Doanh nhân Đỗ Thế Sử: "90 tuổi kinh doanh vẫn chưa muộn"

Doanh nhân Đỗ Thế Sử: "90 tuổi kinh doanh vẫn chưa muộn"

Thứ Tư, 15/05/2019 - 06:00

“Chưa hết trăm năm đã trọn vẹn một chữ Người. Cuộc đời của cụ Sử là minh chứng cho từ Con Người viết hoa!” - Đó là những lời “có cánh” của ông Phạm Sanh Châu — Thời điểm đó là Đại sứ đặc mệnh toàn quyền tại Vương quốc Bỉ và Ủy ban châu Âu  dành tặng vị đại doanh nhân Đỗ Thế Sử.

Và câu nói “Chưa hết trăm năm đã trọn vẹn một chữ Người” cũng là tựa đề mà cụ Đỗ Thế Sử đã từng đặt cho cuốn hồi ký của mình. Dường như, những dòng chữ ấy đã quyện vào cuộc đời của một CON NGƯỜI vẹn toàn tài năng, trí tuệ và tâm đức.

MỘT DOANH NHÂN VĨ ĐẠI

7 năm trước, trong lễ trao tặng kỷ niệm chương “Vì sự phát triển doanh nghiệp” do VCCI tổ chức, có một vị doanh nhân “tóc đã bạc” nhưng đôi mắt vẫn toát lên sự tinh anh khiến bất kỳ ai tham dự đều phải lặng người. Khó ai có thể tin được, một người đã bước sang cái dốc bên kia của cuộc đời vẫn còn đầy minh mẫn đứng ra chỉ đạo, điều hành công việc kinh doanh. Và khó ai có thể tin được, một người khi đã sắp vào độ tuổi 90 nhưng vẫn tràn đầy sự nhiệt huyết, sự tận tâm mỗi ngày cho sự nghiệp, công việc.

Năm đó, cụ Đỗ Thế Sử đã trở thành vị doanh nhân nhiều tuổi nhất đón nhận Kỷ niệm chương “Vì sự phát triển doanh nghiệp”.

Khi trao Kỷ niệm chương cho cụ Đỗ Thế Sử, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI đã phát biểu: “Cụ Sử là một bằng chứng rằng: 14 tuổi kinh doanh cũng chưa phải là sớm và 90 tuổi kinh doanh cũng chưa phải đã muộn…”

Câu chuyện về một vị doanh nhân ngoài 90 tuổi vẫn khởi nghiệp, kinh doanh đã trở thành tấm gương sáng về nỗ lực và cống hiến cho xã hội.

Trong những lần chia sẻ của mình, cụ từng kể, năm 14 tuổi, cụ đã biết “chạy cờ” cho mẹ nên biết buôn tơ với các bà ở Hàng Ngang, Hàng Đào. Đam mê kinh doanh cũng được khơi nguồn từ đó.

Suốt một chặng đường dài trong cuộc đời, chưa bao giờ, chưa khi nào cụ Đỗ Thế Sử dừng lại niềm mơ ước trong kinh doanh. Trong bất kỳ một hoàn cảnh nào, cụ đều tìm kiếm cơ hội, nuôi dưỡng niềm đam mê của mình.

Cụ đã từng trải qua công việc làm chủ nhiệm HTX Cơ khí Tháng Mười đến việc tự mở HTX nhỏ chuyên ngành xén giấy, đóng sổ sách và tổ chức cho cả đàn con vừa học vừa lao động phụ giúp mình trong khoảng thời gian khó khăn. Ngay cả khi về hưu, cụ Sử vẫn chưa khi nào ngừng kiếm tìm và bỏ lỡ cơ hội kinh doanh đến với mình.

Năm 73 tuổi, ở ngưỡng mà nhiều người lựa chọn cuộc sống an yên với con cháu, thì cụ Sử đã quyết định thành lập ông ty may mặc Gamexco sản xuất hàng xuất khẩu. Thời điểm đó, công ty có 300 công nhân ở xưởng tại Hà Nội và ở Hà Nam, Ba Vì.

Dù bước sang tuổi ngoài 90, cụ vẫn vậy! Vẫn đau đáu một niềm khát khao phát triển công ty, được cống hiến, được hiện thực hóa nhiệt huyết kinh doanh đang sôi động chảy trong tim. Cụ vẫn một tay điều hành doanh nghiệp, vẫn miệt mài bên những chiến lược phát triển doanh nghiệp và tập sổ sách dày. Để bồi đắp kiến thức kinh nghiệm mới, cụ không ngừng trau dồi kiến thức và học ngôn ngữ nước ngoài.

Nói về niềm đam mê bất tận đó, cụ từng trải lòng: "Kinh tế là hạ tầng cơ sở của xã hội, là dòng máu nuôi cơ thể. Đất nước vững bền và phát triển thì phải có nền kinh tế khỏe mạnh và phát triển. Nhưng kinh doanh phải có gen và phải say mê nó. Tôi có gen ấy là được truyền từ mẹ tôi. Một người đàn bà thất học nhưng thông minh vô cùng. Bà chỉ nhìn qua bản đồ của xã, huyện là nắm được hết từng thửa ruộng. Không biết chữ nhưng bà tính nhẩm nhanh như cắt và không sai bao giờ".

TRỌN VẸN MỘT CHỮ "NGƯỜI"

Trong cuốn hồi ký “Chưa trọn Trăm năm đã vẹn Một chữ Người”, ở phần lời tựa, tác giả Đỗ Thế Sử có viết: “Con người sinh ra có phải do số phận đã an bài không? Nếu không thì hàng tỷ người trên trái đất, nào có ai giống ai đâu”. Và phải chăng, số phận của cụ gắn liền với sự cống hiến không mệt mỏi cho gia đình, cho xã hội. Cống hiến to lớn nhất của cuộc đời đại lão doanh nhân có lẽ là 11 người con là giáo sư, tiến sĩ, thầy thuốc nhân dân, nhà giáo ưu tú, doanh nhân nổi tiếng, sỹ quan quân đội và thế hệ cháu chắt tài giỏi.

Trong đó, người con thứ 3 của cụ là ông Đỗ Minh Phú – là vị doanh nhân nổi tiếng trong giới thương trường. Ông Đỗ Minh Phú hiện đang là Chủ tịch Hội đồng sáng lập Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI và Chủ tịch HĐQT TPBank.

Dù trả lời phỏng vấn báo chí, cụ từng nói, sự thành công trong thương trường của những đứa con là nhờ dòng máu đam mê kinh doanh trong chính cụ. Nhưng, nếu nghe cụ kể, nếu nhìn cách cụ dạy bảo thế hệ sau thì hẳn ai cũng phải nghiệm ra một điều: “Nếu thiếu đi một môi trường giáo dục tốt thì chẳng thể có những nhân tài như 11 đứa con của cụ ngày hôm nay”.

Cụ kể, khi người vợ của mình mất, cụ đã quyết định từ bỏ công việc hiện tại để dành thời gian thực hiện tốt vai trò của “người cha, người mẹ”, nuôi dạy 9 đứa con. Với cụ Sử, đó là sứ mệnh phải làm, phải nuôi dạy những đứa con của mình thành tài, trở thành công dân có ích cho xã hội.

Khi có ai đó thắc mắc vì sao một người đàn ông lại sẵn sàng chấp nhận bỏ ngang sự nghiệp để về chăm sóc những đứa con, cụ Sử đã khẳng khái trả lời: “Sự nghiệp với đàn ông rất quan trọng, nhưng trước hết phải làm Người đã để lo cho vợ con tử tế. Đóng góp của mỗi người cho xã hội chính bằng sự lương thiện của mình, của gia đình, con cháu mình. Mỗi người, có gia đình đều biết tu thân sửa mình thì xã hội chắc sẽ tốt đẹp hơn lên”.

Để rồi gần 14 năm trôi qua, một người cha đã hy sinh tất cả, để làm tròn hai chữ “thiên chức” của người mẹ, “gà trống” nuôi 9 đứa con thơ dại, đứa nhỏ nhất 2 tuổi và đứa lớn nhất học lớp 10. Vượt qua được những ngày đó, cụ chỉ dựa vào 3 điều: đó là trí tuệ, quyết tâm và đức hay lam hay làm. Đây cũng chính là cách mà cụ đã hóa giải mọi khó khăn vướng mắc của cuộc sống, tự bàn tay ươm những tài năng cho cuộc đời này.

Ngay cả khi có lời đề nghị mang những đứa con của cụ sang nước ngoài để nuôi dạy hộ, cụ đã từ chối. Bởi cụ quan niệm chỉ khi trực tiếp gần con thì mới có thể chia sẻ, chỉ bảo, dạy dỗ con nên người. Chỉ đến khi, đứa con út Đỗ Anh Tú được cử đi học tại Tiệp Khắc (cũ) cụ mới đi bước nữa và tiếp tục dành khoảng thời gian còn lại để sống với niềm đam mê kinh doanh.

Tiếp nối những triết lý sống của người cha, các thế hệ sau, sau nữa của gia tộc họ Đỗ vẫn tiếp tục một lòng tạc dạ ghi thành. Thế hệ sau lại tiếp tục viết tiếp trang sử kinh doanh, nối dài bảng vàng thành công của gia đình.

Với cụ, dù chưa tròn trăm năm, nhưng đã trọn vẹn một chữ “NGƯỜI”. Những gì mà cụ để lại cho đời sau là một áng tuyệt tác về giá trị sống. Những tinh hoa của một con người tài ba, sống có tâm, có tầm sẽ mãi mãi là tấm gương sáng cho thế hệ sau đặc biệt là tầng lớp doanh nhân Việt.

[div pc-style='display:none']

 
[br/]"...Tôi được biết, cụ vốn xuất thân từ một gia đình có truyền thống yêu nước, sớm giác ngộ cách mạng. Khi đất nước còn dưới ách đô hộ của chủ nghĩa thực dân, triết lý “Sống phải cố gắng đóng góp nhiều cho Tổ quốc và đồng bào” đã được cụ và gia đình đề cao. Vì thế, cụ đã tham gia cướp chính quyền, sau đó làm Chủ tịch xã, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh, nhà báo, rồi làm Tổng Biên tập báo của một tỉnh và nay là hoạt động doanh nghiệp…Dù ở cương vị nào, cụ cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình.
 
Trong gia đình, cụ vừa là người cha – vừa là “người mẹ” mẫu mực, tần tảo nuôi dạy những người con khôn lớn, học hành thành đạt; có người đã trở thành giáo sư, tiến sỹ, nhà giáo nhân dân, có người là sỹ quân cấp cao trong quân đội, nhiều người con của cụ là những doanh nhân thành đạt. Con cháu cụ đều nêu gương truyền thống gia đình đã đóng góp tích cực cho sự nghiệp phát triển của đất nước.
 
Nay, dù đã ở tuổi 90 nhưng cụ vẫn sáng suốt, minh mẫn để điều hành Công ty, hoạt động có hiệu quả, có nhiều đóng góp cho xã hội và tạo việc làm cho hàng trăm công nhân. Đó cũng là trường hợp hiếm có ở đất nước chúng ta. Cụ không những là niềm tự hào của con cháu, của dòng họ Đỗ mà còn là niềm tự hào của quê hương, của giới doanh nhân Việt Nam.
 
Người cao tuổi thường là kho báu về kinh nghiệm và kiến thức. Cụ hãy tiếp tục mở kho báu cho con cháu họ Đỗ và các doanh nhân Việt Nam đươc tiếp nhận những tài sản quý giá từ kho báu đó..."
 
Trích thư của Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan gửi cụ Đỗ Thế Sử nhân dịp cụ được nhận Kỷ niệm chương “Vì sự phát triển doanh nghiệp”

[br/]"Câu chuyện về cuộc đời cụ Sử thật xúc động và thật tuyệt vời. Những đỉnh cao mà cụ đạt được khiến chúng ta phải ngưỡng mộ và noi theo.

 - Đỉnh cao thứ nhất là về tinh thần DN:

Đất nước ta có hùng mạnh hay không chắc chắn phụ thuộc vào tinh thần DN của dân tộc ta, phụ thuộc vào từng người mà cụ Sử là một tấm gương.

 - Đỉnh cao thứ hai là giá trị của gia đình:

Trong khó khắn trắc trở của cuộc đời, cụ vẫn giữ được cái đạo của người quân tử, chăm lo cho gia đình và nuôi dưỡng những người con thành tài. Điều này thật không dễ dàng cụ là một tấm gương sáng không chỉ trong gia đình mình mà cho cả doanh nhân và mọi gia đình Việt Nam.

 - Cuối cùng là đỉnh cao về học tập - cá nhân tôi ngưỡng mộ nhất tấm gương học hỏi không biết mệt mỏi của cụ Sử"

[/div]

[div mobile-style='display:none'][/div]
[div mobile-style='display:none'][/div]
[br/]
Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top