Aa

Gia chủ nên cúng ông Công ông Táo bằng cá chép thật hay cá chép giấy?

Thứ Ba, 17/01/2017 - 00:30

Ngày 23 tháng Chạp, gia chủ có bắt buộc phải cúng ông Công ông Táo bằng 3 con cá chép thật hay có thể dùng có chép giấy thay thế? Hãy xem giải đáp của chuyên gia phong thủy để có quan niệm đúng về nghi lễ này.

Nhiều gia chủ chọn cá chép giấy cúng ông Công ông Táo.

Nhiều gia chủ chọn cá chép giấy cúng ông Công ông Táo.

Ngoài mâm cỗ mặn, hương hoa, đèn, trầu cau, 2 mũ Táo ông, 1 mũ Táo bà, bộ quần áo, hia hài, mâm lễ cúng 23 tháng Chạp không thể thiếu là cá chép vàng (cá giấy, cá sống hoặc cá đã làm chín).

Cá chép vàng vốn là loài động vật khi xưa sống trên Thiên đình, do phạm lỗi, nên bị Ngọc Hoàng đày xuống trần gian để tu hành, chuộc lại tội lỗi của mình gây ra. Sau khi tu hành có chính quả, cá chép sẽ hóa thân thành rồng và bay lên trời.

Còn ông Táo là do Thượng đế phái xuống trần gian để theo dõi loài người, xem ai Thiện ai Ác. Ngày 23 tháng Chạp hàng năm, ông bay về trời để bẩm tâu với Ngọc Hoàng mọi việc đã diễn ra trong gia đình gia chủ, đến đêm Giao thừa, ông mới bay trở về. Nhưng muốn bay lên trời, ông Táo phải nhờ đến cá chép đưa đi. Bởi thế, trong các mâm cỗ cúng ông Công ông Táo, không thể thiếu cá chép vàng.

Theo phong tục miền Bắc, người dân còn cúng cá chép còn sống để các ông, bà Táo có phương tiện về chầu trời, với ngụ ý "cá chép hóa long" nghĩa là cá sẽ biến thành Rồng đưa ông Táo về trời. Sau khi làm lễ, cá chép này sẽ được "phóng sinh" (thả ra ao hồ hay ra sông).

Tuy nhiên trong nhiều năm trở lại đây, do công việc bận rộn nhiều gia đình lựa chọn cá chép bằng vàng mã để làm lễ vật cúng ông Công ông Táo.

Theo Giáo sư Đức Thịnh, với các gia đình có điều kiện thì nên dùng cá chép thật để làm lễ và sau đó thả phóng sinh.

"Cá chép thật sau khi làm lễ được thả phóng sinh mang rất nhiều ý nghĩa. Ngoài việc để đưa ông Táo bay về trời theo quan niệm của dân gian thì tục lệ phóng sinh này còn mang tư tưởng của Phật giáo liên quan đến vấn đề môi trường rất sâu sắc.

Tinh thần từ bi theo quan niệm của nhà Phật. Lòng từ bi của nhà Phật không chỉ với loài người mà nó mở rộng ra muôn loài, muôn vật. Triết lý nhà Phật là coi tất cả  muôn loài, kể cả con người cùng chung một bản thể, cội nguồn", GS Thịnh nói.

Đồng quan điểm, Đại đức Thích Thanh Hùng, Trưởng ban trị sự Phật giáo huyện Nam Trực (Nam Định), trụ trì chùa Liên Tỉnh cho rằng, đối với đạo Phật không có quan niệm về dùng cá chép thật hay cá chép giấy để cúng trong ngày 23 tháng Chạp.

Phóng sinh cá chép sau khi cúng ông Công ông Táo là phong tục đẹp.

Phóng sinh cá chép sau khi cúng ông Công ông Táo là phong tục đẹp.

Tuy nhiên, tinh thần từ bi của đạo Phật thể hiện tục phóng sinh. Theo quan điểm của tôi và tục truyền từ xưa các cụ truyền lại thì vẫn lên dùng cá chép thật để cúng ông Táo, sau đó mang ra các ao, hồ, sông, suối để phóng sinh.

Sự phóng sinh đó là một nét văn hóa đẹp và phù hợp với tinh thần từ bi của đạo Phật. Còn cá chép giấy cũng có thể dùng nhưng nó không mang nhiều ý nghĩa...

Trong lễ cúng tiễn ông Công ông Táo, nhiều gia chủ cũng tỉa chân hương (nhang), dọn dẹp bàn thờ để đón năm mới. 

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top