Aa

Doanh nghiệp bất động sản lên “dây cót” trong năm 2019 thế nào?

An An
An An pvhongvu@gmail.com
Chủ Nhật, 24/03/2019 - 03:01

Thị trường bất động sản sôi động đồng nghĩa với việc số doanh nghiệp bất động sản tăng lên. Chỉ trong 2 tháng đầu năm nay, số lượng doanh nghiệp bất động sản thành lập mới đã vào khoảng hơn 800, đồng nghĩa với đó các doanh nghiệp cần có định hướng và tìm được hướng đi để có thể tồn tại bền vững.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trên cả nước, ở lĩnh vực bất động sản có số lượng doanh nghiệp thành lập mới trong 2 tháng đầu năm nay là 840 doanh nghiệp, chiếm 5,3% trong tổng số doanh nghiệp được thành lập mới. Riêng tại TP.HCM hiện có khoảng 3.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản. 

Nếu như doanh nghiệp ngoại phần lớn tham gia vào thị trường bằng việc mua lại các dự án đã đưa vào hoạt động, nhằm có thể đạt được lợi tức ngay, thì các doanh nghiệp trong nước lại đẩy mạnh tham gia mua bán và sáp nhập để phát triển dự án nhà ở, khu đô thị mới. Đến nay, thị trường đã phát triển mạnh về mọi phân khúc từ ở, phục vụ hoạt động sản xuất đến đầu tư. bất động sản đã thu hút nhiều nhà đầu tư tham gia vào phát triển dự án.

Bên cạnh các doanh nghiệp có thâm niên phát triển dự án bất động sản, một lực lượng không nhỏ doanh nghiệp các ngành nghề khác cũng nhảy vào thị trường này, bởi lợi tức mà ngành này mang lại. Mặt khác, năm 2019, thị trường bất động sản được dự báo sẽ có một số khó khăn như thiếu quỹ đất ở trung tâm thành phố, phải ra các vùng ven để phát triển dự án, siết tín dụng vào bất động sản, lãi suất có thể tăng nhẹ.

Doanh nghiệp bất động sản lên “dây cót” trong năm 2019 thế nào?

Doanh nghiệp bất động sản lên “dây cót” trong năm 2019 thế nào?

Theo đó, giới phân tích cho rằng, cách huy động nguồn vốn, chuyển hướng phát triển ra các vùng ven, đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng là những bước chuẩn bị của nhiều doanh nghiệp bất động sản trong 2 tháng đầu năm 2019.

Cụ thể là thời gian qua, nhiều doanh nghiệp bắt đầu chú ý hơn đến kênh huy động vốn từ trái phiếu. Tính từ đầu năm 2018 đến nay, nhóm ông lớn như Vingroup (VIC), Vinhomes (VHM), Vinpearl (VPL) cùng với Novaland (NVL), Hoàng Anh Gia Lai (HAG), Đất Xanh (DXG),… và nhiều cái tên khác rục rịch phát hành cũng như công bố kế hoạch về việc chào bán hàng ngàn tỷ đồng trái phiếu cho nhà đầu tư tại thị trường quốc nội lẫn quốc tế để phục vụ nhiều mục đích khác nhau từ huy động vốn phát triển dự án cho đến cơ cấu lại tài chính.

Bên cạnh đó, từ đầu năm 2018 đến nay, nhiều ông lớn bất động sản đã có xu hướng "săn" quỹ đất mới, phát triển dòng sản phẩm mới tại các vùng ven hoặc tỉnh lẻ. Họ có tham vọng phát triển dự án quy mô lớn và cũng sẵn sàng thay đổi sở trường đầu tư để thích nghi với thị trường ở các tỉnh. Theo Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, hiện các dự án phát triển bất động sản mới được triển khai rất mạnh tại nhiều tỉnh như: Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Thanh Hoá, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Đồng Nai, Biên Hoà, Bình Dương, Long An, Kiên Giang và một số tỉnh thuộc miền Tây Nam Bộ.... Đơn vị này cho rằng, diễn biến trên đã phá thế độc tôn về đầu tư và phát triển dự án bất động sản của Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Nha Trang....

Ngoài ra, thị trường cũng ghi nhận sự phát triển của phân khúc nghỉ dưỡng cao cấp, dịch vụ vui chơi, thư giãn, mua sắm…chưa thực sự tương xứng với tiềm năng du lịch của Việt Nam. Do đó, giới phân tích dự báo năm 2019 sẽ là cơ hội để các chủ đầu tư tiếp tục phát triển các mô hình shophouse, condotel… theo hướng hiện đại và thân thiện hơn với khách hàng. Không khó để nhận thấy hàng loạt ông lớn của ngành bất động sản đang tiếp tục lên kế hoạch táo bạo cho mình ở phân khúc này. Điển hình trong đó, tập đoàn FLC, Sun Group, Vingroup, MIK Group và nhiều doanh nghiệp khác đang xúc tiến mạnh mẽ để nhanh chóng đưa các dự án tại Quảng Bình, Hạ Long, Phú Quốc… vào vận hành hoặc triển khai các dự án mới.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top