Aa

“Cuộc đổ bộ quy mô lớn” phía Tây Sài Gòn

Thứ Ba, 20/12/2016 - 06:07

Tiếp nối sự phát triển, nóng lên của khu Đông và Nam TP. HCM thì BĐS khu Tây hiện đang có những bước chuyển biến mạnh mẽ khi hàng loạt các dự án được ra đời.

“Cuộc đổ bộ quy mô lớn” của những tên tuổi trong ngành BĐS vào Tây Sài Gòn giai đoạn cuối năm 2016 khiến nhà đất khu vực này trỗi dậy mạnh mẽ. Điều này không chỉ góp phần giải tỏa áp lực về dân số, hạ tầng giao thông cho sự phát triển mà còn góp phần làm thay đổ diện mạo đô thị của các quận, khu vực vùng ven TP. HCM.

“Cuộc đổ bộ quy mô lớn” phía Tây Sài Gòn . Ảnh Minh họa

Một số dự án có thể kể tới tại khu vực phía Tây Sài Gòn như: Carina Plaza, City Gate Towers của Công ty Cổ phần Đầu tư 577; dự án Diamond Riverside (Sacomreal); Richstar của Tập đoàn Novaland. Công Ty Hưng Thịnh cũng bắt đầu triển khai căn hộ Moonlight Park View để đáp ứng nhu cầu an cư của người dân khu Tây. Đặc biệt, chỉ tính riêng hai quận Bình Tân và Tân Phú đã có đến hàng chục dự án đang được đầu tư xây dựng, chào bán ra thị trường.

Trong 2 tháng trở lại đây, giá nhà đất khu vực Tây Sài Gòn đã rục rịch tăng lên. Hiện tại giá căn hộ tại đây đang được điều chỉnh theo xu thế tăng dần tuỳ vị trí. Đơn cử, một dự án toạ lạc trên đường Trần Đại Nghĩa (quận 6) được công bố ra thị trường vào thời điểm cuối tháng 10/2016 có giá bán trung bình từ 1,5-1,6 tỷ đồng/căn (chưa gồm VAT). Theo nhận định của nhiều chủ đầu tư, mức giá này sẽ được điều chỉnh tăng lên từ 5-10% trong giai đoạn mở bán tiếp theo vào nửa cuối tháng 12 này. 

Lý giải về sự trỗi dậy của BĐS khu vực Tây Sài Gòn thời điểm cuối năm, đa số các chuyên gia BĐS đều cho rằng hạ tầng là yếu tố đầu tiên.

Ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch HoREA cho biết, hiện nay khu Nam và Đông của TP. HCM đang rơi vào cảnh quá tải khi có sự tăng trưởng nhanh khiến hạ tầng và giao thông đô thị không thể đáp ứng kịp. Trong bối cảnh đó, khu Tây lại nổi lên như một sự lựa chọn phù hợp khi có áp lực dân số chưa cao, hạ tầng giao thông đô thị được mở rộng từng ngày.

Có thể kể tới hệ thống giao thông như: dự án đường nối đại lộ Võ Văn Kiệt với cao tốc Hồ Chí Minh – Trung Lương với vốn đầu tư lên tới hơn 1.500 tỷ đồng; dự án cầu đường Bình Tiên hơn 2,600 tỷ đồng; tuyến đường nối An Lạc và Long An với mức đầu tu hơn 1.900 tỷ đồng… Các hệ thống giao thông giúp cho việc đi lại của người dân được dễ dàng hơn rất nhiều, tiết kiệm được thời gian di chuyển và chi phí.

Lợi thế này sẽ ngày một rõ nét hơn khi các tuyến metro số 2 (Bến Thành, Tham Lương, khởi công vào năm 2010 và dự kiến đi vào hoạt động năm 2019), tuyến metro số 6 Bình Phú (Tân Bình, Phú Lâm) kết nối giữa tuyến metro số 3A (Bến Thành, bến xe miền Tây) tại vòng xoay Phú Lâm và tuyến metro số 2 tại Bà Quẹo, hoàn thành. Theo dự đoán của giới kinh doanh BĐS, giá BĐS nằm xung quanh khu vực các ga tàu điện ngầm sẽ cao hơn khu vực khác trung bình từ 25% đến 30%.

Bên cạnh đó, khu Tây là nơi thu hút lao động và các chuyên gia nước ngoài nhiều nhất Sài Gòn do nơi đây có hàng loạt KCN, điển hình là KCN Tân Bình quận Tân Bình, KCN Bon Chen Bình Tân, KCN Trần Đại Nghĩa, nên nhu cầu sở hữu căn hộ khu tây rất dồi dào nhưng số lương căn hộ ở đây còn quá ít so với nhu cầu cảu người dân khu Tây Sài Gòn.

Ngoài ra các nhà đầu tư trung tâm thương mại nước ngoài cũng thấy được tiềm năng mua sắm và ăn uống của khu Tây Sài Gòn không đáp ứng đủ với mật độ cư dân cao tại khu tây đã hình thành nên 2 trung tâm thương mại Aeon mall tại Tân Phú và Bình Tân.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top