Aa

Doanh nghiệp địa ốc: Quảng cáo sai để bán hàng, “đầu xuôi nhưng đuôi khó lọt”

Thứ Năm, 01/11/2018 - 14:00

Doanh nghiệp địa ốc: Quảng cáo sai để bán hàng, “đầu xuôi nhưng đuôi khó lọt”; Mua nhà xây dựng trên đất nông nghiệp: Nguy cơ mất "cả chì lẫn chài"; TP.HCM: Đề xuất đất nông nghiệp được bồi thường tối đa bằng 50 lần giá quy định; Hai nhà đầu tư lớn muốn tìm "cá kình" để đẩy 79% vốn tại Vinaconex;... là những thông tin được quan tâm trong 24h qua.

Doanh nghiệp địa ốc: Quảng cáo sai để bán hàng, “đầu xuôi nhưng đuôi khó lọt”

Không chỉ nhân viên các sàn môi giới, một số chủ đầu tư cũng cố tình quảng cáo sai sự thật về dự án của mình nhằm mục đích tăng thanh khoản.

Để lôi kéo khách hàng, nhiều doanh nghiệp “chơi chiêu” nói quá tiện ích sản phẩm trong lúc dự án vẫn chưa hoàn thành. Các tiện ích trong mơ, không gian sống xanh, sạch đẹp mê hồn với đủ các mỹ từ như: “Sống xanh, bể bơi vô cực, giao thông thuận tiện, giá ưu đãi, đẳng cấp, tương đương khách sạn 5 sao…” được vẽ ra trong các tài liệu đồ họa, 3D...

Tuy nhiên, thường những tiện ích được quảng cáo nói trên lại không được đưa vào các điều khoản của hợp đồng mua bán, dẫn đến khi nhận bàn giao nhà, khách hàng chưng hửng vì thực tế khác quá nhiều so với quảng cáo.

Đơn cử như vụ việc tại Chung cư An Gia Star (quận Bình Tân, TP.HCM), trong bản vẽ tổng thể và chi tiết từng phần gửi tới khách hàng, thể hiện rõ ràng dự án có 3 thang máy cho 1 block. Thế nhưng, trong hợp đồng ký và thực tế thì dự án này chỉ có 2 tháng máy cỡ nhỏ cho mỗi block... Việc làm này khiến khách hàng vô cùng bức xúc và đâm đơn khiếu nại.

Dự án King Bay được chủ đầu tư “vẽ” nên khung cảnh tuyệt đẹp, khác xa thực tế.

Dự án King Bay được chủ đầu tư “vẽ” nên khung cảnh tuyệt đẹp, khác xa thực tế.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Mua nhà xây dựng trên đất nông nghiệp: Nguy cơ mất "cả chì lẫn chài"

Như Reatimes đã thông tin, tại 2 con ngõ 207 và 271 Bùi Xương Trạch, nhiều khu đất nông nghiệp được người dân quây tôn kín mít để khai thác hoặc xây kiên cố. Những ngôi nhà, khu đất này vẫn được rao bán dù không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Tình trạng này đã kéo dài cả chục năm nhưng vẫn không được giải quyết triệt để. Trao đổi về vấn đề này, Luật sư Trần Tuấn Anh - Giám đốc Công ty Luật Hợp danh Minh Bạch cho biết, thực trạng người dân không hiểu biết luật pháp, xây dựng công trình trái phép trên đất nông nghiệp mà chưa thực hiện đầy đủ các thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng là điều rất phổ biến hiện nay, không chỉ riêng người dân thuộc tổ dân trong một số con ngõ ở phố Bùi Xương Trạch (phường Khương Đình, Hà Nội). “Thực tế cho thấy quản lý đang quá lỏng lẻo và xử lý pháp luật chưa nghiêm minh ở các trường hợp phát sinh lần đầu, vì vậy mới dẫn đến tình trạng tạo ra tiền lệ cho người dân vi phạm, coi thường pháp luật như vậy", luật sư Trần Tuấn Anh phân tích.

Vị luật sư này cũng nhấn mạnh, tài sản không được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu sẽ rất khó khăn trong việc xác minh nguồn gốc tài sản, do vậy tiềm ẩn rất nhiều rủi ro mà người mua không thể biết được khi giao dịch hợp đồng. Điều này thường gặp ở một số trường hợp như: nhà xây trên đất lấn chiếm, đất đang có tranh chấp, đất phần trăm, đất nông nghiệp, thậm chí một vài trường hợp nhà xây trên đất đã có quyết định thu hồi. Do vậy sau khi mua, chủ mới có thể phải đối mặt với tranh chấp pháp lý bất cứ lúc nào.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Cuộc cạnh tranh mới ở phân khúc biệt thự, nhà phố

Với lượng hàng mới tung ra thị trường tăng vọt trong quý IV/2018, phân khúc biệt thự, nhà phố tại TP.HCM đang bước vào một cuộc cạnh tranh mới.

Theo đánh giá của giới chuyên môn, trong những năm qua, phân khúc biệt thự, nhà phố luôn là “của hiếm” của thị trường bất động sản TP.HCM, bởi đây là phân khúc cao cấp và không phải doanh nghiệp bất động sản nào cũng có thể thực hiện được dòng sản phẩm này.

“Muốn thực hiện được dòng sản phẩm biệt thự, nhà phố buộc doanh nghiệp phải có quỹ đất rộng, lượng tài chính tốt, các dự án ở phân khúc này phải có vị trí giao thông thuận lợi, thiên về thiên nhiên như sông nước, cây xanh...

Trong khi đó, hiện nay, thị trường TP.HCM đang khan hiếm nguồn quỹ đất phát triển dự án, thêm vào đó là việc hạn chế trong việc cấp phép dự án mới đã tạo cho phân khúc này thêm phần khan hiếm nguồn cung mới”, ông Ngô Quang Phúc, Tổng giám đốc Phú Đông Group cho biết.

Tuy nhiên, bước vào quý IV/2018, khi lượng hàng mới tung ra thị trường tăng vọt, các chủ đầu tư bắt đầu phải “vắt chân lên cổ” chạy đua tìm kiếm khách hàng. Các chiến dịch marketing được các doanh nghiệp chú trọng hơn để kéo khách hàng về dự án của mình.

Sản phẩm biệt thự, nhà phố có giá trị cao nên rất kén khách hàng.

Sản phẩm biệt thự, nhà phố có giá trị cao nên rất kén khách hàng.

Xem thông tin chi tiết tại đây

TP.HCM: Đề xuất đất nông nghiệp được bồi thường tối đa bằng 50 lần giá quy định

Sở Tài nguyên - Môi trường TP.HCM vừa có tờ trình lên UBND TP.HCM về hệ số điều chỉnh giá đất nông nghiệp khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn TP.HCM.

Theo đó, đất nông nghiệp và đất không đủ điều kiện công nhận đất ở trên địa bàn thành phố được bồi thường tối đa bằng 50 lần giá đất nông nghiệp do UBND TP.HCM ban hành. Theo Sở Tài nguyên và Môi trường, hằng năm, số lượng các dự án có sử dụng đất cần phải thu hồi để giải phóng mặt bằng theo Nghị quyết của HĐND TP.HCM về điều chỉnh và thông qua danh mục dự án cần thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất là rất lớn.

Do đó, để đẩy nhanh tiến độ, rút ngắn thời gian thực hiện và tiết kiệm chi phí thuê đơn vị tư vấn đối với các dự án có quy mô nhỏ và tại khu vực thu hồi đất không đảm bảo yêu cầu về thông tin, Sở kiến nghị UBND TP.HCM chấp thuận hệ số điều chỉnh giá đất cho từng khu vực để tính bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.

Cụ thể, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đề xuất giá bồi thường đất nông nghiệp trên địa bàn TP được chia thành 5 khu vực khác nhau, mỗi khu vực được quy định hai loại hệ số điều chỉnh tối đa gồm: Một hệ số cho đất nông nghiệp tiếp giáp mặt tiền đường, trong khu dân cư hiện hữu và cùng thửa với đất ở. Một hệ số cho đất nông nghiệp thuần (ở ngoài khu dân cư).

Xem thông tin chi tiết tại đây

Hai nhà đầu tư lớn muốn tìm "cá kình" để đẩy 79% vốn tại Vinaconex

Ngày 22/11, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) sẽ tổ chức 2 phiên đấu giá cho Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) và Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) thoái vốn cổ phần tại Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex – mã cổ phiếu VCG).

Vinaconex và các công ty con tuy không hoạt động kinh doanh xuất sắc nhưng lại có lợi thế tài sản.

Vinaconex và các công ty con tuy không hoạt động kinh doanh xuất sắc nhưng lại có lợi thế tài sản.

Trong đó, phiên đấu giá của SCIC sẽ diễn ra trước lúc 14h40, còn của Viettel sẽ chậm hơn gần 1 tiếng, lúc 15h30.

Theo hình thức đấu giá trọn lô, Viettel bán 94.010.175 cổ phần, tương đương với phần vốn góp hơn 940 tỷ đồng (theo mệnh giá), chiếm 21,28% vốn điều lệ tại Vinaconex. Mức giá khởi điểm 2.002,4 tỷ đồng, tương đương 21.300 đồng/cổ phần.

Trong khi đó, SCIC bán đấu giá 1 lô gồm 254.901.153 cổ phần, tương đương với phần vốn góp hơn 2.549 tỷ đồng (theo mệnh giá), chiếm 57,71% vốn điều lệ tại Vinaconex với mức giá khởi điểm 5.429.394.558.900 đồng/lô, tương đương 21.300 đồng/cổ phần, bằng với giá mà Viettel rao bán.

Như vậy, kể từ năm ngoái, đây là lần thứ 2, SCIC đấu giá bán vốn tại Vinaconex. Trước đó, ngày 7/12/2017, HNX thông báo về kết quả đăng ký mua cổ phần của VCG do SCIC chào bán. Chỉ có 3 nhà đầu tư đăng ký mua cổ phần, bao gồm 1 nhà đầu tư tổ chức và 2 nhà đầu tư cá nhân.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top