Aa

Đại gia tỉnh lẻ đang tấn công thị trường BĐS thành phố lớn

Thứ Hai, 11/09/2017 - 15:36

Thị trường BĐS “tháng cô hồn”: Đìu hiu “vùng đất nóng”; Giá BĐS tăng cao đẩy giấc mơ an cư của người nghèo đô thị thêm xa; Đại gia tỉnh lẻ đang tấn công thị trường BĐS thành phố lớn... là những thông tin được quan tâm trong 24h qua.

Thị trường BĐS “tháng cô hồn”: Đìu hiu “vùng đất nóng”

Phân khúc đất nền được giới chuyên gia đánh giá có sức hút lớn cũng không ngoại lệ. Báo cáo về thị trường của nhiều công ty cũng cho thấy, tính thanh khoản và khả năng sinh lời cao trong phân khúc đất nền đã có dấu hiệu chững lại.

“Khách hàng không còn đổ xô đi mua hàng như cách đây vài tháng. Mãi lực giảm, hàng bán chậm nhưng giá không biến động mạnh. Chỉ một số ít nhà đầu tư do kẹt vốn đăng ký bán lại cần thanh khoản nhanh nên chấp nhận giảm ít…”, một nhân viên bán hàng tại một khu phân lô trên trục đường Nguyễn Xiển, Phường Long Bình, quận 9 nói vậy.

Theo ghi nhận của Reatimes, các dự án phân lô trên trục đường này gần như không có khách. Mỗi khu phân lô chỉ lèo tèo vài nhân viên bán hàng, nhưng giá sản phẩm gần như không thay đổi nhiều so với thời kỳ nóng sốt. Mức giá lô đất mặt tiền vẫn vào khoảng 25-28 triệu đồng/m2. Mặt tiền đường Lò Lu, phường Trường Thạnh, quận 9 vẫn được chào bán với giá 30-33 triệu đồng/m2.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Giá BĐS tăng cao đẩy giấc mơ an cư của người nghèo đô thị thêm xa

Tại buổi làm việc với Vụ công nghiệp (Ban kinh tế Trung ương) ngày 8/9, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA cho rằng, TP.HCM có tỷ lệ dân nhập cư tăng 37% trong thời gian gần đây. Hiện số dân đã lên 13 triệu, vì vậy nhu cầu nhà ở của người dân là rất lớn.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Tuy nhiên, dòng tiền chảy vào BĐS đang có sự lệnh pha, nghiêng về phía BĐS cao cấp nhiều hơn. Trong khi đó, nhà ở xã hội, nhà cho thuê giá rẻ đang có nhu cầu mà chưa có bất cứ chính sách ưu đãi nào để thu hút doanh nghiệp tham gia nhằm đáp ứng nhu cầu.

Ông Châu cho biết, tại TP.HCM đã từng có các sản phẩm nhà ở tư nhân đầu tư có giá chỉ 7,9 đến 14 triệu/m2, nhà cho thuê 49 năm nhưng các chủ đầu tư này không được hỗ trợ phát triển và các sản phẩm này hiện có rất ít. Trong khi đó, việc xây dựng nhà ở xã hội chủ đầu tư không còn nguồn tín dụng hỗ trợ dẫn đến phải xin trả dự án. Mặt khác, vai trò của ngân hàng chính sách xã hội trong việc tạo dòng tín dụng này cũng chưa hiệu quả.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Bán cổ phần dự án Vina Square, VinaCapital thu về hơn 41 triệu USD

Thương vụ giúp VinaLand (VNL) thu về 41,2 triệu USD doanh thu thuần sau khi đã hoàn trả các khoản vay của cổ đông, tương đương tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) 3,3%; khoản thu nhập ròng cao hơn 0,3% giá trị tài sản ròng trước kiểm toán vào ngày 30/6/2017 và cao hơn 13,5% so với tháng 11/2016.

VinaLand cũng tiết lộ rằng đã nhận được khoản tiền khoảng 41 triệu USD, và giao dịch lần này được kỳ vọng sẽ hoàn thành trong khoảng nửa cuối tháng 9/2017.

Trước đó, năm 2007, VinaCapital đã mua lại Vina Square - một dự án rộng 3ha - dự kiến sẽ cung cấp ra thị trường hơn 1.000 căn hộ hàng nghìn mét vuông không gian bán lẻ, văn phòng, khi hoàn thành.

Xem thông t in chi tiết tại đây

Đại gia tỉnh lẻ đang tấn công thị trường bất động sản thành phố lớn

Vào năm 2014, vụ chuyển nhượng lô đất D25 tại Khu đô thị mới Cầu Giấy khiến thị trường xôn xao. Công ty Licogi 16 (LCG) đã bán lại lô đất với giá khoảng 143 tỷ đồng do không còn tiền để đầu tư.

Doanh nghiệp mua lại là Tổng công ty xây dựng Thanh Hóa, người đứng sau là ông Trương Lâm, một đại gia tại tỉnh này. Tuy nhiên, điều mà thị trường bất ngờ chính là tiến độ triển khai dự án. Chỉ mới xây dựng từ khoảng giữa năm 2016, nhưng tốc độ của dự án khiến nhiều doanh nghiệp khác phải “thèm thuồng”.

Một dự án đang xây dựng của Tổng công ty xây dựng Thanh Hóa. Ảnh: Hiếu Công.

Một dự án đang xây dựng của Tổng công ty xây dựng Thanh Hóa. Ảnh: Hiếu Công.

Dự án của đại gia Thanh Hóa có quy mô gồm 2 tòa nhà. Tòa thứ nhất cao 25 tầng làm văn phòng cho thuê. Tòa nhà thứ 2 cao 35 tầng là khu căn hộ để bán. Nối liền 2 tòa tháp với nhau là 3 tầng hầm để xe và khối đế làm trung tâm thương mại (5 tầng).

Xem thông tin chi tiết tại đây

Hà Nội chưa giải quyết dứt điểm tồn đọng khiếu nại về đất đai từ 2009-2013

Ban Pháp chế - HĐND TP. Hà Nội vừa kết thúc đợt giám sát việc tổ chức, thực hiện các kết luận sau thanh tra của UBND TP. Hà Nội. Theo báo cáo của đơn vị này, trong năm 2016 và 6 tháng đầu năm 2017, thành phố đã tổ chức 152 cuộc thanh tra, kiểm tra công vụ và đến nay đã thực hiện cơ bản xong 91 kết luận.

Qua công tác thanh tra, kiểm tra đã góp phần nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức về kỷ cương công vụ và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền các cấp thành phố.

Hoạt động thanh tra cũng đã kịp thời phát hiện thiếu sót, tồn tại liên quan đến trách nhiệm của cán bộ công chức trong thực thi công vụ, như tiếp nhận giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính, tiếp công dân giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Xem thông tin chi tiết tại đây

 

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top