Aa

Dự án D28 đô thị Cầu Giấy hóa bãi xe trái phép

Thứ Năm, 27/09/2018 - 20:00

Tập đoàn FPT tiếp nhận dự án D28 (quận Cầu Giấy, Hà Nội) từ Tổng công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Việt Nam (Constrexim Holdings) sau gần 1 thập kỷ “án binh bất động”. Dự kiến, trên khu đất với diện tích 15.800m2 sẽ xây dựng tòa nhà văn phòng FPT. Tuy nhiên, đến nay, khu đất đang bị “hô biến” thành bãi xe, cơ sở kinh doanh trái phép.

Dự án "ngủ yên" nhường chỗ cho những bãi rửa xe 

Khu đất D28 đô thị Cầu Giấy là một trong những khu “đất vàng” hiếm hoi còn sót lại trên địa bàn quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội. Dự án có vị trí rất đắc địa, nằm tại trung tâm khu đô thị mới Cầu Giấy, có 4 mặt giáp với các con đường có mặt cắt 40m và 25m, liền kề với công viên Cầu Giấy.

Được biết, dự án Trung tâm thương mại dịch vụ tại lô đất D28 (D28 Cầu Giấy) đã được TP. Hà Nội giao cho Tổng công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và Thương mại Việt Nam (Constrexim Holdings - CTX) thực hiện từ năm 2008.

Khu đất màu vàng là vị trí dự án D28. Ảnh: Google Maps.

Khu đất màu vàng là vị trí dự án D28. 

Tuy nhiên sau nhiều năm để dự án “đắp chiếu”, đầu năm 2016, dự án được tái khởi động nhờ sự tham gia hợp tác của tập đoàn FPT để xây dựng tòa nhà văn phòng FPT.

HĐQT Công ty cổ phần FPT đã ra Nghị quyết số 01.05/2017/NQ – HĐQTFPT phê duyệt việc thay đổi hình thức hợp tác đầu tư với đối tác là Tổng công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Việt Nam (Constrexim Holdings) tại tòa nhà văn phòng FPT Hà Nội (dự án D28, Khu đô thị mới Cầu Giấy, Hà Nội). Theo đó, FPT mua lại toàn bộ Dự án D28, Constrexim Holdings sẽ là tổng thầu thiết kế và thi công xây dựng toàn bộ phần bê tông cốt thép của công trình.

 

Hai bên đã ký thỏa thuận hợp tác phát triển dự án thành tòa nhà văn phòng và TTTM trên lô đất có ký hiệu D28 Khu đô thị mới Cầu Giấy. Đây sẽ là toà nhà văn phòng lớn nhất trong tổng số 14 toà nhà văn phòng, campus của FPT trên cả nước.

Tuy nhiên, theo ghi nhận của PV Reatimes, hiện nay tòa nhà văn phòng đâu chưa thấy, chỉ thấy nhiều phần đất của dự án đang bị mang ra để kinh doanh trái phép. Nhiều cơ sở sửa chữa xe hơi, cơ khí,… ngang nhiên mọc lên.

Cơ sở kinh doanh trái phép

Cơ sở kinh doanh trái phép "mọc" lên.

Khi được PV hỏi tại sao lại được kinh doanh ở đây thì chủ của cơ sở rửa xe tỏ thái độ lảng tránh và ậm ừ không trả lời. Điều đáng nói ở đây là ban quản lý dự án CTX đều nắm rất rõ các hoạt động diễn ra, nhưng vẫn không có động thái gì và xem đó là chuyện “bình thường”. Có lẽ nhờ có sự “tiếp tay” của ban quản lý, cho đến nay, những cơ sở kinh doanh này vẫn tồn tại, chưa có dấu hiệu bị dẹp bỏ.

Những cơ sở này ngang nhiên hoạt động trong thời gian dài.

Những cơ sở này ngang nhiên hoạt động trong thời gian dài.

Ban quản lý dự án CTX biết rất rõ nhưng

Ban quản lý dự án CTX biết rất rõ nhưng "ngó lơ".

Constrexim Holdings và những “món nợ”
Được thành lập từ năm 1982 theo quyết định của Bộ Xây dựng, Constrexim Holdings (CTX) được coi là anh cả trong ngành Tổng thầu xây lắp, phát triển các dự án bất động sản.

Tuy nhiên, dự án D28 Cầu Giấy không chỉ là dự án duy nhất mà Constrexim Holdings phải bán cho đối tác. Tháng 2/2017, dư luận xôn xao về thông tin dự án Khu du lịch sinh thái biển cao cấp của CTX Holdings tại Quảng Nam cũng đã được “sang tay” cho MBLand. Giữa năm 2011, CTX cũng đã “nhanh tay” chuyển nhượng dự án 39 Nguyễn Đình Chiểu – TP.HCM cho tập đoàn Hòa Phát mà thương vụ này đã bị thanh tra Bộ Xây dựng kết luận sai phạm trong quá trình chuyển nhượng.

dự án D28 Cầu Giấy không chỉ là dự án duy nhất mà Constrexim Holdings phải bán cho đối tác.

Dự án D28 Cầu Giấy không chỉ là dự án duy nhất mà Constrexim Holdings phải bán cho đối tác.

Trong một vài năm gần đây, CTX liên tục gặp khó khăn do các dự án đang trong giai đoạn triển khai, chưa kể các dự án “đắp chiếu” vì nhiều lý do, sai phạm trong quá trình quản lý, sử dụng các khu đất được giao khiến áp lực từ các khoản nợ ngân hàng đến hạn thanh toán ngày càng lớn.

Trong một báo cáo tài chính được kiểm toán, đơn vị kiểm toán là công ty Ernst & Young đã phải nhấn mạnh về khoản gốc và lãi vay ngân hàng quá hạn chưa thanh toán lần lượt là 278,8 tỷ và 16,8 tỷ đồng. Đây là khoản vay tín chấp của CTX tại ngân hàng Eximbank Long Biên và SHB Thăng Long đã quá hạn từ tháng 3, tháng 4 năm 2016. Ngoài ra, công ty cũng có các khoản vay tín chấp gần 50 tỷ đồng đối với các cá nhân trong ban lãnh đạo công ty. Những điều này gây ảnh hưởng đến khả năng hoạt động liên tục của Constrexim.

Đối với dự án D28, Constrexim Holdings đảm nhiệm vai trò tổng thầu thiết kế và thi công xây dựng toàn bộ phần bê tông cốt thép của công trình.Trên thực tế, đây lại là một “bằng chứng” khẳng định cho sự yếu kém của cơ sở này trong việc hoạt động xây dựng khi để các bãi rửa xe, sửa xe ngang nhiên hoạt động. 

Có lẽ, đã đến lúc CTX cần phải xem lại hoạt động của mình? 

Reatimes sẽ tiếp tục thông tin./.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top