽ, can đảm khi sẵn sàng đối đầu với thiên nhiên hung tợn – thì nay, người dân Lau Bai bằng chính cuộc đời mình đang giản dị viết tiếp những câu chuyện dung dị bên dòng sông Đà trong khúc dặm dài của lịch sử. Người dân Lau Bai vẫn đang tiếp tục chuyến đò tái sinh của mình, nhưng chuyến đò ấy không chỉ phải chiến thắng trước thiên nhiên khốc liệt mà còn cần chiến thắng cái nghèo, chiến thắng trong công cuộc dựng xây kinh tế mới.

[br mobile-style='display:none' /][div class='grid-layout']

[/div]

[br mobile-style='display:none'/]

 

 

[br mobile-style='display:none'/]Ngày 1/8/2016, Thủ tướng Chính phủ, đã ban hành Quyết định 1528/QĐ-TTg, về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch Quốc gia hồ Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình đến năm 2030. Theo đó, xã Vầy Nưa (thuộc huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình) nằm trong vùng lõi, thuộc phân khu Bình Thanh - Vầy Nưa. Nơi đây được quy hoạch tập trung phát triển du lịch thể thao, vui chơi giải trí và nghỉ dưỡng.

Theo thống kê của UBND xã Vầy Nưa, xóm Lau Bai hiện đang có 37,14% hộ nghèo; 22,86% hộ cận nghèo. Mục tiêu trong một năm tới, số hộ nghèo trong xóm sẽ giảm từ 3-5 hộ. Thu nhập hiện tại của người dân xóm Lau Bai khoảng 1.000.000 đồng – 2.000.000 đồng/ tháng.Theo quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch Quốc gia hồ Hòa Bình, lễ hội Đền Bờ (thuộc xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình) nằm trong kế hoạch phát triển du lịch tín ngưỡng – tâm linh. Xã Vầy Nưa còn phát triển tuyến du lịch nội khu: Tuyến du lịch khám phá Vầy Nưa – Pu Canh (đi bộ hoặc bằng xe đạp, xe mô tô).

Ông Bùi Văn Kỳ, Chủ tịch UBND xã Vầy Nưa cho biết, cuộc sống của người dân Lau Bai đã bắt đầu ổn định. Nhưng để phát triển kinh tế thì còn cần thời gian khá dài. Hiện tại, chính quyền xã đang vận động các hộ dân xóm Lau Bai tham gia mưu sinh bằng nghề nuôi cá lồng dưới dòng sông Đà. Hiện Lau Bai đang thu hút 8 doanh nghiệp vào khảo sát hiện trạng và đang có 2 doanh nghiệp muốn đầu tư và phát triển. Nhưng rào cản lớn nhất là hạ tầng giao thông để di chuyển vào khu vực này còn gặp rất nhiều khó khăn.

[br mobile-style='display:none'/]

[br mobile-style='display:none'/]Cuộc chuyển cư của những hộ dân Lau Bai từ dưới lòng hồ là một điển hình cho hơn 150 ngàn người bị ảnh hưởng trước đây và gần 400 ngàn người bị ảnh hưởng trực tiếp hiện nay bởi các công trình thủy điện trong nước (theo một thống kê chưa đầy đủ).

Theo nhận định của PGS.TS Đặng Nguyên Anh (Viện trưởng Viện Xã hội học): “Việc di chuyển, tái định cư trong các dự án thủy điện cũng rất khác với các dự án giải phóng mặt bằng ở miền xuôi, đòi hỏi có những quan tâm chính sách đặc biệt nhằm giảm thiểu tác động. Nhiều vùng trong lòng hồ, người dân phải di dời và tái định cư trên những địa bàn mới, thiếu đất canh tác, thiếu nguồn nước để sản xuất và sinh hoạt. Việc di dời, tái định cư trong các công trình thủy điện sẽ dẫn đến những thay đổi lớn về tập quán canh tác, nguồn sinh kế và lối sống”.

Dù đã có nhiều chính sách hỗ trợ cho cuộc di chuyển của cộng đồng cư dân dưới lòng hồ, song thực tế vẫn còn tồn tại rất nhiều những vướng mắc trong việc thực thi, hỗ trợ cư dân như các chính sách đền bù, kiến tạo xây dựng một khu tái định cư ổn định, tạo kế sinh nhai cho bà con.

PGS.TS Đặng Nguyên Anh nhấn mạnh: “Chính sách đền bù, tái định cư của nước ta mới chỉ dừng ở việc đền bù sử dụng đất và các tài sản bị thiệt hại trực tiếp. Các thiệt hại gián tiếp và vô hình khác chưa được tính đến. Trong khi, đây lại là điểm rất quan trọng đối với đời sống người dân và đồng bào dân tộc. Bên cạnh đó, công tác quy hoạch và dự báo về nhu cầu tái định cư không được đặt ra đúng với vai trò nên càng làm cho công tác bố trí tái định cư lúng túng. Các thiệt hại gián tiếp và vô hình khác như nguồn sinh kế, thu nhập, vị trí kinh doanh, đánh bắt cá, khai thác rừng, giá trị văn hóa truyền thống… cho đến nay chưa được thực sự xem xét trong các kế hoạch tái định cư”.

Chính vì thế, theo đề xuất của PGS. TS Đặng Nguyên Anh, yếu tố quyết định đến việc ổn định cuộc sống cho người dân tái định cư chính là việc phục hồi thu nhập. Đây là quá trình diễn ra trong nhiều năm, không chỉ dừng lại bằng việc các hộ dân được bàn giao mặt bằng và về nơi ở mới.

[br mobile-style='display:none'/]

[br mobile-style='display:none'/][div class="e-navigation"][div class="inner"][div class="pull-left uppercase"][div class="pull-left"][a href="#page-intro"][i class="fa fa-caret-left control"][/i][/a][/div][div class="pull-left"][div class="cl"][a href="#page-intro"]Trước đó[/a][/div][div class="uppercase"][a href="#page-intro"][strong][i]Cuộc di cư 1/3 thế kỷ[/i][/strong][/a][/div][/div][div class="cl"][/div][/div][div class="cl"][/div][/div][/div][/div]

[div style='display:none'][pc-style].post-content.converted > strong, .post-content p {width: 800px !important; margin: 0px auto !important; margin-bottom:15px !important} .magazine .image_overflow_wp {width:1000px;}.magazine .magazine-footer{margin-bottom: 100px !important}#page-1{background-image: linear-gradient(to bottom, #f3f3f3, #fff) !important;}[/pc-style][/div]

[mobile-style style='display:none'].post-content.converted > strong, .post-content p {width: 100% !important; margin: 0px auto !important; margin-bottom:15px !important} .magazine .image_overflow_wp {width:100%;} #main-content{background-color:#fff !important} .magazine .image_full_wp, .magazine .image_overflow_wp {margin-bottom: 20px} .magazine br {display:none} .magazine .e-page {overflow-x: hidden; display: none} .e-page {display:none} [/mobile-style]

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top