Aa

Cuộc ganh đua quyết liệt tranh ngôi thành phố “đắt đỏ” nhất thế giới

Thứ Ba, 14/03/2017 - 12:00

Theo công ty tư vấn BĐS quốc tế Savills, tại thời điểm này năm ngoái, London được mệnh danh là thành phố đắt nhất thế giới đối với các doanh nghiệp quốc tế tìm thuê văn phòng và không gian sống cho nhân viên. Tuy nhiên, sự mất giá của đồng bảng Anh đã khiến London thu hẹp khoảng cách trên bảng xếp hạng với Paris và Tokyo, khiến cuộc cạnh tranh giữa các thành phố có chi phí đắt đỏ nhất thế giới chỉ còn lại New York và Hong Kong.

Theo báo cáo chỉ số chi phí sinh hoạt - làm việc mới nhất của Savills, chỉ số đánh giá chi phí sinh hoạt thường niên dành cho một nhân viên tại những thành phố hàng đầu thế giới, chi phí trung bình hiện tại để thuê văn phòng và nhà ở tại London vào khoảng 88.800 đô la Mỹ/người, thấp hơn nhiều so với mức giá vào thời điểm tháng 6/2014 là 124.500 đô la Mỹ. Cũng theo chỉ số này, London hiện có mức phí sinh hoạt rẻ hơn 10% so với tháng 12/2008.

Báo cáo của Savills cho thấy, trong hai năm liên tiếp trước cuộc bỏ phiếu Brexit, London đã ganh đua quyết liệt với New York và Hong Kong cho vị trí thành phố đắt đỏ nhất thế giới để trang trải chi phí sinh hoạt cho người lao động. Kết quả, New York đã đứng đầu cuộc đua này trước khi cuộc bỏ phiếu diễn ra bởi giá thuê tăng nhanh chóng. Tuy nhiên, tác động của Brexit lên đồng bảng Anh đã khiến nước Anh trở nên đáng giá hơn trên đấu trường thế giới. 

Tại New York, tổng chi phí sinh hoạt - làm việc trung bình vào khoảng 111.900 đô la Mỹ/người, thấp hơn mức 114.200 đô la Mỹ/người được nghi nhận tại thời điểm khởi sắc vào tháng 6/2016. Cùng thời điểm đó, Hong Kong đã tiếp tục thu hẹp khoảng cách với New York, khi thuế đất mới được triển khai vào tháng 11 đã khuyến khích nhiều người thuê hơn là mua nhà và gây ra một cú sốc về nguồn cầu. Tổng giá thuê sinh hoạt – làm việc đã tăng 4% trong nửa sau của năm 2016, từ 100.900 đô la Mỹ lên 105.900 đô la Mỹ.

New York tiếp tục giữ vững mức giá đắt gấp đôi để trang trải cho nhân viên so với thành phố đối thủ Los Angeles, Mỹ, và đắt hơn 71% so với mức giá tại San Francisco. Tương tự, Hong Kong cũng có mức phí đắt gấp đôi so với các thành phố đối thủ cùng đẳng cấp tại Châu Á như Singapore và Thượng Hải.

“Mặc dù chi phí sinh hoạt chỉ là một phần nhỏ trong quá trình quyết định của công ty khi lựa chọn địa điểm để tái cơ cấu nhân viên, bảng phân tích này là một hướng dẫn cho biết sự chuyển dịch giữa các thành phố trên thế giới hàng năm

“Mặc dù chi phí sinh hoạt chỉ là một phần nhỏ trong quá trình quyết định của công ty khi lựa chọn địa điểm để tái cơ cấu nhân viên, bảng phân tích này là một hướng dẫn cho biết sự chuyển dịch giữa các thành phố trên thế giới hàng năm", ông Barnes cho biết. Nguồn: Bộ phận nghiên cứu Savills.

Theo Savills, khoảng cách giữa London và Paris đã được thu hẹp từ hơn 34.000 đô la Mỹ/người/năm xuống dưới 14.000 đô la Mỹ. Tuy nhiên, Dublin và Berlin, hai thành phố vốn được coi là lựa chọn thay thế đầy tiềm năng cho London hậu Brexit, vẫn cho thấy mức sinh hoạt phí tiết kiệm, lần lượt là hơn 40.000 đô la Mỹ và gần 60.000 đô la Mỹ, bất chấp sự tăng trưởng giá thuê mạnh mẽ tại Dublin trên cả hai phân khúc nhà ở và thương mại.

Ông Yolande Barnes, Giám đốc Bộ phận Nghiên cứu Savills Thế giới cho biết: "Một thành phố được đánh giá là mang đến giá trị tốt cho khách thuê nằm ở năng suất làm việc của doanh nghiệp tại thành phố đó và mức độ cạnh tranh của một thành phố trong việc thu hút nguồn nhân lực cho thị trường việc làm. Tại nhiều thành phố, chi phí để đặt trụ sở văn phòng trở nên ít quan trọng hơn so với chi phí nhân sự và tiền thuê nhà ở, những yếu tố sẽ tác động đến nhu cầu tiền lương, và là kết quả của những chỉ số trong báo cáo chỉ số sinh hoạt – làm việc của chúng tôi”. Cũng theo ông Yolande Barnes, chi phí nhà ở trung bình chiếm 75% trên tổng chi phí sinh hoạt được ghi nhận trong báo cao này. Tại một số thành phố như Dubai, Dublin và Paris, con số này lên tới hơn 84%.

“Các thành phố có thể trở nên cạnh tranh nhiều hoặc ít hơn trong một khoảng thời gian ngắn nhưng các chi phí dài hạn mới là yếu tố cần được cân nhắc kỹ khi ký hợp đồng thuê hoặc các chi phí tòa nhà. Đối với những doanh nghiệp thành công, địa điểm kinh doanh là một bài toán dài hạn không phải là một quyết định nhất thời. Do đó, các nền tảng kinh doanh trở nên quan trọng hơn nhiều so với những quyết định dựa trên chi phí sinh hoạt tại một thời điểm nhất định.

Lợi thế của London có thể bị mất dần nếu đồng bảng Anh được phục hồi. Tuy nhiên, theo quan điểm của chúng tôi, London vẫn sẽ tiếp tục là một thành phố hấp dẫn trên thế giới”, ông Yolande Barnes nhận định.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top