Aa

Đồ án ga Hà Nội: Mượn quy hoạch ga “nuốt” đất vàng?!

Thứ Năm, 21/09/2017 - 14:01

Đồ án ga Hà Nội: Mượn quy hoạch ga “nuốt” đất vàng?!; Chuyên gia và doanh nghiệp kiến nghị giảm thuế cho BĐS xanh; Hạ tầng giao thông: “Đầu kéo” cho BĐS vùng ven TP.HCM;… là những tin tức nổi bật về BĐS 24 giờ qua.

Đồ án ga Hà Nội: Mượn quy hoạch ga “nuốt” đất vàng?!

Trong khi các bộ, ngành chưa thể đưa ra ý kiến đánh giá, nhiều chuyên gia đã bày tỏ quan điểm phản đối vì việc đề xuất xây dựng các công trình cao từ 40-70 tầng (khoảng 100-200m) tại 4 quận trung tâm Hà Nội trong đó có khu vực ga Hà Nội được xem là đi ngược với Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc công trình cao tầng trong khu vực nội đô lịch sử được Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung ký ban hành vào tháng 4.2016.

Theo quy chế, xung quanh ga Hà Nội là khu vực điểm nhấn đô thị nên khi nghiên cứu xây dựng công trình cao tầng phải thông qua Hội đồng Kiến trúc Quy hoạch TP, đảm bảo các điều kiện phù hợp với quy hoạch phân khu ga Hà Nội, quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc khu phố cũ.

Đồ án quy hoạch ga Hà Nội sẽ “cao ốc hoá” trung tâm Hà Nội (ảnh lấy từ đồ án).

Đồ án quy hoạch ga Hà Nội sẽ “cao ốc hoá” trung tâm Hà Nội (ảnh lấy từ đồ án).

Quy chế nêu rõ khu vực này được xây dựng tối đa 18 tầng (tương đương 65m) đồng thời, các công trình cao phải đảm bảo giảm mật độ xây dựng, tạo không gian thoáng, thông tầng tại các tầng đế, kết nối không gian công cộng với không gian khu vực ga Hà Nội.

Cũng theo quy chế này, với phố Lê Duẩn (đoạn từ đường Hai Bà Trưng đến Khâm Thiên) được xây dựng tối đa 9 tầng (tương đương 32m) với điều kiện phía Tây tuyến đường đảm bảo phù hợp cảnh quan khu vực, nghiên cứu bảo tồn công trình ga Hà Nội.

TS. Phạm Sỹ Liêm - Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam - cho rằng, việc xây cao ốc 40-70 tầng ngay khu vực đầu mối giao thông sẽ dẫn tới tắc đường hiển hiện trước mắt và cho rằng, việc lập ra đề án cải tạo ga Hà Nội phục vụ lợi ích nhóm để thâu tóm đất vàng chứ không phải vì mục đích chung phát triển Hà Nội.

Cùng quan điểm, KTS Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam - nhận định, muốn thay đổi quy hoạch ga Hà Nội phải đáp ứng được các tiêu chí, trong đó có biến động lớn về quy hoạch, và được sự đồng thuận của cư dân khu vực này và đồng thuận của các tổ chức hội nghề nghiệp.

Xem chi tiết tại đây.

Chuyên gia và doanh nghiệp kiến nghị giảm thuế cho BĐS xanh

Giáo sư Đặng Hùng Võ – Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, tư tưởng phát triển xanh đã trở thành một xu thế tất yếu ở các nước phát triển trên thế giới. Hàng loạt các giải pháp và tiêu chuẩn về công trình xanh đã được ghi nhận rất cụ thể để dần tiến đến tái tạo năng lượng ngay tại chỗ ở, hạn chế dùng năng lượng sản xuất.

Như ở Singapore, ngay cả nhà ở xã hội cũng yêu cầu phải đáp ứng một tỷ lệ xanh nhất định theo như quy định. Thế nhưng ở Việt Nam, BĐS xanh vẫn còn ở dạng trào lưu nhất thời. Hiện ở Việt Nam đã hình thành một số dự án với triết lý phát triển xanh khá kiên định như Phú Mỹ Hưng ở TP.HCM hay Ecopark ở Hà Nội. Các đơn vị này đã lựa chọn khu đất hợp lý về giá trị để có đầu tư xanh hợp lý, phát triển hạ tầng kết nối để nâng cao giá trị.

ất động sản xanh mang lạip/nhiều lợi ích nhưng bài toán cân bằng chi phí đầu tư ban đầu và lợi ích lâu dài khiến các nhà đầu tư bất động sản đắn đo.

BĐS xanh mang lại nhiều lợi ích nhưng bài toán cân bằng chi phí đầu tư ban đầu và lợi ích lâu dài khiến các nhà đầu tư BĐS đắn đo.

“Đây là điều rất tốt, song xét kỹ thì những dự án này cũng mới chỉ đảm bảo diện tích cây xanh mặt nước, mang đến môi trường xanh cho người dân, còn những yếu tố khác về năng lượng, sử dụng nguồn nước thì chưa thể gọi là đạt chuẩn”, ông Võ nói và cho biết thêm, số lượng công trình xanh ở Việt Nam còn hạn chế vì các tiêu chí BĐS xanh gần như chưa có. Bên cạnh đó, chi phí đầu tư nhiều hơn làm giá thành cao hơn cũng gây áp lực lên cả nhà đầu tư và người tiêu dùng.

Là một doanh nghiệp trực tiếp phát triển các dự án BĐS xanh, bà Lưu Thị Thanh Mẫu - Tổng Giám đốc Phúc Khang Corporation cho biết, làm công trình xanh chi phí ban đầu tăng thêm khoảng 10% để thỏa mãn các tiêu chí đặt ra (tiêu chuẩn của LEED) nhưng tiết kiệm về lâu dài. Trong đó, hiệu quả giảm 30% sử dụng nước và tối thiểu 20% năng lượng.

Tương tự, bà Lê Thị Tú Anh – Tổng giám đốc Công ty TNHH Đồi Xanh Nha Trang, cho biết, công trình xanh giúp giảm được khoảng 14% lượng nước sinh hoạt, 40% vật liệu xây dựngvà 39% năng lượng so với các công trình thông thường.

“BĐS xanh ngoài việc sử dụng vật liệu kiến trúc, xây dựng thân thiện môi trường còn tập trung vào tái chế, giảm đến mức có thể lượng nước và năng lượng sử dụng, giảm thiểu khí thải ngay từ giai đoạn thiết kế đến xây dựng và vận hành, bảo trì bảo dưỡng về sau này”, bà Tú Anh nhấn mạnh.

Xem chi tiết tại đây.

Hạ tầng giao thông: “Đầu kéo” cho BĐS vùng ven TP.HCM

Theo CBRE Việt Nam, một trong những điểm nhấn của thị trường BĐS năm 2017 là sự bứt phá của hạ tầng. Trong thời gian qua, nhiều dự án hạ tầng trọng điểm đã được triển khai, đi vào hoạt động như tuyến đường Phạm Văn Đồng nối từ Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất về Quốc 1A qua huyện Dĩ An (tỉnh Bình Dương) và xuyên tâm thẳng vào TP. Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai).

Những năm 2000 tới năm 2010, khi tuyến đường này chưa được xây dựng, mở rộng lên tới 8 làn xe, thị trường khu vực mà tuyến đường này chạy qua không xuất hiện một dự án BĐS nào. Tuy nhiên, từ năm 2010 trở lại đây, khi tuyến đường này hoàn thành và đưa vào sử dụng, hàng loạt dự án cao ốc và biệt thự phố được các chủ đầu tư như Đất Xanh, Him Lam Land, Thủ Đức House… xây dựng bám theo tuyến đường này. Đặc biệt, các dự án này nằm trải đều toàn tuyến, không chỉ nằm trên địa phận TP.HCM, mà còn cả địa phận tỉnh Bình Dương.

Hạ tầng giao thông liên vùng giúp thị trường bất động sản TP.HCM phát triển đồng đều hơn. Ảnh: Gia Huy.

Hạ tầng giao thông liên vùng giúp thị trường BĐS TP.HCM phát triển đồng đều hơn. Ảnh: Gia Huy.

Nhiều chuyên gia cho rằng, thị trường BĐS đang chuyển hướng phát triển. Trước đây, BĐS đi ngược theo hướng dự án đi trước, hạ tầng theo sau, nhưng giờ đã thay đổi, dự án hạ tầng đi trước, sau đó các dự án BĐS mới phát triển theo. Không còn xuất hiện cảnh “dự án phát triển đón đầu hạ tầng”.

Tại tuyến đường Nguyễn Văn Linh, nối quận 2, quận 7, quận 8, huyện Bình Chánh (TP.HCM) với tỉnh Long An, trước năm 2007, khi tuyến đường này chưa xuất hiện, chỉ loi ngoi những dự án đất nền, nhà phố, ít xuất hiện cao ốc. Thế nhưng, sau khi đường Nguyễn Văn Linh có chiều dài 10 km được khánh thành, đưa vào sử dụng, hàng loạt dự án chung cư cao cấp, trung cấp và giá rẻ đã ồ ạt mọc lên sát hai bên tuyến đường này.

Xem chi tiết tại đây.

Hà Nội mập mờ quỹ đất phát triển nhà ở xã hội

Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng vừa có công văn yêu cầu UBND TP Hà Nội khắc phục, xử lý một số tồn tại trong việc thực hiện chiến lược nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

Theo đó, một số tồn tại được Thanh tra Bộ Xây dựng đưa ra như: TP Hà Nội công bố thông tin, công khai chương trình, kế hoạch nhà ở đã được phê duyệt chưa đúng quy định tại Điều 4 Nghị định số 99/2015/NĐ-CP của Chính phủ về trình tự, thủ tục xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương.

Chưa công khai thông tin về diện tích đất dành để phát triển nhà ở xã hội theo quy định tại Điều 56 Luật nhà ở 65/2014/QH13; Chưa bố trí quỹ đất và quy hoạch khu vực riêng để lập dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho thuê quy định tại khoản 2, Điều 54 Luật nhà ở 65/2014/QH13.

Chưa bố trí vốn thông qua quỹ đầu tư phát triển để đầu tư cho các dự án phát triển nhà ở khác, ngoài dự án nhà ở tái định cư; chưa theo dõi tổng hợp số liệu đầy đủ dẫn đến thiếu số liệu phục vụ công tác quản lý nhà nước trên địa bàn. 

Một số chỉ tiêu phát triển nhà ở chưa được thống kê, chưa đánh giá; một số chỉ tiêu chưa đạt so với Quyết định số 2127-QĐ-TTg ngày 30 tháng 11 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ.

Xem chi tiết tại đây.

Dịch vụ quản lý BĐS thực sự khởi sắc?

Ông Nguyễn Khánh Duy – Giám Đốc bộ phận Kinh doanh Nhà ở, Savills TP.HCM cho biết, quản lý BĐS là một khái niệm quen thuộc trên thế giới, có thể được hiểu là một chu trình khép kín để vận hành một tòa nhà, bao gồm: Quản lý hệ thống và nhân sự, điều hành, hoạch định tài chính, bảo trì và quản trị rủi ro quảng cáo, tiếp thị bán, cho thuê...

Tại Việt Nam, do thói quen kinh doanh và mức độ phát triển của thị trường, các đơn vị quản lý BĐS chủ yếu cung cấp dịch vụ dịch vụ tiện ích, bảo trì, vệ sinh, an ninh cho các chung cư, khu đô thị mới, văn phòng cho thuê, trung tâm thương mại.

Hiện tại, rất dễ thấy rằng thị trường BĐS Việt Nam đang khá “ưu ái” cho các dự án trung tâm thương mại, văn phòng cao ốc cũng như nhiều dạng căn hộ cao cấp, khu đô thị… Đà phát triển mạnh mẽ này đương nhiên dẫn đến sự gia tăng nhu cầu quản lý BĐS, đi kèm với hàng loạt các dịch vụ tương ứng.

Không chỉ là những công việc liên quan đến việc vận hành hoạt động và cung cấp các quyền lợi dành cho cư dân như giữ gìn an ninh, tài sản, vệ sinh, bảo trì… quá trình quản lý BĐS còn đảm trách phần đối nội, đối ngoại, nhân sự và tài chính giữa các bên liên quan, từ chủ đầu tư (CĐT) đến Ban Quản Trị (BQT). Và dĩ nhiên, nếu tất cả những công đoạn này được đảm bảo thì kết quả rõ nhất sẽ là sự gia tăng giá trị BĐS của các chủ sở hữu.

Nếu được quản lý bởi một đơn vị chuyên nghiệp, niềm tin cũng như “tâm trạng muốn mua” của khách hàng vào dự án sẽ được củng cố hơn rất nhiều.

Xem chi tiết tại đây.

Phú Quốc, “đốt đuốc” tìm đất đẹp

Ngay từ khi thị trường địa ốc phục hồi từ quý III/2014, huyện đảo Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) đã nổi lên là một điểm nóng được nhiều nhà đầu tư nhắm tới, đặc biệt là các nhà đầu tư đến từ Hà Nội. Không chỉ rót tiền vào các dự án BĐS nghỉ dưỡng, nhiều doanh nghiệp cũng nhắm đến các lô đất lớn nằm gần trung tâm thị trấn Dương Đông để xây khách sạn, hoặc “sang tay” để kiếm lời.

Đến Phú Quốc những ngày cuối tháng 8/2017, trên cung đường từ sân bay quốc tế hướng về thị trấn Dương Đông, phóng viên Đầu tư BĐS không khó để nhìn thấy các nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ mọc lên nhan nhản. Xen kẽ các ở đó là những ô đất bỏ hoang, cỏ mọc um tùm.

"Đất đó không phải đất bỏ hoang, mà đều đã có chủ. Đây là những lô đất của các nhà đầu tư vào thị trường từ mấy năm trước, ôm đất từ lúc giá rẻ nhằm mục đích sang tên kiếm lời, nhưng chưa tìm được người mua phù hợp", ông Thái, một người sống lâu năm ở đây cho biết.

Với tiềm năng phát triển, Phú Quốc đã lọt vào tầm ngắm của các nhà đầu tư từ nhiều năm trước, nhất là 2 năm trở lại đây. Các khu đất có vị trí đẹp đều đã có chủ, nhiều vị trí hiện đã, đang mọc lên các dự án nghỉ dưỡng, khách sạn, nhà nghỉ. Do đó, hiện nay, dù có tiền, nhà đầu tư đến sau cũng khó có thể mua được đất có vị trí đẹp tại đây.

Nhớ lại khi cơn sốt đất diễn ra tại đây mấy năm trước, ông Thái kể, cứ vào ngày cuối tuần là xuất hiện hàng chục xe hơi của những người săn mua đất lượn lờ quanh đảo, trong đó đa phần là nhà đầu tư đến từ Hà Nội. Có những người đi riêng lẻ, có những tốp đi theo nhóm để liên kết cùng mua những khu đất rộng hàng sào Nam bộ (1 sào Nam bộ = 1.000 m2). Giá đất tăng theo từng ngày, khiến nhiều người dân đảo bỗng một đêm trở thành tỷ phú.

Giá đất ven biển ở xã đảo Hòn Thơm từ vài chục triệu đồng/ha trong năm 2015, đã tăng lên đến hàng trăm triệu đồng/ha. Tuy nhiên, sau khi lên đến đỉnh điểm giữa năm 2015, cơn sốt đất tại Phú Quốc đã hạ nhiệt. Theo một số nhà đầu tư, giao dịch nhà đất nhỏ lẻ ở Phú Quốc không còn sôi động, chỉ sôi động ở mảng mua bán, chuyển nhượng (M&A) các dự án có quy mô lớn.

Xem chi tiết tại đây.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top