Aa

Điệp khúc “thay áo” vỉa hè: Liệu “áo mới” có bền?

Thứ Hai, 08/04/2019 - 03:01

100 tuyến phố nội thành Hà Nội sẽ tiếp tục được xây lát bằng đá tự nhiên dù việc thí điểm trước đó chưa có hiệu quả đã khiến nhiều người lo ngại lần "thay áo mới" này liệu có bền hay lại chóng rách?

Đoạn mới chưa xong, đoạn cũ đã hỏng

Những ngày này, gạch ốp vỉa hè trên nhiều con phố như Trích Sài, Trần Đăng Ninh, Trương Công Giai…đang được các công nhân khẩn trương đào xới và thay thế bằng gạch bê tông bọt CLC hay còn gọi là gạch vân đá còn đá tự nhiên được sử dụng để ốp vỉa và gốc cây. Đây là những tuyến đường đầu tiên được thi công thay “áo mới” cho vỉa hè sau khi Hà Nội ban hành quyết định về "thiết kế mẫu hè đường đô thị trên địa bàn thành phố". Theo đó, có gần 300 tuyến đường nằm trong khu vực cải tạo, chỉnh trang hè phố, với 3 loại vật liệu là: Đá tự nhiên; gạch tezarro hoặc gạch bê tông vân đá; gạch block. Trong đó, hơn 100 tuyến phố được đề xuất lát hè bằng đá tự nhiên.

Hơn 1 tháng nay, gạch ốp vỉa hè trên phố Trích Sài (quận Tây Hồ, Hà Nội) đã được thay thế bằng gạch bê tông bọt CLC hay còn gọi là gạch vân đá còn đá tự nhiên được sử dụng để ốp vỉa và gốc cây.

Hơn 1 tháng nay, gạch ốp vỉa hè trên phố Trích Sài (quận Tây Hồ, Hà Nội) đã được thay thế bằng gạch bê tông bọt CLC hay còn gọi là gạch vân đá còn đá tự nhiên được sử dụng để ốp vỉa và gốc cây.

c

Sẽ có 300 tuyến phố nằm trong diện cải tạo, chỉnh trang trong đó có 100 tuyến phố sẽ được thay thế hoàn toàn bằng đá tự nhiên.

Sau hơn 1 năm tạm dừng cải tạo vỉa hè thì quyết định mới đây của TP. Hà Nội ban hành mẫu thiết kế là cơ sở để các quận tiếp tục chỉnh trang, cải tạo vỉa hè. Tuy nhiên, trước thực tế nhiều lần thí điểm lát các loại vật liệu khác nhau, đặc biệt là đá tự nhiên nhưng không có hiệu quả, giới chuyên gia và người dân không khỏi lo ngại, liệu có tiếp tục xảy ra tình trạng năm nay lát, năm sau lại đào hay vỉa hè vừa thay mới đã lem nhem?

Theo ghi nhận của phóng viên, vỉa hè những tuyến phố kiểu mẫu trước đây được thay thế gạch ốp lát truyền thống bằng đá tự nhiên có độ bên 50 - 70 năm đã xuất hiện hiện tượng nứt vỡ, bong tróc hàng loạt. Tình trạng này đã xảy ra ngay từ khi mới được thay mới vài tháng. Tuy nhiên đến nay, những vỉa hè ở những tuyến phố này vẫn còn tình trạng lem nhem, nhiều chỗ xuống cấp nhưng vẫn chưa được sửa chữa, cải tạo. Và thực tế, cả trăm tỷ đồng đổ vào dự án chỉnh trang đô thị, xây lát vỉa hè bằng đá tự nhiên chưa thực sự có hiệu quả, thậm chí, theo nhiều chuyên gia, thực trạng này đã gây lãng phí rất lớn.

Lê Trọng Tấn (Thanh Xuân) là một trong những tuyến phố kiểu mẫu được thí điểm lát đá tự nhiên cho vỉa hè vào cuối năm 2016. Hiện tại, vỉa hè tuyến phố này đã rơi vào tình trạng xuống cấp, nhếch nhác, nhiều nơi còn sụp xuống, đọng nước.

Lê Trọng Tấn (Thanh Xuân) là một trong những tuyến phố kiểu mẫu được thí điểm lát đá tự nhiên cho vỉa hè vào cuối năm 2016. Hiện tại, vỉa hè tuyến phố này đã rơi vào tình trạng xuống cấp, nhếch nhác, nhiều nơi còn sụp xuống, đọng nước.

Vỉa hè đường Nguyễn Chí Thanh bị nuets nẻ, bong tróc hàng loạt.

Vỉa hè đường Nguyễn Chí Thanh cũng bị nứt nẻ, bong tróc hàng loạt.

Đường Trần Duy Hưng cũng là một trong những tuyến phố kiểu mẫu được thực hiện lát đá tự nhiên cho vỉa hè. Tuy nhiên, hiện tượng xuống cấp đang diễn ra ở nhiều đoạn vỉa hè trên tuyến đường này.

Đường Trần Duy Hưng cũng là một trong những tuyến phố kiểu mẫu được thực hiện lát đá tự nhiên cho vỉa hè. Tuy nhiên, hiện tượng xuống cấp đang diễn ra ở nhiều đoạn vỉa hè trên tuyến đường này.

Liệu có nên triển khai đồng loạt?

Từ năm 2010 đến nay, Hà Nội đã có 3 lần "đại tu" vỉa hè với sự thay thế của nhiều loại vật liệu khác nhau nhưng chưa có một vật liệu nào có thể sử dụng lâu dài do thiếu đồng bộ về hạ tầng, kế hoạch thực hiện, quá trình thi công và chất lượng vật liệu.Trong khi đó,  tình trạng vỉa hè lởm chởm, gồ ghề, xuống cấp vẫn còn xuất hiện ở nhiều tuyến phố hiện nay đã ảnh hưởng lớn đến người đi bộ và mỹ quan đô thị.

Chính vì vậy, theo các chuyên gia, trước khi triển khai đồng loạt thì nên chọn cách làm hiệu quả là khắc phục tình trạng xuống cấp ở nhiều tuyến phố hiện nay, tránh trường hợp nhiều tuyến phố dù gạch cũ vẫn còn tốt nhưng lại bị cạy lên để lát vật liệu mới gây lãng phí.

Vỉa hè đường Kim Mã vẫn còn sử dụng tốt, chưa có dấu hiệu xuống cấp, mất mỹ quan nhưng vẫn nằm trong danh sách 300 tuyến phố cần chỉnh trang, cải tạo.p/

Vỉa hè đường Kim Mã nằm trong danh sách 300 tuyến phố cải tạo xây mới tuy nhiên gạch lát ở đây vẫn còn độ phẳng, sử dụng tốt, chưa có dấu hiệu xuống cấp, mất mỹ quan. 

"Bây giờ tập trung vào thay thế các đoạn vỉa hè nó hỏng đã và sau một thời gian chúng ta thử nghiệm, chúng ta xem xét trong cái yếu tố khai thác vỉa hè này. Rồi chúng ta có thể nhân rộng ra. Hoặc là chúng ta có những cải cách mới chứ không phải vội vàng thay hết vỉa hè lát đá như hiện nay”, KTS Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội quy hoạch và phát triển đô thị Việt Nam từng chia sẻ với báo chí.

Bên cạnh đó, theo ông Nghiêm, để việc “thay áo” cho vỉa hè có hiệu quả bền vững, tránh tình trạng “vừa thay xong đã rách”, “chúng ta cần phải khảo sát rất kỹ, đặc biệt xem xét chức năng của vỉa hè ở từng khu vực, từng tuyến phố khác nhau. Có vỉa hè là lối đi loại của cơ quan, có vỉa hè là nơi kinh doanh dịch vụ, có vỉa hè là dành đi bộ để  có các giải pháp kỹ thuật thích hợp”. Đồng thời, việc giám sát thi công cũng như quản lý vỉa hè sau khi thay mới cũng là yếu tố cần phải quan tâm,chú trọng.

Có thể khẳng định, Hà Nội đã và đang có nhiều chiến dịch, động thái chấn chỉnh các vi phạm trên vỉa hè, sửa sang vỉa hè để bộ mặt đô thị ngày một văn minh. Tuy nhiên, để vỉa hè không trở thành “vết nhơ” trong bức tranh đô thị và để đảm bảo sự bền vững cho vỉa hè thì cốt yếu vẫn là người dân và các đơn vị quản lý phải nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc sử dụng, quản lý vỉa hè.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top